Ukraine phê chuẩn luật tự trị cho miền đông, thỏa thuận liên kết với EU
Quốc hội Ukraine hôm nay 16/9 đã phê chuẩn luật cho phép vùng miền đông đang do phe ly khai kiểm soát quyền tự trị giới hạn cùng thỏa thuận liên kết quan trọng với Liên minh châu Âu (EU).
Nhiều doanh nghiệp Ukraine đang phải vật lộn trong khủng hoảng và muốn được tiếp cận thị trường EU.
Trước đó, vào ngày 15/9 Tổng thống Ukraine Poroshenko đã đưa ra đề xuất cho các khu vực ở miền đông nước này được hưởng quyền tự trị hạn chế trong 3 năm theo các điều khoản của một kế hoạch hòa bình đạt được với Nga.
Theo Tổng thống Ukraine, 3 năm tự trị hạn chế sẽ giúp chính phủ của ông có cơ hội thực thi “sự phân quyền lâu dài, vốn sẽ là chủ đề của các cải cách hiến pháp”.
Tổng thống Poroshenko cho biết các đề xuất của ông đảm bảo “chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của đất nước chúng ta”
Ngoài phê chuẩn luật tự trị giới hạn cho miền đông do phe ly khai kiểm soát, các nghị sỹ Ukraine cũng thông qua luật ân xá cho các tay súng ở cả hai bên, lực lượng ly khai và lực lượng chính phủ, trong cuộc xung đột kéo dài 5 tháng qua.
EU-Ukraine thông qua thỏa thuận liên kết quan trọng
Video đang HOT
Cũng trong phiên họp ngày hôm nay, quốc hội Ukraine đã phê chuẩn thỏa thuận liên kết quan trọng EU. Cũng cùng lúc, nghị viện châu Âu đa phần bỏ phiếu tán thành thỏa thuận liên kết này.
“Đây là thời khoắc lịch sử”, chủ tịch nghị viện châu Âu Martin Schulz phát biểu trước hội đồng nghị viện ở Strasbourg khi các nghị sỹ bỏ phiếu thông qua thỏa thuận với 535 phiếu ủng hộ và 127 phiếu chống trong khi có 35 phiếu vắng mặt.
Tổng thống Ukraine Poroshenko cho rằng đây là “bước đi đầu tiên” để Ukraine tiến tới là thành viên của Liên minh châu Âu.
“Hãy nói cho tôi, giờ đây ai dám đóng cánh cửa của Ukraine với châu Âu? Ai sẽ phản đối tương lai là thành viên của EU của chúng ta, bởi hôm nay chúng ta đang có bước đi đầu tiên nhưng là bước đi rất quyết đoán”, ông nói.
Thỏa thuận liên kết EU-Ukraine (với tên gọi chính thức là AA/DCFTA) sẽ đưa Ukraine theo tiêu chuẩn của EU ở các lĩnh vực như nhân quyền, an ninh, kiểm soát vũ khí và sẽ dỡ bỏ những rào cản thương mại.
Thỏa thuận đã được ký, nhưng Nga đã phản đối các điều khoản thương mại tự do, vì cho rằng thị trường nước này sẽ tràn ngập hàng hóa rẻ của EU được chuyển qua đường Ukraine.
Vì vậy cho tới năm 2016, Ukraine sẽ vẫn duy trì những giới hạn về nhập khẩu hiện nay từ EU, trong khi các sản phẩm xuất khẩu của họ lại được tiếp cận hoàn toàn với thị trường EU.
Đáp lại, Nga đã cam kết sẽ duy trì những quy định thương mại có lợi cho Ukraine, như với nước cộng hòa từng thuộc Liên xô cũ.
Tuy nhiên cuộc khủng hoảng hiện nay ở đông Ukraine đã khiến mối quan hệ thương mại Nga-Ukraine bị tổn thất nặng nề. Hai nước đều áp đặt trừng phạt kinh tế với nhau.
Các cuộc đàm phán với Nga vào tuần trước để dẫn tới phần thương mại tự do quan trọng của thỏa thuận liên kết đã bị hoãn cho tới tận năm 2016.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo dantri
Hạ viện Mỹ nhất trí kiện Tổng thống Obama
Hạ viện Mỹ ngày 30/7 đã thông qua một nghị quyết nhằm kiện Tổng thống Barack Obama về cáo cáo buộc lạm quyền.
Tổng thống Mỹ Obama.
Với tỷ lệ bỏ phiếu 225-201, các luật sư của hạ viện Mỹ giờ đây sẽ thảo ra các tài liệu pháp lý để khởi kiện Tổng thống Obama.
Những người ủng hộ việc khởi kiện nói rằng ông Obama đã lạm quyền khi thực thi luật chăm sóc y tế.
Các thành viên đảng Cộng hòa đã phàn nàn về chuyện ông Obama từng vượt quá quyền hạn hiến pháp nhiều lần khi đưa ra các mệnh lệnh hành pháp mà không có sự phê chuẩn của quốc hội.
Họ lấy đã nêu ra các ví dụ như ông Obama tự ý ra lệnh nới lỏng các quy định trục xuất một số di dân trái phép trẻ tuổi, và vụ trao đổi tù nhân liên quan tới một binh sĩ Mỹ bị Taliban bắt cóc suốt 5 năm.
Ông Obama đã bác bỏ nỗ lực khởi kiện là lãng phí thời gian. "Mọi người đều thấy rằng đây là một trò lố chính trị", ông Obama nói.
An Bình
Theo Dantri/BBC
Chuyên gia lịch sử quân sự Pháp phân tích Hiệp định Geneva "Việt Nam đã áp dụng khéo léo chiến lược kết hợp chính trị - ngoại giao và quân sự để đạt đến thành công là ký kết Hiệp định Geneva". Nhận định trên là của chuyên gia lịch sử quân sự Pháp Pierre Journoud - một trong những chuyên gia hàng đầu tại Pháp về Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng...