Ukraine rối loạn: Mỹ, Nga, NATO điều binh áp sát
Mỹ đã lên kế hoạch đưa 4.500 quân đến Ba Lan để ủng hộ đồng minh. Trong khi đó, Ba Lan tiếp tục xin Mỹ tăng viện thêm 10.000 quân nữa.
Hiện diện quân sự gia tăng ở Đông Âu
Thanh Niên dẫn thông tin từ Đài Tiếng nói nước Nga cho biết, Tư lệnh Tối cao quân đồng minh châu Âu của NATO, tướng Philip Breedlove công bố, NATO lên kế hoạch chuyển một lữ đoàn 4.500 lính Mỹ từ căn cứ Fort Hood ở bang Texas (Mỹ) đến Ba Lan.
Kế hoạch trên được đáp ứng theo yêu cầu của Ba Lan, một thành viên của NATO, và là quốc gia có biên giới giáp với Belarus – một đồng minh của Nga và miền Tây Ukraine. Ngoại trưởng Ba Lan Radoslav Sikorski cho rằng Ba Lan cần nhiều hơn sự quan tâm an ninh liên quan đến diễn biến của cuộc khủng hoảng địa chính trị Ukraine.
Tuy nhiên, 4.500 quân Mỹ là chưa đủ khi Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak trước đó cho biết Ba Lan đề nghị Mỹ gửi 10.000 quân đến nước này sau cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hồi qua.
Lầu Năm Góc đến nay vẫn chưa công bố thông tin liệu Mỹ sẽ gửi quân theo đúng nguyện vọng của Ba Lan hay không. Song kết quả sẽ được Lầu Năm Góc công bố vào cuối tháng 4. Tuy nhiên, Ba Lan đang rất kỳ vọng vào điều này bởi NATO vừa tuyên bố sẽ mở rộng ảnh hưởng và hiện diện quân sự của mình trước những động thái được cho là gây hấn của Nga.
Quân đội Mỹ và tên lửa Patriot trong căn cứ quân sự của Ba Lan
Trước đó, NATO đã quyết định triển khai thêm một đơn vị phản ứng nhanh gồm 4 tàu chiến các loại tại biển Baltic. Đồng thời, kế hoạch triển khai thêm máy bay tuần tra và chiến đấu cơ tại các căn cứ Đông Âu cũng được NATO thông qua.
Có thể thấy, liên minh quân sự này đang thực hiện tuyên bố “mở rộng” của mình một cách nghiêm túc và nhanh chóng, bất chấp mọi chỉ trích và đe dọa của Nga.
Dù sa lầy cũng phải điều quân!
NATO lo ngại việc can thiệp quân sự của Nga sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh chóng vánh, và với sức mạnh như hiện tại, chỉ sau vài tiếng, chính phủ Kiev lâm thời mà phương Tây mất nhiều tiền của dựng lên sẽ trở thành mây khói, và Nga một lần nữa nắm quyền chủ động cho việc bầu ra chính phủ lâm thời Ukraine.
Đến lúc này, Nga vừa có thể đòi nợ từ chính hầu bao của phương Tây, lại có thể triệt tiêu cái gai trong mắt là chính phủ tạm quyền Kiev.
Đồng thời, nhìn vào cục diện Ukraine, đã có một khái niệm gọi là “tiền lệ Crimea” để cho đông và đông nam quốc gia này noi gương. Không có gì đảm bảo sẽ không có những phiên bản Crimea khác tại các quốc gia Đông Âu sát Nga. Ba Lan, Estonia, Latvia…
Việc Ba Lan hay các quốc gia kể trên lo ngại là có cơ sở, đồng nghĩa với việc NATO tăng cường hiện diện quân sự là điều phù hợp. NATO đang muốn tạo một sức ép đủ lớn để Nga không thể té nước theo mưa, tái diễn một cục diện như Liên Xô trước đây.
Không quân NATO di chuyển bổ sung lực lượng đến các căn cứ tại Đông Âu
Đến nước này, Mỹ đã không thể đứng ở vị trí an toàn với chiêu bài trừng phạt kinh tế. Nếu như luôn giương cao lá cờ bảo vệ đồng minh, thì đây là thời điểm để Mỹ chứng tỏ những gì mình tuyên bố không phải là lời nói gió bay. Dù có phải sa lầy, thì đến nước nay Mỹ cũng đành sắn tay áo mà tham gia.
Nga đang muốn Trung Quốc “vây Ngụy cứu Triệu”
Video đang HOT
Trước những hành động điều quân dồn dập của NATO, ngày 20/4/2014, người phát ngôn của Điện Kremlin đã thông báo: “NATO đang thực hiện hàng loạt bước đi sai lầm, và họ sẽ phải trả giá cho hành động đó.”
Phát ngôn của điện Kremlin như tăng thêm khẳng định cho lời nói của ông Putin trước đó trên truyền hình: “Đối diện với sự mở rộng của NATO, họ nghĩ rằng đang làm cho nước Nga nghẹt thở, nhưng không, chúng ta sẽ làm cho họ tự nghẹt thở, không có lý do gì khiến Nga phải sợ điều này.”
Nước Nga liên tục khẳng định họ không có ý định gì với miền đông Ukraine, và những hành động điều quân của họ sát biên giới nước này là hoàn toàn bình thường, như lời người phát ngôn của Điện Kremlin đã tuyên bố hôm 19/4: “Nước Nga có một vùng lãnh thổ rộng lớn, và việc điều động quân đội, bao gồm cả vùng biên giới sát Ukraine là điều dễ hiểu.”Moscow tiếp tục tỏ thái độ cứng rắn với NATO, điều này hứa hẹn sẽ không có động thái nào nhằm giảm nhiệt và chỉ liên tiếp có những sự leo thang, đe dọa, gây sức ép lẫn nhau giữa hai thế lực.
Tuy nhiên, nước Nga vẫn để ngỏ khả năng can thiệp quân sự vào Ukraine nếu chính quyền Kiev đàn áp người biểu tình thân Nga bằng vũ lực. Chính động thái này của Nga khiến NATO không hề yên tâm.
Nhìn lại cục diện Ukraine thời gian qua, đặc biệt là tình hình miền đông hai tháng gần đây, Nga luôn chứng tỏ mình là một cường quốc lịch sự, tôn trọng quyền tự quyết của người dân Ukraine, và mọi hành động chỉ nhằm đảm bảo quyền lợi của mình tại quốc gia này.
Vũ khí hạng nặng của Nga dồn về biên giới Ukraine
Phân tích sâu về cuộc đàm phán bốn bên vừa qua, có thể thấy rằng tuy ngồi chung bàn đàm phán nhưng Nga chưa bao giờ công nhận Kiev là một chính quyền hợp pháp của Ukraine, và dù chủ quan của Nga hay khách quan thế giới, thì Kiev cũng không thể nào khuất phục được miền đông và đông nam quốc gia này.
Một điều cần chú ý, trong cuộc đàm phán không có sự hiện diện của người miền đông và đông nam. Như vậy, mọi thỏa thuận giữa Nga và các bên không hề có giá trị áp dụng với lực lượng biểu tình này.
Vậy là Nga đã nhất tiễn hạ song điêu, vừa gỡ được chiếc mũ của sự giật dây mà phương Tây đang chụp lên đầu mình, vừa đẩy vấn đề giữa hai miền Ukraine rơi vào trạng thái đấu tranh nội bộ, tự giải quyết. Đồng thời, quốc gia nào can thiệp vào Ukraine sâu hơn sẽ nhận lấy chính cái mũ mà Nga vừa gỡ ra.
Việc ngồi đàm phán và gia hạn trả nợ thêm 1 tháng, cũng như tạo sức ép để Kiev hoãn chiến dịch đàn áp biểu tình của mình đến sau lễ phục sinh, cũng chỉ như một nước câu giờ. Lực lượng thân Nga cần thời gian để lớn mạnh về cả tổ chức, lực lượng, vũ khí… và Moscow dành tặng cho họ khoảng thời gian này.
Đến lúc đó, Nga chẳng cần can thiệp quân sự cũng đủ để tạo thế giằng co giữa hai bên. Khi miền đông đủ sức mạnh để tạo thành đối trọng với Kiev, thậm chí sẽ có nội chiến, các bên buộc phải có những cuộc đàm phán khác, nhưng thành phần lúc này trở thành đàm phán năm bên với sự tham gia của chính quyền miền đông.
Đàm phán bốn bên với thỏa thuận 6 điều ngày càng mất đi tính thực tế
Nga còn tính đến những bước dài hơi hơn, nếu bản thân một nước Nga không đủ sức tạo thế cân bằng, chứ chưa nói đến lợi thế trên bàn đàm phán, Nga tiếp tục lôi kéo sự ủng hộ của các cường quốc khác. Việc Nga tăng cường hợp tác kinh tế, quân sự với Trung Quốc đã góp phần lôi kéo cường quốc châu Á này vào cục diện Ukraine.
Bước chuẩn bị này tạo cho Nga sự yên tâm trong hai trường hợp. Một là nếu can thiệp quân sự vào Ukraine, Nga sẽ được sự tương trợ của Trung Quốc trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Hai là, Trung Quốc tạo thêm sức ép với các đồng minh Mỹ tại biển Hoa Đông hoặc Biển Đông, buộc Mỹ phải nhượng bộ Nga ở Đông Âu. Thực chất, Moscow đang muốn mượn tay Trung Quốc thi triển kế “vây Ngụy cứu Triệu.
NATO không thiếu những cái đầu giỏi, và họ thừa khả năng nhìn thấy những toan tính này của điện Kremlin. Họ buộc phải đánh cược vào quân bài của họ là chính quyền Kiev, còn mọi hành động hiệu quả nhất lúc này chỉ là tác động tầm xa như hỗ trợ kinh tế, quân sự, đàm phán…
Và việc đổ thêm quân vào Đông Âu ngoài gây sức ép với Nga, ủng hộ Kiev, cũng nhằm tác dụng cảnh cáo Moscow rằng họ đã đi quá xa. Một Crimea đã đủ để NATO không thể yên lặng, tiến xa hơn chỉ khiến con gấu Nga phải đối diện với một bầy sói đoàn kết và giận dữ.
Theo Báo Đất Việt
Chính biến Ukraine: Nga đang xuống nước hay mở đường?
Cuộc đàm phán đã chính thức bắt đầu. Song song với những vấn đề nghị sự trên bàn đàm phán, các bên liên tiếp có những động thái tương tác với nhau.
Nóng từ ngày đàm phán đầu tiên
Ngày 17/4/2014, lần đầu tiên bốn bên liên quan tới vấn đề Ukraine đã ngồi lại với nhau tại Geneva (Thụy Sĩ) nhằm tìm ra một phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết dứt điểm tình trạng khủng hoảng ngày càng tồi tệ ở đất nước Đông Âu này.
Tham gia cuộc đàm phán là Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngọi trưởng Andriy Deshchytsya, và Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu, Catherine Ashton.
Dù hôm 16/4, Ngoại trưởng Đức đã lên tiếng nhận định, cuộc đàm phán này "không được phép thất bại" nhưng bản thân những bên liên quan, khi đặt chân vào phòng nghị sự, tất cả đều tin rằng sẽ không có nhiều hi vọng về một thỏa thuận chung đạt được thông qua đàm phán lần này.
Ngay khi vừa đến Thụy Sĩ, Ngoại trưởng tạm quyền Ukraine, ông Deshchytsya đã kêu gọi Nga ngừng ngay việc ủng hộ "lực lượng khủng bố" tại miền đông nước này. (Theo cách gọi của Kiev dành cho những người biểu tình thân Nga chống chính quyền trung ương).
Từ trái sang, đại diện của Ukraine, EU, Nga, Mỹ tại đàm phán bốn bên
Vị Ngoại trưởng này còn lớn lối đưa ra hàng loạt các yêu cầu mà có nằm mơ Nga cũng không bao giờ chấp nhận như kêu gọi Nga xác nhận khu vực Crimea là lãnh thổ không thể tách rời của Ukraine. Trong khi Nga vừa nhọc công nhọc sức mới đưa được Crimea trở về với mình.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích Chính quyền Mỹ ủng hộ cuộc chiến do Chính quyền lâm thời ở Ukraine phát động nhằm vào chính người dân nước này, một tín hiệu cho thấy sẽ không có sự nhượng bộ từ phía Nga trong cuộc đàm phán bốn bên.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimia Putin cảnh báo chiến dịch quân sự mà Chính quyền mới ở Ukraine vừa phát động ở miền Đông trên danh nghĩa "chống khủng bố" đang đẩy nước này đến bờ vực nội chiến.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Nga cũng đã nhắc khéo về vấn đề an ninh năng lượng của EU trước bối cảnh Kiev không trả nợ và Nga sẵn sàng hủy hợp đồng xuất khẩu khí đốt với quốc gia này.
Ngay từ ngày đầu tiên hội đàm, với những quan điểm còn đầy mâu thuẫn như vậy, nếu không có các bước tiến đáng kể bên ngoài phòng nghị sự, thì Hội nghị Geneva về Ukraine này, theo ngôn ngữ ngoại giao chỉ có thể "mang tính xây dựng", hoặc nói trắng ra là thất bại.
Ukraine đang yêu cầu những điều Nga không thể chấp nhận
Sẽ có người phải xuống nước
Song song với những gì bày ra trên bàn đàm phán, phía bên ngoài, cụ thể là tại Ukraine, hàng loạt động thái giữa các bên cho thấy bắt đầu có những sự chuyển biến mang tính tích cực và thân thiện hơn.
Chủ tịch Quốc hội Ukraine Oleksandr Turchynov hôm 17/4 cho biết quốc hội nước này đang thảo luận Bản ghi nhớ về việc giải quyết hòa bình tại các tỉnh miền Đông và các nghị sĩ mong muốn thông qua một cách nhanh chóng nhất, thậm chí là trong ngày.
Ông Turchinov thông báo: "Chúng tôi đã thảo luận với nghị sĩ của tất cả các Đảng và đề nghị đưa ra khuôn khổ cho những nỗ lực xử lý hòa bình tại Donetsk. Chúng tôi ủng hộ việc sử dụng tất cả khả năng để giải quyết hòa bình vấn đề, và chúng tôi ủng hộ tất cả các công dân, dù họ sống ở Donetsk hay Lvov. Chúng tôi lắng nghe ý kiến của người biểu tình."
Động tác này của Ukraine như minh chứng rõ nét nhất cho việc trước đó, Kiev đã từng tuyên bố sẽ xem xét vấn đề thay đổi hiến pháp về thể chế liên bang và trao thêm quyền cho miền đông.
Như vậy, yêu cầu của Nga mang đến cuộc đàm phán đã được Ukraine phần nào xuống nước để đón nhận sự mở lòng hơn từ phía đối phương.
Trong khi đó, EU cũng có lời hồi đáp đến lá thư của Tổng thống Putin gửi 18 nước châu Âu về vấn đề năng lượng. Trong lời đáp có nội dung, EU sẵn sàng hợp tác với Nga để giải quyết khủng hoảng Ukraine, đảm bảo an ninh năng lượng cho toàn khu vực.
Quân đội Ukraine triển khai đến miền đông
Và để minh chứng cho việc châu Âu đã có lòng, Nga đành có dạ, Moscow trong ngày 17/4 cũng tuyên bố sẵn sàng gia hạn trả nợ cho Ukraine. Phát biểu trong buổi trả lời trực tuyến được phát trên truyền hình, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Moskva sẵn sàng cho Ukraine 1 tháng để thanh toán nợ khí đốt sau đó sẽ tiến tới yêu cầu thanh toán trước.
Ông Putin nói: "Chúng tôi có thể làm điều đó (đòi nợ) trong hôm nay, song sẽ chờ thêm 1 tháng nữa."
Như vậy, ông chủ điện Kremlin đã mở cho Ukraine một cơ hội, và cũng nhằm mở đường cho các giải pháp về vấn đề tài chính mà Ngoại trưởng của ông đang phải đối mặt với ba bên còn lại tại Geneva.
Muối bỏ bể
Tuy nhiên, để Geneva có bước tiến quan trọng, các bên còn cần nhiều hơn nữa sự kìm chế và giảm bớt những mưu cầu lợi ích của mình.
Bởi vấn đề tài chính có thể được dễ dàng giải quyết, nhưng những cái đầu nóng của người lãnh đạo mới khiến cục diện khó suy chuyển. Tại miền đông, súng vẫn nổ và chiến dịch chống khủng bố của Kiev vẫn được tiến hành đều đặn, bất chấp những nỗ lực đàm phán của các Ngoại trưởng.
Quân đội Ukraine triển khai đến miền đông
Trong khi đó, Nghị viện châu Âu (EP) vẫn buông lời hối thúc Liên minh châu Âu (EU) tăng cường và siết chặt các biện pháp trừng phạt Nga.
Tại một nghị quyết không mang tính ràng buộc, các thành viên EP khẳng định EU cần hành động "chống lại các công ty Nga và chi nhánh của những công ty này, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, và các tài sản của Nga tại EU."
Mỹ cũng tuyên bố sẽ tăng cường siết chặt những hình thức trừng phạt kinh tế đối thủ Nga. Trong khi đó, Tổng thống Putin kêu gọi các quốc gia phương Tây ngừng kích động bạo lực tại Ukraine và thẳng thắn chỉ trích Mỹ đang làm rối loạn tình hình nước này.
Có thể nói, đã có những sự xuống nước nhất định, mở ra nhiều cơ hội tốt đẹp cho đàm phán bốn bên. Tuy nhiên, những động thái này có thể chỉ như "muối bỏ bể" với những gì đang diễn ra tại miền đông Ukraine.
Theo Báo Đất Việt
Nhật Bản, Triều Tiên tiếp tục đàm phán với một vài dấu hiệu tích cực Ngày 31/3, các quan chức cấp cao của Bắc Triều Tiên và Nhật Bản bắt đầu ngày thứ hai cuộc đàm phán tại Bắc Kinh với một vài dấu hiệu tích cực, sau sự thay đổi trong cách xử lý của Bình Nhưỡng về vụ bắt cóc công dân Nhật Bản trong quá khứ. Cuộc đàm phán cấp chính phủ Nhật- Triều ngày...