Ukraine mở đường quay về cho binh sĩ đào ngũ
Trong bối quân đội Ukraine đang gặp khó khăn trong việc tuyển quân, một số đơn vị đã quyết định trao cơ hội thứ hai cho những người đã trốn tránh nghĩa vụ.
Binh sĩ Ukraine huấn luyện tại khu vực Mykolaiv ngày 14/5. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo dữ liệu chính thức, gần 95.000 vụ án hình sự đã được mở kể từ năm 2022 đối với những người lính “vắng mặt không có phép” (AWOL) và đào ngũ trên chiến trường. Số lượng các vụ án đã tăng mạnh theo năm, kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Đáng chú ý, 2/3 trong số đó được ghi nhận trong năm 2024.
Hiện tại, một số đơn vị đang bổ sung quân số qua việc chấp nhận những người lính trước đó liệt vào nhóm “vắng mặt không có phép”.
“Vắng mặt không có phép” được coi là tội nhẹ hơn trong quân đội Ukraine. Một dự luật gần đây đã được ký thành luật quy định rằng lần đầu tiên binh sĩ tự ý rời đơn vị sẽ không bị coi là tội phạm, không những vậy, họ được phép quay trở lại phục vụ trong quân ngũ.
Đại tá Oleksandr Hrynchuk, Phó tư lệnh cảnh sát quân sự Ukraine, ngày 3/12 chia sẻ với các phóng viên rằng có 6.000 binh sĩ “vắng mặt không có phép” đã trở lại quân ngũ trong tháng qua, bao gồm 3.000 người trong vòng 72 giờ kể từ khi luật được ký.
Video đang HOT
Đào ngũ đang khiến quân đội Ukraine thiếu hụt nguồn nhân lực cần thiết và làm tê liệt các kế hoạch chiến đấu của họ. Nhiều binh sĩ Ukraine, mệt mỏi và đau khổ, đã rời bỏ vị trí chiến đấu và tiền tuyến.
Một số người xin nghỉ phép vì lý do y tế rồi không bao giờ quay trở lại, bị ám ảnh bởi chiến tranh và mất nhuệ khí. Những người khác bất đồng với chỉ huy và không tuân theo mệnh lệnh. Nhà phân tích quân sự Oleksandr Kovalenko tại Kiev nhận định: “Vấn đề này rất nghiêm trọng. Đây là năm thứ ba của xung đột và vấn đề này sẽ chỉ ngày càng trầm trọng hơn”.
Vào cuối tháng 10, hàng trăm binh sĩ thuộc Lữ đoàn 123 của Ukraine đã bỏ vị trí của họ ở thị trấn phía Đông Vuhledar. Họ trở về nhà ở vùng Mykolayiv. Một số người thậm chí tổ chức biểu tình công khai, yêu cầu thêm vũ khí và đào tạo. Theo chính quyền địa phương, một số lính đào ngũ thuộc Lữ đoàn 123 đã trở lại tiền tuyến, những người khác bỏ trốn và một số đang bị giam giữ trước khi xét xử.
Nam giới trong độ tuổi tòng quân bị cấm rời khỏi Ukraine, nhưng một số đã lợi dụng cơ hội được gửi đến các trại huấn luyện ở nước ngoài để đào ngũ. Một viên chức an ninh Ba Lan giấu tên chia sẻ với tờ Financial Times rằng trung bình mỗi tháng có khoảng 12 quân nhân Ukraine bỏ trốn khỏi khóa huấn luyện quân sự ở Ba Lan.
Giới chức Ukraine đang lên kế hoạch tuyển thêm 160.000 nam giới nhập ngũ trong 3 tháng tới.
Ukraine muốn dùng lại lính đào ngũ do thiếu quân nghiêm trọng
Trong bối cảnh thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng, một số đơn vị quân đội Ukraine đã bắt đầu tạo cơ hội thứ hai cho những binh sĩ từng đào ngũ.
Theo dữ liệu từ văn phòng công tố, gần 95.000 vụ án hình sự đã được mở từ năm 2022 đối với những binh sĩ "vắng mặt không phép" (AWOL) và tội nghiêm trọng hơn là đào ngũ trong khi chiến đấu.
Số lượng các vụ việc này gia tăng mạnh theo từng năm trong suốt cuộc chiến, với gần 2/3 tổng số xảy ra trong năm 2024. Sự sụt giảm lực lượng, với hàng chục nghìn binh sĩ thiệt mạng hoặc bị thương, đang tạo ra áp lực lớn mà Ukraine khó có thể chịu đựng.
Hiện tại, một số đơn vị quân đội đang cố gắng bổ sung quân số bằng cách tiếp nhận những binh sĩ từng đào ngũ. Lữ đoàn số 47 của Ukraine, một trong những đơn vị tinh nhuệ, đã đăng thông báo trên mạng xã hội vào tháng trước, mời gọi những người lính đã bỏ trốn quay lại phục vụ.
Bài đăng nhấn mạnh mục tiêu tạo cơ hội cho những binh sĩ bỏ trốn này. Lữ đoàn cho biết chỉ trong hai ngày đầu, hơn một trăm đơn đăng ký đã được nhận. Trưởng phòng tuyển quân của Lữ đoàn 47, Viacheslav Smirnov, cho biết họ đã nhận được lượng đơn đăng ký lớn đến mức "không thể xử lý kịp".
Một người lính Ukraine với khẩu súng trường Kalashnikov trên tay. Ảnh: Reuters
Hai đơn vị quân đội cho biết họ chỉ tiếp nhận những người lính đào ngũ khỏi các căn cứ, không phải từ chiến trường. Việc đào ngũ khỏi căn cứ được xem là tội nhẹ hơn trong quân đội Ukraine. Một dự luật mới được ký thành luật đã phi hình sự hóa hành vi vắng mặt lần đầu, cho phép các binh sĩ trở lại phục vụ.
Theo Đại tá Oleksandr Hrynchuk, Phó Tư lệnh cảnh sát quân sự Ukraine, 6.000 quân nhân đào ngũ đã trở lại phục vụ trong tháng qua, bao gồm 3.000 người trong vòng 72 giờ kể từ khi luật được ký.
Mykhailo Perets, một sĩ quan của tiểu đoàn K-2 thuộc Lữ đoàn 54 của Ukraine, cho biết tiểu đoàn của ông đã tuyển hơn 30 binh sĩ đào ngũ từ các đơn vị khác. Lý do bỏ trốn của những người này rất đa dạng: một số gặp khó khăn trong việc thích ứng từ cuộc sống dân sự, trong khi những người khác phục vụ lâu dài trong các đơn vị không quân nhưng phải ra mặt trận do thiếu bộ binh.
Gil Barndollar, chuyên gia nghiên cứu tại Defense Priorities (Mỹ), cho rằng sự gia tăng tình trạng vắng mặt không phép là do kiệt sức. Các binh sĩ Ukraine trước đây đã chia sẻ rằng việc thiếu người thay thế cho những đồng đội đã hy sinh tạo ra áp lực không thể chịu đựng được, khiến họ kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần.
Barndollar cũng nhấn mạnh rằng quân đội Ukraine chủ yếu bao gồm những người đàn ông trung niên, thường có sức khỏe kém, điều này khiến họ dễ kiệt sức và gặp vấn đề tâm lý nhanh hơn so với những người trẻ tuổi.
Trả lời về vấn đề nhân lực, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy cho biết Ukraine thiếu vũ khí chứ không thiếu người, đồng thời phản đối việc giảm độ tuổi nhập ngũ từ 25 xuống 18 theo yêu cầu của Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn với Sky News, ông Zelenskyy cho biết các đồng minh của Kiev chỉ có thể cung cấp thiết bị cho 1/4 trong số 10 lữ đoàn mới mà Ukraine thành lập trong năm qua.
Nga tấn công quy mô lớn nhằm vào hạ tầng năng lượng phía Tây Ukraine ABC News hôm 28/11 dẫn lời các quan chức Ukraine đưa tin, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine với hàng trăm tên lửa và máy bay không người lái (UAV), khiến hơn một triệu hộ gia đình mất điện. Theo ABC News, thống đốc các khu vực phía...