Ukraine sẽ có nhà máy điện hạt nhân mới lớn nhất châu Âu
Ngày 29/1, Bộ Năng lượng Ukraine thông báo sẽ bắt đầu xây dựng 4 lò phản ứng hạt nhân mới trong năm nay.
Nhà máy điện hạt nhân Khmelnytskyi ở Ukraine. Ảnh: Energoatom/TTXVN
Phát biểu trên truyền hình, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko cho biết tất cả 4 lò phản ứng mới sẽ được đặt tại nhà máy điện hạt nhân Khmelnytskyi ở miền Tây nước này. Ông nêu rõ nhà máy Khmelnytskyi sẽ có 2 lò phản ứng được sản xuất theo thiết kế của Mỹ.
Nhà máy Khmelnytskyi được xây từ những năm 1980 và đi vào hoạt động một năm sau thảm họa Chernobyl năm 1986. Nhà máy hiện có 2 lò phản ứng. Từ lâu, Ukraine đã lên kế hoạch xây thêm 2 lò phản ứng, song việc xây dựng đã bị trì hoãn.
Theo kế hoạch, nhà máy Khmelnytskyi sẽ có 2 lò phản ứng AP1000 mới do công ty Westinghouse của Mỹ thiết kế. Các lò phản ứng thứ ba và thứ tư theo kế hoạch trước đó sẽ có thiết kế VVER-1000 của Liên Xô. Bộ trưởng Galushchenko nhấn mạnh với 6 lò phản ứng hạt nhân, đây sẽ trở thành nhà máy lớn nhất ở châu Âu, thậm chí có công suất lớn hơn nhà máy Zaporizhzhia. Quá trình xây dựng sẽ mất nhiều năm, với lò phản ứng thứ ba dự kiến sẽ sẵn sàng đi vào hoạt động trong hơn 2 năm.
Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), kể từ khi xung đột nổ ra, nhà máy điện Khmelnytskyi đã đối mặt với tình trạng mất điện và vỡ cửa sổ do các vụ nổ gần đó. Trong khi đó, nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền Nam Ukraine hiện là nhà máy lớn nhất châu Âu.
Sau khi Nga kiểm soát Zaporizhzhia, nhà máy này đã trở thành mục tiêu của nhiều cuộc tấn công và đã nhiều lần bị ngắt khỏi lưới điện quốc gia Ukraine, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ tai nạn hạt nhân quy mô lớn. 6 lò phản ứng hạt nhân tại đây – sản xuất khoảng 20% điện năng của Ukraine trước khi bùng phát xung đột – đã ngừng hoạt động trong nhiều tháng.
Nga xây dựng nhiều lò phản ứng hạt nhân nhất thế giới
Theo dữ liệu từ hệ thống thông tin lò phản ứng điện của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Nga đang xây dựng nhiều lò phản ứng hạt nhân hơn bất kỳ quốc gia nào.
Nhà máy điện hạt nhân Rostov tại Nga. Ảnh: TASS
Dữ liệu cho thấy thế giới có tổng cộng 58 lò phản ứng điện hạt nhân đang được xây dựng, trong đó có 23 lò do Nga xây dựng.
"Rosatom đang xây dựng nhiều tổ máy điện hạt nhân nhất ở bên ngoài đất nước. Điều thú vị là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Rosatom là ba công ty Trung Quốc: CNNC, CSPI và CGN. Họ đang xây dựng 22 lò phản ứng, nhưng chủ yếu tại Trung Quốc. Mỹ và châu Âu đang tụt lại rất xa ở mục này", ông Alexander Uvarov, Giám đốc tại Trung tâm Atominfo cho biết.
Trước đó, Phó Thủ tướng Nga Aleksandr Novak cho biết chính phủ nước này có kế hoạch tăng tỷ lệ năng lượng hạt nhân trong tổng cơ cấu năng lượng của Nga lên 25% vào năm 2040. Hiện tỷ lệ sản xuất năng lượng hạt nhân của Nga ở mức khoảng 20%.
Theo nhà chức trách, năng lượng hạt nhân rẻ hơn, cần dùng ít nhiên liệu hơn và tạo ra nhiều năng lượng hơn, có lượng khí thải CO2 thấp, đáp ứng đầy đủ mục tiêu khí hậu hiện tại.
Ukraine lên kế hoạch sản xuất nhiên liệu hạt nhân để thay thế Nga ở châu Âu Trong tương lai, Ukraine có kế hoạch cung cấp nhiên liệu hạt nhân cho các nước châu Âu, thay thế nguồn nhiên liệu của Nga. Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia tại Ukraien. Ảnh: Shutterstock Ngày 16/3, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko cho biết quốc gia này muốn sản xuất nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân nhằm thay...