Ukraine sắp nhận được khoản tiền lãi đầu tiên từ tài sản tịch thu của Nga
Công ty thanh toán lớn nhất thế giới Euroclear xác nhận khoản thanh toán đầu tiên từ tiền lãi của các quỹ tài sản Nga bị đóng băng sẽ được thực hiện trong tháng này.
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nga tại Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh truyền hình RT, cơ quan lưu ký và thanh toán có trụ sở tại Brussels này khẳng định họ sẽ tịch thu tiền lãi được tạo ra từ các quỹ Nga bị đóng băng mà họ nắm giữ và sẽ chuyển tiền sang Ukraine.
Trong một tuyên bố ngày 19/7, Euroclear cho biết: “Trong tháng 5/2024, Euroclear sẽ thực hiện khoản thanh toán đầu tiên trị giá 1,55 tỷ euro cho Ukraine sau khi thực hiện quy định gần đây của EU về đóng góp viện trợ”.
Động thái này diễn ra sau nhiều tháng các quốc gia EU và G7 thảo luận về cách sử dụng hàng tỷ USD thuộc về ngân hàng trung ương Nga đã bị phong tỏa do một phần của các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine.
Thông báo này được đưa ra như một phần của báo cáo về kết quả tài chính nửa đầu năm 2024, trong đó tiết lộ rằng tài sản bị phong tỏa của Nga đã tạo ra 3,4 tỷ euro (3,7 tỷ USD) trong số tiền lãi 4 tỷ euro (4,36 tỷ USD) mà cơ quan thanh toán đã tích lũy trong thời hạn sáu tháng.
Video đang HOT
Sau thuế, số tiền thu được lên tới 1,7 tỷ euro (1,85 tỷ USD), trong đó 1,55 tỷ euro (1,7 tỷ USD) sẽ được chuyển đến Ukraine. Phần còn lại sẽ được giữ lại đề phòng những rủi ro hiện tại và tương lai. Tuyên bố cho biết thêm, tổng cộng 836 triệu euro sẽ được trả cho Bỉ dưới dạng thuế doanh nghiệp. Euroclear cho biết họ đang tiếp tục thực hiện các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với tài sản của Nga.
Liên quan đến cuộc xung đột Ukraine, EU đã phong tỏa khoảng 210 tỷ euro (229 tỷ USD) tài sản thuộc sở hữu của ngân hàng trung ương Nga như một phần của lệnh trừng phạt áp đặt lên Moskva. Phần lớn số tiền này được giữ trong kho lưu ký thuộc sở hữu tư nhân. Năm ngoái, Euroclear đã báo cáo tài sản này đã tạo ra khoảng 4,4 tỷ euro (4,8 tỷ USD) tiền lãi trong năm 2023.
Hồi tháng 6, Hội đồng Đối ngoại EU tuyên bố họ sẽ thu được lợi nhuận bất ngờ từ nguồn tài sản của Nga vàchuyển cho Ukraine. Khoản đầu tiên sẽ được sử dụng để mua đạn dược và hệ thống phòng không, đồng thời cho biết thêm rằng 1 tỷ euro khác sẽ được chuyển vào cuối năm nay.
Một số thành viên G7, như Mỹ và Anh, từng đề xuất việc tịch thu hoàn toàn tài sản của Nga. Những lo ngại về tính hợp pháp của động thái như vậy đã dẫn đến quyết định sử dụng tiền lãi từ quỹ tạo ra.
Về phần mình, Nga đã nhiều lần tuyên bố bất kỳ hành động nào được thực hiện đối với tài sản của mình đều sẽ bị coi là “trộm cắp”, nhấn mạnh rằng việc tịch thu tiền hoặc các động thái tương tự sẽ vi phạm luật pháp quốc tế và dẫn đến các biện pháp trả đũa.
Trong tuần này, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo những nỗ lực bất hợp pháp nhằm “cướp bóc” Liên bang Nga sẽ gây ra thiệt hại to lớn cho hệ thống tài chính quốc tế.
Mỹ vạch kế hoạch rút quân khỏi Niger
Các kế hoạch do phía Mỹ trình bày sẽ được Niger thảo luận với mục tiêu đảm bảo việc Washington rời đi sẽ diễn ra trong "những điều kiện tốt nhất có thể, trật tự, an ninh và tuân thủ thời hạn đã đặt ra".
Trước khi Mỹ rút quân khỏi Niger, binh sĩ Pháp cũng bị buộc phải rời khỏi nước này. Ảnh: AFP/TTXVN
Tờ Washington Post dẫn lời các quan chức Mỹ mới đây cho biết, một phái đoàn Mỹ sẽ trình bày với Chính phủ Niger các kế hoạch chi tiết về việc đóng cửa hai căn cứ quan trọng của Lầu Năm Góc và rút toàn bộ binh sĩ Mỹ sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden tiến hành các cuộc đàm phán căng thẳng liên quan đến quyết định của quốc gia châu Phi này về việc chấm dứt sứ mệnh chống khủng bố.
Các quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ, gồm Chris Maier, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách các hoạt động đặc biệt và xung đột cường độ thấp, và Trung tướng Dagvin Anderson, người giám sát việc phát triển lực lượng trong Bộ tham mưu liên quân của Lầu Năm Góc, đã bắt đầu thảo luận với các quan chức Niger trong tuần này.
Các cuộc thảo luận là một diễn biến mới trong cuộc đối đầu kéo dài nhiều tháng về sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Niger và bản chất của mối quan hệ rộng lớn hơn giữa hai nước. Nó xuất hiện khi thủ tướng Niger, được bổ nhiệm sau cuộc đảo chính quân sự năm 2023, cáo buộc Mỹ tìm cách áp đặt các thỏa thuận đối ngoại của quốc gia châu Phi này và đổ lỗi cho Washington về việc phá vỡ mối quan hệ đối tác an ninh quan trọng.
Một số quan chức cấp cao của Nhà Trắng cũng đã thảo luận về việc chuẩn bị rời khỏi hai căn cứ của Mỹ, nơi diễn ra các hoạt động của máy bay không người lái trong khu vực trong hơn một thập kỷ, và việc rút lui của khoảng 1.000 nhân viên Mỹ, bao gồm các binh sĩ, nhân viên dân sự và nhà thầu quốc phòng.
Trong khi các quan chức Mỹ đã hy vọng trong nhiều tháng rằng việc rút quân hoàn toàn có thể tránh được sau quyết định của chính quyền Biden đình chỉ hầu hết viện trợ quân sự do cuộc đảo chính ở Niger, thì giờ đây họ đang phải tiến hành kế hoạch đó. Liệu sự hợp tác có thể tiếp tục một cách nghiêm túc trong tương lai hay không vẫn chưa được biết.
Một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ lưu ý rằng, sau khi lệnh rút quân được đưa ra, sẽ phải mất vài tuần trước khi các gói hàng thiết bị đầu tiên được chuyển đi, nhưng ông này cũng nói rằng binh lính Mỹ có thể được luân chuyển ngay lập tức khỏi Niger.
Chính phủ Niger thông báo, các cuộc đàm phán với Tướng Anderson và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Maier, với sự tham gia của Đại sứ Mỹ tại Niger Kathleen FitzGibbon, thể hiện một bước quan trọng sau quyết định của Niamey vào mùa xuân này nhằm chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ, đánh dấu "bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nước".
Chính phủ Niger cho biết các kế hoạch do phía Mỹ trình bày sẽ được các quan chức nước này thảo luận với mục tiêu đảm bảo việc Washington rời đi sẽ diễn ra trong "những điều kiện tốt nhất có thể, trật tự, an ninh và tuân thủ thời hạn đã đặt ra".
Một quan chức Mỹ thứ hai xác nhận Mỹ đang tập trung vào việc đánh giá những thiết bị nào phải được vận chuyển khỏi Niger khi lực lượng của họ rút đi và những gì có thể được để lại. Ông cho biết những quyết định đó sẽ phụ thuộc một phần vào giá trị và tính nhạy cảm của từng loại trang thiết bị - chẳng hạn như vũ khí, đạn dược và thiết bị liên lạc phải được chuyển đi, nhưng những thứ như phương tiện hoặc thiết bị xây dựng có thể để lại.
Trong khi đó, lực lượng Mỹ có rất ít tương tác với đội quân Nga đang đóng cùng một căn cứ không quân nơi một số quân nhân Mỹ đồn trú. Quyết định của Niger mời quân đội Nga tới khi mối quan hệ quân sự với Washington đang xấu đi là một điểm bất đồng khác với Mỹ, quốc gia đang vướng vào cuộc đối đầu lớn với Moskva liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Các quan chức Mỹ có kế hoạch yêu cầu phía Niger giúp họ đảm bảo rằng các thiết bị hoặc cơ sở nhạy cảm không rơi vào tay Nga sau khi họ rút đi. Cùng với đó, Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách thiết lập các cơ sở thay thế nhằm đối phó với phong trào Hồi giáo cực đoan đang gia tăng ở Sahel. Nếu không có căn cứ ở Niger, Mỹ sẽ khó có thể ngăn chặn mối đe dọa do các nhóm có liên hệ với al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo tự xưng gây ra.
Một quan chức Mỹ tiết lộ Washington đang tìm kiếm "các đối tác sẵn sàng", tập trung vào Bờ Biển Ngà và Nigeria như những khả năng tiềm năng. Chỉ huy Bộ Tư lệnh châu Phi của Mỹ, Tướng Thủy quân lục chiến Michael Langley, đã có chuyến thăm tới các quốc gia này trong tháng qua.
Ukraine triển khai hơn 100 UAV tập kích mục tiêu Nga Quân đội Nga thông báo đánh chặn ít nhất 102 máy bay không người lái (UAV) được Ukraine nhắm bắn vào các mục tiêu của Nga ở bán đảo Crimea và nhiều khu vực khác. Bộ Quốc phòng Nga ngày 17/5 thông báo phòng không nước này đánh chặn 51 UAV tự sát trên bầu trời bán đảo Crimea, 44 chiếc tại vùng...