Ukraine phẫn nộ khi Apple hiển thị Crimea là một phần của Nga
Apple đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ Ukraine khi đánh dấu bán đảo Crimea là một phần của Nga trong ứng dụng Bản đồ ( Maps) và Thời tiết ( Weather) của hãng.
Các phóng viên CNN tại Nga đã xác nhận ứng dụng Bản đồ (Maps) và Thời tiết (Weather) của Apple đã liệt thành phố Sevastopol ở bán đảo Crimea là một phần lãnh thổ của nước Nga. Apple Maps hiển thị biên giới giữa phần còn lại của Ukraine và Crimea, và không có biên giới giữa Nga và Crimea tại Eo biển Kerch.
Vấn đề ở đây là Apple chỉ hiển thị Crimea thuộc Nga trên lãnh thổ nước Nga, ở những nơi khác trên thế giới thì Crimea vẫn là một bán đảo riêng biệt, không thuộc bất kỳ nước nào.
Sự thay đổi này bắt nguồn từ việc Tổng thống Putin tuyên bố sáp nhập bán đảo này vào Nga năm 2014, bất chấp sự chỉ trích của Mỹ và nhiều nước phương Tây.
Theo BBC News, chính phủ Nga đã gây áp lực lên Apple trong nhiều tháng liền, buộc hãng công nghệ Mỹ tuân thủ luật pháp của chính quyền Moscow, đồng thời đặt ra những quy định mới về việc gắn thẻ và sử dụng tên của các vị trí địa lý.
“Crimea và Sevastopol hiện đã xuất hiện trên các ứng dụng của Apple như một phần lãnh thổ nước Nga”, Hạ viện Nga tuyên bố trên trang web chính thức, đồng thời khẳng định những thông tin hiển thị trước đó không chính xác.
Ngay sau đó, các quan chức Ukraine đã tỏ ra rất phẫn nộ về hành động của Apple. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine – Vadym Prystaiko -cho rằng hãng công nghệ Mỹ chỉ nên tập trung vào công nghệ cao và thị trường giải trí vì “chính trị toàn cầu không phải thế mạnh của Apple”.
Video đang HOT
“Để tôi lấy ví dụ về những điều khoản của Apple. Hãy tưởng tượng nếu những thiết kế, ý tưởng sản phẩm mà các bạn phải nỗ lực trong nhiều năm mới có được bỗng bị đánh cắp bởi kẻ thù tồi tệ nhất. Lúc đó các bạn sẽ hiểu cảm giác của chúng tôi khi bị gọi Crimea là lãnh thổ nước Nga”, ông viết trên Twitter.
Tuy nhiên, Apple không phải công ty duy nhất tuân thủ yêu cầu của Nga. Khi xem Google Maps ở Nga, người dùng cũng thấy một đường biên giới giữa Crimea và Ukraine. Ở ngoài nước Nga, ứng dụng chỉ hiển thị một đường gạch chấm đánh dấu biên giới, thay vì đường liền màu đem ngăn cách giữa các nước.
“Chúng tôi đã hết sức nỗ lực để mô tả khách quan các khu vực đang tranh chấp theo từng phiên bản ứng dụng địa phương. Google tuân thủ luật pháp các nước khi hiển thị tên và đường biên giới”, đại diện Google cho biết.
Đây không phải lần đầu Apple bị chỉ trích vì chấp nhận yêu cầu sai trái của chính phủ để tiếp tục hoạt động kinh doanh tại những thị trường lớn. Tháng trước, hãng đã phải đối mặt với làn sóng phần nộ từ cộng đồng khi loại bỏ biểu tượng cảm xúc (emoji) cờ Đài Loan khỏi bàn phím iOS Hồng Kông.
Theo techsignin
Nghị sĩ Nga nói Ukraine hành xử như thời Maidan
Đại diện Nga đang phát biểu tại diễn đàn LHQ, đoàn ngoại giao Ukraine đập bàn, hò hét, sẵn sàng lao vào ẩu đả.
Mới đây tờ RIA Novosti đã dẫn bình luận khá bất ngờ của dân biểu Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) từ Crimea Ruslan Balbek về phái đoàn ngoại giao Ukraine mà ông đã gặp tại Diễn đàn Liên Hợp Quốc về các vấn đề thiểu số ở Geneva, Thụy Sĩ.
Dân biểu Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) từ Crimea Ruslan Balbek. Ảnh: TASS
Theo đó, Nghị sĩ Nga đã bình luận rằng, phái đoàn Ukraine là những người "hoang dại", "từ thời Maidan".
Bình luận được bắt đầu từ việc trong lúc ông Balbek đang đọc báo cáo tại Diễn đàn, các đại diện của Ukraine "hò hét, giậm chân, đập bàn, một số người thậm chí còn sẵn sàng lao vào ẩu đả". Sau đó, dân biểu Nga còn cho rằng đoàn đại diện Ukraine không phải là những nhà ngoại giao mà chỉ là những "kẻ khoa chân múa tay" từ thời Maidan.
Hãng tin TASS cho biết, phái đoàn Ukraine gửi thư phản đối phái đoàn Nga lên ban Thư ký. Người đứng đầu Cộng đồng người Ukraine Crimea, bà Anastasia Gridchina cho biết, sau khi bức thư phản đối này được gửi, phái đoàn Nga đã bị tước quyền phát ngôn.
Không chỉ vậy, phái đoàn Ukraine cũng đã làm gián đoạn bài phát biểu của đại diện Serbia sau khi ông này khẳng định không có sự xâm phạm, chèn ép nào đối với người Tatar Crimea và người Ukraine trên bán đảo đã sáp nhập vào Nga từ năm 2014.
Việc đại diện Ukraine "gây khó dễ" mỗi khi các đại diện Nga, Crimea phát biểu tại các sự kiện quốc tế đã từng được đề cập.
Hồi tháng 6, đại diện Ukraine tại Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu (PACE) cũng cắt ngang bài phát biểu của nghị sĩ Quốc hội Serbia Alexander Sheshel, người sử dụng tiếng Nga.
Dân biểu Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine), ông Alexey Goncharenko bắt đầu tỏ ra khó chịu, gây ồn ào và thậm chí hét lên sau những lời của nghị sĩ Sheshel về việc sáp nhập Crimea với Nga. Nhưng khi đó, vị dân biểu Ukraine đã bị khiển trách.
Dân biểu Verkhovna Rada Alexey Goncharenko mang găng tay khi nói về nước Nga. Ông khẳng định nếu để Nga quay trở lại PACE, các đại biểu trong căn phòng đều phải mang găng tay vì nước Nga "độc hại", đại biểu Nga sẽ mang chất độc hóa học bên người .
Trong các sự kiện hay diễn đàn quốc tế, phái đoàn Nga nhiều lần cho biết đã bị gây khó dễ bởi cả những quốc gia chủ nhà.
TASS đưa tin, thành viên của Phòng dân sự Nga từ Crimea Ivan Abazher báo cáo rằng Đại sứ quán Thụy Sĩ đã không cấp thị thực cho ông để tham gia Phiên họp thứ mười hai của Diễn đàn về các vấn đề thiểu số hoạt động dưới sự bảo trợ của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC).
"Lần đầu tiên, tôi bị cấm tham gia tại các địa điểm quốc tế, điều cốt lõi là lắng nghe ý kiến của mọi người" - ông Abazher nói.
Ông chắc chắn rằng vấn đề về quyền của người Crimea sẽ được nêu ra tại Diễn đàn này và việc hạn chế các thành viên của Nga có mặt sẽ là cơ hội tốt để các thông tin không đúng sự thật được lan truyền.
"Từ kinh nghiệm phong phú của mình, tôi biết rằng, thông tin ở đây thường sẽ đề cập đến Crimea và nó không đúng sự thật, nhiều lời là nói dối và không ai phản đối những người nói ra lời nói dối đó bởi đoàn đại diện từ Crimea thường bị tước cơ hội tham dự sự kiện. Đây là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được" - ông Abazher cho biết.
Theo vị đại diện Crimea, bán đảo này hiện đang bị cô lập về kinh tế và bị tước quyền tự do đi lại, nhưng các tổ chức quốc tế không có bất kỳ hành động đáng kể nào để xoay chuyển tình hình này.
Alexander Malkevich, Chủ tịch Phòng Dân sự Nga cho biết, Mỹ đã hủy bỏ visa của ông vốn được cấp để tham gia vào các sự kiện của các tổ chức quốc tế. Ông Malkevich lý giải rằng, có thể ông đã nói những sự thật mất lòng với phương Tây về những gì đã diễn ra ở Nga, ở Crimea tại Hội nghị thượng đỉnh OSCE ở Warsaw, phiên họp UNHRC ở Geneva, các sự kiện do OSCE lãnh đạo ở Moscow, diễn đàn về quản lý internet ở Berlin hay Diễn đàn Paris về Hòa bình...
"Tôi đã nói ở nhiều nơi, chỉ trích các quan điểm của phương Tây trong việc điều chỉnh tự do ngôn luận. Có thể vì thế mà tôi đã bị cắt thị thực vào Mỹ" - ông Malkevich cho biết.
Huy Vũ
Theo baodatviet.vn
Ukraine đòi Nga bồi thường vụ bắt giữ các tàu chiến? Về sau này, Ukraine sẽ yêu cầu Nga bồi thường cho việc bắt giữ các tàu và thủy thủ của nước này ở gần eo biển Kerch hồi năm ngoái, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Kateryna Zelenko tuyên bố. Các tàu Ukraine bị phía Nga bắt giữ. Tờ Ukrinform dẫn lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết, Ukraine...