Ukraine quyết định dùng vũ lực trấn áp với miền đông
Tổng thống tạm quyền Ukraine Aleksandr Turchinov tuyên bố mở chiến dịch trấn áp người biểu tình ở vùng Donetsk, phía đông Ukraine.
Người biểu tình ở vùng Donetsk, phía đông Ukraine
“Chiến dịch chống khủng bố bắt đầu vào đêm thứ hai”, hãng tin RT dẫn lời Turchynov nói. “Mục tiêu của các hành động này là bảo vệ công dân Ukraine”.
Quyết định được đưa ra sau thời hạn chót mà tổng thống đưa ra để những người biểu tình – đang chiếm nhiều trụ sở an ninh và hành chính ở miền đông nước này – hạ vũ khí. Tối hậu thư của Turchynov trước đó ra điều kiện cho người biểu tình phải đầu hàng trước 6h GMT hôm qua.
Theo ông Turchynov, chiến dịch trấn áp này cũng nhằm ngăng chặn “những âm mưu chia cắt Ukraine”.
Yêu sách của người biểu tình ở các thành phố miền đông là trao nhiều quyền tự chủ hơn nữa cho địa phương, liên bang hóa Ukraine, tổ chức trưng cầu dân ý về độc lập và khả năng gia nhập Nga. Một nhóm người ở Donetsk còn tuyên bố thành lập một nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk, độc lập với chính quyền ở Kiev.
Người biểu tình ở miền đông phản đối chính quyền mới được lập nên tại Kiev sau phong trào biểu tình Maidan của những người thân phương Tây.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bình luận rằng quyết định mở chiến dịch của chính phủ ở Kiev là không thể chấp nhận được. Theo ông Lavrov, chìa khóa để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine là cải cách hiến pháp có tính đến lợi ích của tất cả các vùng ở Ukraine.
Video đang HOT
Một đoạn video trên Youtube hôm nay cho thấy dân chúng ở Rodinskoye thuộc tỉnh Donetsk đã chặn một chiế xe tăng. Chiếc tăng này được cho là tới từ Kiev, nhằm tham gia chiến dịch trấn áp người biểu tình ở các thành phố miền đông.
Cùng ngày, tiểu đoàn đầu tiên thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine đã rời Kiev để đến miền đông nam, ông Andrey Parubiy, chủ tịch Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine cho biết. “Tiểu đoàn gồm cả các thành viên tự nguyện thuộc đội quân tự vệ Maidan”.
Trong một diễn biến khác, các phần tử cực hữu thuộc đảng Right Sector đã xông vào chiếm trụ sở đảng Cộng sản Ukraine tại thành phố miền tây Sumy, đánh đập người đứng đầu ủy ban đảng này ở thành phố. Một cơ sở tương tự ở thành phố Rovno cũng bị chiếm.
Theo Xahoi
Tổng thống và Thủ tướng Nga đồng loạt cảnh báo Ukraine
Tình trạng leo thang nghiêm trọng trong cuộc khủng hoảng Ukraine gần như đã đặt đất nước này bên bờ vực của cuộc nội chiến, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua (15/4) đã nói như vậy với nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel. Trước đó, Thủ tướng Dmitry Medvedev cũng đã cảnh báo về tình trạng ngấp nghé trên bờ vực nội chiến của Ukraine.
Tổng thống Putin
Hai nhà lãnh đạo Nga và Đức đã có cuộc điện đàm thảo luận về hội nghị 4 bên sắp tới về tình hình Ukraine, trong đó có sự tham gia của Nga, Ukraine, Liên minh Châu Âu (EU) và Mỹ. Cuộc đàm phán này dự kiến diễn ra vào thứ Năm tới (17/4) ở Geneva.
Văn phòng báo chí của nữ Thủ tướng Merkel cho biết, bất chấp một số những khác biệt về ý kiến giữa hai bên, cuộc điện đàm giữa bà Merkel với Tổng thống Putin vẫn tập trung vào chủ đề chính là cuộc đàm phán 4 bên vào ngày mai.
"Trong khi có sự khác biệt về cách đánh giá về diễn biến tình hình hiện nay ở Ukraine, ông Putin và bà Merkel vẫn tập trung thảo luận về những bước chuẩn bị cho một cuộc gặp dự kiến ở Geneva", văn phòng của bà Merkel cho biết trong một tuyên bố.
Trong khi đó, Tổng thống Putin bày tỏ hy vọng, hội nghị ở Geneva vào ngày mai sẽ giúp làm dịu căng thẳng ở nước láng giềng Ukraien và đưa các nước quay trở lại sự hợp tác hòa bình.
Ông chủ điện Kremlin cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc bình ổn nền kinh tế Ukraine và đảm bảo việc cung cấp, vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga đến cho các khách hàng Châu Âu.
Hôm qua (15/4), Moscow đã kêu gọi các đối tác quốc tế lên án những hành động chống lại hiến pháp của Kiev gần đây ở khu vực đông nam Ukraine. Theo Moscow, những hành động đó có thể dẫn đến thảm họa.
"Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước chiến dịch quân sự mà lực lượng đặc nhiệm Ukraine phát động dưới sự hậu thuẫn của quân đội. Đã có nạn nhân của chiến dịch này", Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Các nhà ngoại giao Nga miêu tả đó là một hành động phạm tội của chính quyền lâm thời Ukraine khi tiến hành một cuộc chiến chống lại chính người dân của mình - những người đang đòi hỏi các quyền hợp pháp mà họ xứng đáng được hưởng. "Những sự kiện đang diễn ra hiện nay cho thấy việc giới chức lâm thời ở Kiev không sẵn sàng tổ chức một cuộc đối thoại với các khu vực của Ukraine dù điều này là rất cần thiết cho đất nước", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho biết thêm.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Putin đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Trong cuộc trò chuyện này, ông Putin nhấn mạnh, sự leo thang trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine là kết quả của nền chính trị vô trách nhiệm của Kiev. Chính quyền lâm thời ở đây đã phớt lờ các quyền hợp pháp cũng như lợi ích của cộng đồng người nói tiếng Nga. Hai nhà lãnh đạo Nga và Israel cũng đã thảo luận về mối quan hệ hợp tác song phương và một loạt vấn đề quốc tế khác, trong dó có các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân Iran.
Lời cảnh báo của Thủ tướng Nga
Không chỉ Tổng thống Putin mà Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm qua cũng lên tiếng cảnh báo trên trang Facebook cá nhân của ông này rằng, Ukraine đang ngấp nghé trên bờ vực của một cuộc nội chiến.
"Máu lại đổ ở Ukraine. Đất nước này đang ở ngưỡng cửa của một cuộc nội chiến", Thủ tướng Medvedev cho hay.
"Đây là một thảm họa lớn", Thủ tướng Nga cho biết đồng thời nói thêm rằng giới lãnh đạo lâm thời ở Ukraine đã thất bại trong việc duy trì luật pháp và trật tự.
"Những nhà lãnh đạo bất hợp pháp đang hy vọng khôi phục lại trật tự mà họ đã thách thức một cách bất cần đạo lý để lên cầm quyền sau một cuộc đảo chính có vũ trang", Thủ tướng Medvedev cho biết. Theo ông này, giới chức lâm thời ở Kiev "đang rơi vào cái bẫy của chính mình".
"Hành động dẫn đến phản ứng. Một tội ác chống lại nhà nước sẽ dẫn đến những cuộc biểu tình rộng khắp ở các khu vực. Đó là phản ứng dây chuyền của ác sự kiện, cả chính trị và kinh tế. Thật đáng tiếc khi người dân trở thành con tin của những chính khách không có tài năng - những người mà họ không bỏ phiếu bầu chọn, cũng như những thành phần cực đoan thay thế lực lượng quân đội và cảnh sát", Thủ tướng Nga phát biểu.
"Sự hỗn loạn đang điền vào khoảng trống chính trị", ông Medvedev nói thêm.
Làn sóng biểu tình chống chính quyền lâm thời ở Kiev bắt đầu rộ lên ở khu vực đông nam Ukraine sau khi phe đối lập thực hiện một cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Yanukovych hôm 22/2. Các nhà hoạt động ở miền đông nam đã chiếm giữ một loạt tòa nhà chính quyền và trụ sở cảnh sát ở hầu hết các thành phố trong khu vực Donetsk. Hôm Chủ nhật (13/4), chính phủ lâm thời ở Kiev đã phát động một chiến dịch đàn áp ở Slavyansk. Sau sự kiện này, Hội đồng An ninh Ukraine đã thông qua kế hoạch thực hiện một chiến dịch an ninh toàn diện ở các khu vực phía đông đất nước. Hôm 14/4, Tổng thống tạm quyền Ukraine - ông Aleksandr Turchinov đã ký một sắc lệnh tuyên bố khởi động cái mà họ gọi là "một chiến dịch chống khủng bố ở phía đông Ukraine".
Tình hình bắt đầu leo thang cao độ trong ngày hôm qua (15/4) khi quân Ukraine đã chính thức khai hỏa cuộc tấn công vào những khu vực phía đông với sự trợ giúp của hàng loạt xe tăng, xe bọc thép và lực lượng đặc nhiệm. Đã có thương vong xảy ra. Chiến dịch này được giới chức lâm thời mới ở Kiev khởi động bất chấp mọi lời cảnh báo từ phía Nga cũng như cộng đồng quốc tế.
Vân Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Ukraine muốn Liên Hợp Quốc giúp đối phó người biểu tình Tổng thống tạm quyền Ukraine hôm nay mời Liên Hợp Quốc tham gia vào chiến dịch chống của quân đội nhằm đối phó với lực lượng ly khai ủng hộ Nga ở phía đông nước này. Các tay súng ủng hộ Nga và người biểu tình bao vây văn phòng thị trưởng ở Slaviansk, đông Ukraine, hôm nay. Ảnh: Reuters. "Chúng tôi sẽ...