Ukraine sẵn sàng thỏa hiệp, tố Nga có ý định chia cắt như hai miền Triều Tiên
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói sẵn sàng thỏa hiệp về tình trạng của vùng Donbass trong khi lãnh đạo tình báo nước này tố cáo Nga có ý định chia cắt Ukraine như bán đảo Triều Tiên.
Trả lời phỏng vấn giới nhà báo Nga ngày 27.3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng ông sẵn sàng đàm phán về tình trạng trung lập, những đảm bảo an ninh, tình trạng phi hạt nhân của Ukraine, theo Reuters.
Xe tăng của lực lượng thân Nga tại thành phố Dokuchaievsk thuộc vùng Donetsk. Ảnh REUTERS
“Đây là điểm quan trọng nhất trong cuộc đàm phán. Điểm này có thể hiểu được đối với tôi và đang được thảo luận, nghiên cứu kỹ lưỡng”, ông Zelensky nói.
Nhà lãnh đạo cho biết đang thảo luận về vấn đề sử dụng tiếng Nga tại Ukraine nhưng nhấn mạnh Ukraine từ chối bàn về một số yêu cầu khác của Nga như phi quân sự hóa. Ông Zelensky khẳng định không thể đạt thỏa thuận hòa bình nếu không ngừng bắn và rút quân.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ông nói rằng sẵn sàng “thỏa hiệp” về tình trạng của vùng Donbass và loại trừ khả năng dùng vũ lực tái chiếm vùng do phe ly khai kiểm soát.
Trong khi đó, Tổng cục trưởng Cục tình báo quân sự Ukraine Kyrylo Budanov tin rằng lãnh đạo Nga muốn chia cắt Ukraine thành hai phần như tình trạng hậu chiến tại bán đảo Triều Tiên.
Theo ông Budanov, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cân nhắc lại mục tiêu tại Ukraine sau khi không thể nhanh chóng kiểm soát Kyiv. “Ông ấy đã thay đổi hướng hoạt động chính về phía nam và đông. Có lý do để tin rằng ông ấy đang cân nhắc một ‘kịch bản Triều Tiên’ cho Ukraine”, ông Budanov nói.
Các quan chức tại Kyiv dự đoán binh sĩ Nga đang tấn công thủ đô và Kharkiv sẽ rút về phía đông trong 2 tuần nữa, theo The Guardian.
Ông Oleksii Arestovych, cố vấn tổng thống Ukraine nhận định: “Họ nhận ra rằng họ sẽ không thể kiểm soát các thành phố lớn, họ sẽ công bố việc hoàn thành giai đoạn đầu tiên của ‘chiến dịch đặc biệt’ và bắt đầu giai đoạn hai – ‘giải phóng Donbass’”, ông Arestovych nói.
Vị quan chức cho rằng kế hoạch trước mắt của Nga là bao vây lực lượng Ukraine tại Donbass, kiểm soát hoàn toàn Mariupol và miền nam. “Nếu họ mất Kherson (thành phố phía tây Mariupol), toàn bộ việc kiểm soát Mariupol sẽ sụp đổ, và sẽ không còn việc kiểm soát Kyiv, Kharkiv hay Odessa”, ông Arestovych dự báo.
Nga chưa bình luận về nhận định của hai quan chức Ukraine. Những nhận định này được đưa ra sau khi lãnh đạo Leonid Pasechnik của phe ly khai tự xưng “Cộng hòa Nhân dân Luhansk” thông báo trong tương lai gần sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc gia nhập Liên bang Nga.
EU gia tăng sức ép với Nga sau chiến sự ở Ukraine
Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ đối với các quan chức Nga sau chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: AP).
Reuters dẫn lời một quan chức EU hôm nay 25/2 cho biết EU đang lên kế hoạch cho đợt trừng phạt thứ 3 nhằm vào Nga. Đại sứ của 27 nước thành viên EU đã nhất trí đóng băng tài sản tại châu Âu của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.
"Chúng tôi đang xúc tiến nhanh nhất có thể", quan chức EU giấu tên cho biết, đồng thời cảnh báo EU cũng có thể nhắm mục tiêu "nhiều hơn" tới các nhà tài phiệt Nga.
Các biện pháp trừng phạt của EU cũng sẽ nhắm vào giới tinh hoa Nga, gây khó khăn cho hoạt động đi lại của các nhà ngoại giao. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU đã chọn phương án không hạn chế nhập khẩu năng lượng của Nga, hoặc cắt Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire, người chủ trì một cuộc họp của các đối tác EU tại Paris để thảo luận về các hậu quả kinh tế, cho biết việc loại bỏ Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế vẫn là một lựa chọn, nhưng chỉ là phương án cuối cùng.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hối thúc châu Âu hành động nhanh chóng và mạnh mẽ hơn trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow. Ông Zelensky đề xuất các biện pháp như cấm công dân Nga vào EU, cắt Nga khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu và cấm vận dầu khí của Nga.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 24/2 công bố lệnh trừng phạt mới mà ông mô tả là sẽ gây ra "hậu quả nghiêm trọng với nền kinh tế Nga, ngay lập tức và trong thời gian dài hạn". Lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực công nghệ của Nga, bao gồm cắt giảm hơn một nửa nhập khẩu công nghệ của nước này, cũng như các ngành công nghiệp vũ trụ, hàng không và quân sự.
4 ngân hàng Nga với tổng tài sản hơn 1.000 tỷ USD sẽ bị trừng phạt và tài sản của những ngân hàng này tại Mỹ cũng bị đóng băng. Mỹ cho biết, họ trừng phạt vào một số nhân vật thuộc tầng lớp tinh hoa của Nga và các thành viên gia đình. Tổng thống Biden cũng để ngỏ khả năng có thể trừng phạt Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Động thái trừng phạt của Mỹ và phương Tây được thực hiện sau khi Nga ngày 24/2 tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Đông Ukraine nhằm bảo vệ 2 khu vực ly khai mà Moscow công nhận vài ngày trước đó. Ukraine chỉ trích động thái của Nga và cắt quan hệ ngoại giao với Moscow.
Ngoại trưởng Ukraine hôm 22/2 kêu gọi thế giới dùng tất cả sức mạnh kinh tế để trừng phạt Nga vì công nhận độc lập của 2 vùng ly khai. Tổng thống Putin tuyên bố các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga là vô ích. Ông nói rằng Nga khó tránh khỏi các lệnh trừng phạt của phương Tây bởi chúng không nhằm làm thay đổi hành vi của Moscow, mà nhằm cản trở sự phát triển kinh tế của Nga.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết Moscow vẫn có khả năng đối phó các lệnh trừng phạt từ phương Tây nhờ dự trữ vàng và ngoại hối lớn.
Rộ tin 400 lính đánh thuê được cử đi ám sát ông Zelensky, bạn thân lo ngại ông không biết dùng súng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã sống sót sau ít nhất 3 lần bị ám sát, nhưng giờ đây 400 lính đánh thuê Wagner được cho là đang tiếp tục được cử đi ám sát ông, ông Nicola Sderlund, người bạn thân và đồng nghiệp của Tổng thống Zelensky cho biết. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhiều lần thoát ám sát. Ảnh...