Ukraine mở rộng kiểm soát ở phía bắc, phương Tây xem xét thêm cấm vận Nga
Tình báo Anh cho biết Ukraine đã giành lại được các khu vực quan trọng ở miền bắc. Trong khi đó, phương Tây đang cân nhắc việc thông qua vòng trừng phạt mới với Nga.
Một người phụ nữ chào các quân nhân Ukraine ở Chernihiv, Ukraine ngày 2.4. Ảnh REUTERS
Reuters dẫn lại báo cáo của tình báo quân đội Anh ngày 5.4 cho biết lực lượng Ukraine đã giành lại quyền kiểm soát các khu vực quan trọng ở phía bắc nước này, buộc Nga phải rút khỏi các khu vực xung quanh thành phố Chernihiv và phía bắc thủ đô Kyiv.
Bộ Quốc phòng Anh cũng cho biết giao tranh có khả năng sẽ tiếp tục xảy ra ở những khu vực vừa được giành lại, nhưng ở cấp độ thấp và sẽ giảm trong tuần này khi phần còn lại của lực lượng Nga rút lui.
Video đang HOT
Cơ quan này cũng cho hay nhiều đơn vị Nga đã rút đi có khả năng sẽ cần được tái trang bị hoặc bổ sung trước khi được triển khai sang miền đông Ukraine.
Ukraine và Nga chưa bình luận về các thông tin này.
Cùng ngày 5.4, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune cho biết Liên minh châu Âu (EU) rất có thể sẽ thông qua các biện pháp cấm vận mới đối với Nga vào ngày 6.4.
“Các biện pháp trừng phạt mới có thể sẽ được thông qua vào ngày mai”, ông Beaune phát biểu trên Đài RFI ngày 5.4, đồng thời kêu gọi EU nên nhanh chóng có hành động đối với khí đốt và than nhập khẩu từ Nga.
Các phát biểu này được đưa ra sau khi hình ảnh về ngôi mộ tập thể và thi thể của các dân thường ở Bucha, tỉnh Kyiv làm cộng đồng quốc tế dậy sóng. Ukraine cáo buộc Nga gây ra thảm cảnh này và kêu gọi Tòa Hình sự Quốc tế mở cuộc điều tra. Pháp và Anh nói sẽ ủng hộ cuộc điều tra này.
Nga đã bác bỏ mọi cáo buộc liên quan đến việc giết hại dân thường, kể cả ở Bucha. Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vasily Nebenzya cho biết Nga sẽ trình bày “bằng chứng thực tế” trước Hội đồng Bảo an vào ngày 5.4 để cho thấy lực lượng nước này không tham gia vào các hành động tàn bạo trên.
Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin ngày 5.4 còn cáo buộc phương Tây dàn dựng vụ việc ở thị trấn Bucha để làm mất uy tín của Nga.
“Vụ việc ở Bucha là hành động khiêu khích nhằm làm mất uy tín của Nga. Washington và Brussels là biên kịch và đạo diễn, còn Kyiv là diễn viên. Không có sự thật. Đó chỉ là những lời nói dối”, ông Volodin nói.
Biện pháp ngoại giao trong giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova ngày 9/2 cho biết Moskva hy vọng các cuộc tiếp xúc sắp tới giữa các cố vấn chính trị với lãnh đạo các nước thuộc nhóm Bộ tứ Normandy (gồm Nga, Ukraine, Pháp và Đức) và phiên họp trực tuyến của Nhóm Tiếp xúc ba bên (gồm Nga, Ukraine và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu - OSCE) sẽ mang lại những tiến bộ tích cực trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu tại một cuộc họp báo ở Moskva. Ảnh: TASS/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, bà Zakharova cho rằng việc giảm leo thang ở Ukraine có thể đạt được rất nhanh chóng, nhưng để đạt được mục tiêu này, phương Tây cần phải ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine, triệu hồi các cố vấn quân sự khỏi nước này, tạm dừng các cuộc tập trận chung giữa các lực lượng vũ trang của Ukraine và các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ngoài ra, tất cả vũ khí nước ngoài đã chuyển cho Kiev trước đó phải được loại bỏ khỏi lãnh thổ Ukraine. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga còn cho biết nước này kêu gọi các bên "dừng làm trầm trọng thêm căng thẳng giả được tạo ra xung quanh vấn đề Ukraine", đồng thời thực hiện các bước đi thiết thực nhằm giảm leo thang tình hình, cũng như gây ra xung đột ở khu vực Donbass, miền Đông Ukraine.
Cùng ngày 9/2, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Vasily Nebenzya cho rằng chính quyền Ukraine đối thoại với lực lượng đòi độc lập ở Donbass là cách duy nhất để giải quyết xung đột ở Ukraine. Theo ông, Kiev nên thực hiện đầy đủ các biện pháp được quy định trong các thỏa thuận Minsk, đồng thời tái khẳng định Nga không có ý định thực hiện bất kỳ hành động quân sự nào chống lại Ukraine.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) ngày 9/2 đã mời Nga tham gia các cuộc đàm phán trong khuôn khổ OSCE về các biện pháp tăng cường an ninh ở châu Âu.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, trong bức thư chung gửi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, 27 quốc gia thành viên EU thể hiện tin tưởng rằng căng thẳng và bất đồng phải được giải quyết thông qua đối thoại và ngoại giao. EU khẳng định sẵn sàng tiếp tục đối thoại với Nga nhằm tăng cường an ninh.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 9/2 cho rằng Pháp và Nga cần hợp tác với nhau để duy trì sự ổn định và khôi phục lòng tin. Ông cũng đánh giá cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm Moskva hồi đầu tuần này là "đầy ý nghĩa". Ông cho biết trong cuộc gặp này, hai bên đã nhất trí rằng để duy trì sự ổn định, hòa bình và khôi phục lòng tin, thì các bên cần hợp tác với nhau.
Tổng thống Macron cũng cho rằng sẽ không thể tìm ra giải pháp hợp lý nếu không tiến hành đối thoại. Ông nhấn mạnh: "Điều này (đối thoại) cần phải đạt được để tiếp tục quá trình giảm leo thang (căng thẳng) và đạt được sự đảm bảo an ninh ở biên giới châu Âu của chúng ta".
Châu Âu cần hàng chục triệu trạm sạc xe điện Các chính phủ và các dịch vụ tiện ích ở châu Âu cần có kế hoạch tham vọng giảm bớt những thủ tục rườm rà nhằm tạo điều kiện xây dựng các trạm sạc xe điện để đáp ứng nhu cầu nếu châu lục này đạt 130 triệu xe điện lưu thông vào năm 2035. Ảnh minh họa: gpb.org Đây là nội dung...