Ukraine lộ điểm yếu, phương Tây gấp rút tăng viện?
Trong khi hệ thống phòng không Ukraine lộ điểm yếu, phương Tây đã tăng viện trợ để ngăn đồng minh thất thế trước lực lượng không quân Nga, vốn gần như vẫn còn nguyên vẹn.
Theo tờ Business Insider, một trong những yếu tố bất ngờ trong xung đột ở Ukraine là màn thể hiện được cho là kém hiệu quả của lực lượng không quân Nga. Mặc dù có số lượng và công nghệ vượt trội, các phi công Nga vẫn chưa đạt thành tích đáng kể trên chiến trường.
Theo các chuyên gia, tính hiệu quả của hệ thống phòng không trên mặt đất của Ukraine đã góp phần cản bước không quân Nga. Tuy nhiên, một số tài liệu được cho là bị rò rỉ của Mỹ gần đây đã xác nhận các suy đoán cho rằng Ukraine đang cạn kiệt vũ khí phòng không.
Chờ phòng không Ukraine suy yếu, Nga mới tung vũ khí đặc biệt?
Điều này đặt ra câu hỏi liệu rằng khi hệ thống phòng không của Ukraine yếu đi, lực lượng Không quân Nga (VKS) có trở thành nhân tố quyết định trong cuộc chiến hay không.
Nga có thể tận dụng cơ hội?
Ông Dara Massicot, chuyên gia về quân đội Nga tại tổ chức tư vấn RAND Corporation (Mỹ) nhận định rằng “với tư cách là một lực lượng, VKS vẫn nguyên vẹn”. Theo ông, dù Nga đã mất một số phi đội trực thăng và máy bay cánh cố định, nhìn chung đó chỉ là một tỷ lệ phần trăm nhỏ so với tổng lực lượng.
Hệ thống tên lửa phòng không SAM Osa-AKM được Ukraine triển khai ở Kherson. Ảnh REUTERS
Đồng quan điểm trên, một bài viết trên tờ The Wall Street Journal cũng cho rằng dù Moscow đã mất hơn 70 máy bay trong cuộc xung đột, nhưng hầu hết lực lượng không quân của họ vẫn còn nguyên vẹn. Ngoài ra, Nga cũng nắm giữ một kho dự trữ lớn bom không điều khiển mà họ có thể thả xuống Ukraine nếu hệ thống phòng không của Kyiv chùn bước.
Theo ông Justin Bronk, chuyên gia không quân tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh, VKS vẫn đang cố gắng phá hủy hệ thống phòng không của Ukraine, và việc chống cự của Kyiv phụ thuộc vào các hệ thống tên lửa chiến thuật SAM.
Ukraine nói hệ thống phòng không Patriot ‘tiên tiến nhất’ bắt đầu trực chiến đối phó Nga
Chuyên gia Bronk nhận định, nếu mức độ hiệu quả của hệ thống SAM suy yếu, máy bay Nga sẽ hoạt động tích cực hơn nhiều, dù có thể gặp khó khăn trong việc hỗ trợ trên không. Ông cũng nói rằng Nga hiện có nhiều máy bay tấn công mặt đất và hạm đội đó “vẫn là một mối đe dọa đáng kể”.
Phương Tây củng cố phòng không cho Ukraine
Theo The Wall Street Journal, Mỹ và đồng minh đang nỗ lực củng cố hệ thống phòng không của Ukraine, sau khi Nga phát động một làn sóng tấn công bằng tên lửa khiến kho dự trữ của Kyiv suy giảm.
Ngoài ra, việc hỗ trợ cũng nhằm giúp Kyiv giành lợi thế tốt nhất trong đợt phản công tiềm năng sắp tới. Theo ông Ian Williams, nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ), thành bại của Ukraine phụ thuộc vào khả năng ngăn chặn máy bay chiến đấu Nga.
Mỹ đã cung cấp tên lửa đất đối không Sea Sparrow của NATO cho Ukraine.. Ảnh HẢI QUÂN MỸ
Các quan chức Mỹ nói rằng Washington đã cung cấp các hệ thống cũ hơn do Mỹ sản xuất, thu thập tên lửa thời Liên Xô và huấn luyện lính Ukraine cách bắn tên lửa một cách chọn lọc hơn.
Ngoài ra, Mỹ đang hợp tác với 7 quốc gia, trong đó có Thụy Điển và Tây Ban Nha, để cung cấp hệ thống phòng không I-HAWK do nước này sản xuất cho Ukraine. Lầu Năm Góc cũng đã ứng biến bằng cách cung cấp tên lửa chống hạm Sea Sparrow cho các bệ phóng Buk mà Ukraine được kế thừa từ Liên Xô, theo Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ William LaPlante.
Ukraine đang cạn kiệt đạn, tên lửa phòng không để đối phó không kích của Nga?
Mỹ, Na Uy và Đan Mạch đang gửi các tên lửa không đối không AMRAAM để sử dụng với các bệ phóng phòng không NASAM của Ukraine.
Trong khi đó, một quan chức Mỹ cho biết, hệ thống phòng không Patriot mà Mỹ cung cấp cho Ukraine, cùng với các thiết bị quân sự khác, đã được cất vào kho để phục vụ chiến dịch phản công sau này.
Hiện các quan chức phương Tây cũng đề xuất Kyiv liên tục di chuyển các bệ phóng tên lửa để hạn chế rơi vào tầm ngắm của Moscow, theo ông Sam Charap, chuyên gia về Nga và Ukraine tại RAND Corporation (Mỹ).
Ông Charap nói thêm rằng các vệ tinh và máy bay giám sát của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng có thể cung cấp cảnh báo sớm cho Ukraine, và cho phép các khẩu đội phòng không của nước này kịp thời bật và tắt hệ thống radar để tránh bị Nga phát hiện.
Israel đưa hệ thống cảnh báo phòng không đến Ukraine thử nghiệm?
Dù phương Tây nỗ lực tăng cường phòng thủ cho Ukraine, theo The Wall Street Journal, nước này đang phải đối mặt với một thách thức ghê gớm. Theo đó, Kyiv vừa phải bảo vệ cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự trước các cuộc tấn công bằng tên lửa vừa phải đảm bảo quân đội đủ vũ khí để phản công. Chính vì thế, nếu kho tên lửa của Ukraine không được bổ sung đầy đủ, thì “hành động cân bằng này trở nên khó khăn hơn”.
Quan chức Kyiv trách Mỹ làm Ukraine mất vũ khí hạt nhân
Cố vấn tổng thống Ukraine quy trách nhiệm cho Mỹ về chính sách thúc đẩy Kyiv từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Cố vấn Mykhailo Podolyak của tổng thống Ukraine ngày 26.4 viết trên Twitter rằng Mỹ đã sai lầm khi kêu gọi Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Cố vấn Mykhailo Podolyak của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh REUTERS
Vào cuối Chiến tranh Lạnh, Ukraine vẫn còn sở hữu kho vũ khí hạt nhân thời Liên Xô và là nước sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới. Năm 1994, Ukraine đồng ý giải trừ kho vũ khí này khi ký vào thỏa thuận với Mỹ và Nga để đổi lại được đảm bảo an ninh và toàn vẹn lãnh thổ.
Hôm 25.4, các hạ nghị sĩ của hai đảng tại Mỹ giới thiệu nghị quyết tái khẳng định lập trường rằng Ukraine nên được khôi phục lãnh thổ như được quốc tế công nhận vào năm 1991, gồm các vùng Crimea, Donbass, Kherson và Zaporizhzhia, những nơi mà Nga đã tuyên bố sáp nhập bất chấp sự phản đối của Kyiv.
Nghị quyết còn nhấn mạnh rằng Mỹ phải làm việc cùng các đồng minh và đối tác để đảm bảo Nga bồi thường cho Ukraine, đồng thời vận động cộng đồng quốc tế hỗ trợ khôi phục Ukraine, theo đại sứ Mỹ tại Kyiv Oksana Markarova.
"Cần một sự dũng cảm to lớn để công khai thừa nhận những sai lầm trong quá khứ. Nghị quyết của Hạ viện là rõ ràng: thật không may là Mỹ, cùng với các nước phương Tây khác, đã khuyến khích Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân và các vũ khí khác để đảm bảo an ninh và ổn định tại khu vực được che chở. Đây là chính sách sai lầm bị kẻ xâm lược diễn dịch sai và dẫn đến một cuộc chiến tranh lớn tại châu Âu", ông Podolyak viết trên Twitter.
Theo vị cố vấn, cách duy nhất để đảm bảo an ninh tại châu Âu giờ đây là tôn trọng luật quốc tế, giành lại các vùng lãnh thổ cho Ukraine, đưa tội phạm chiến tranh ra công lý và kết nạp Ukraine vào NATO.
Nga cảnh báo nguy cơ đối đầu quân sự trực tiếp với Mỹ
Trong tháng này, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng thừa nhận vai trò cá nhân trong cuộc xung đột tại Ukraine vì ông đã thuyết phục Kyiv từ bỏ vũ khí hạt nhân. "Không ai tin rằng Nga lại thực hiện trò này nếu Ukraine vẫn còn vũ khí (hạt nhân) của họ", ông Clinton nói với đài RTE của Ireland, cho biết Ukraine từng lo sợ khi từ bỏ những vũ khí đó.
Ukraine họp khẩn sau vụ rò rỉ tài liệu mật của Mỹ Ukraine đã tổ chức họp khẩn tại trụ sở của sở chỉ huy tối cao các lực lượng vũ trang nước này nhằm ngăn chặn rò rỉ thông tin quân sự. Ảnh minh họa: Pravda.com.ua Theo hãng tin Reuters, các nhà lãnh đạo Ukraine ngày 7/4 đã thảo luận các biện pháp ngăn chặn rò rỉ thông tin quân sự sau khi các...