Ukraine lên kế hoạch giao phi cơ lớn nhất thế giới cho Trung Quốc
Ukraine hôm qua thông báo nước này có thể chuyển chiếc máy bay lớn nhất thế giới, vốn được phát triển phục vụ chương trình tàu con thoi bị hủy bỏ của Liên Xô, cho Trung Quốc sau 5 năm nữa.
Một phần khung máy bay AN-225 Mriya tại nhà máy sản xuất phi cơ của công ty Antonov ở Ukraine. Ảnh: AFP
Chiếc máy bay vận tải hạng nặng AN-225 Mriya 6 động cơ đầu tiên do nhà sản xuất phi cơ Antonov chế tạo vào những năm 1980, theo AFP. Antonov và Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc hôm 30/8 ký một biên bản ghi nhớ thống nhất tái khởi động sản xuất mẫu máy bay này ở Trung Quốc theo giấy phép từ Ukraine.
Chiếc Mriya còn hoạt động duy nhất lần gần đây nhất hoàn thành chuyến vận chuyển hàng từ Czech đến Australia hồi tháng 5. Chiếc thứ hai mới chỉ hoàn thiện một phần và vẫn nằm trong kho của Ukraine suốt 28 năm qua.
Gennadiy Gabruk, điều phối viên thuộc Antonov phụ trách dự án ở Trung Quốc, cho biết chiếc Mriya chế tạo dang dở sẽ được nâng cấp toàn bộ và chuyển đến Trung Quốc “với điều kiện tối ưu” vào năm 2021.
Theo biên bản ghi nhớ, việc sản xuất hàng loạt máy bay vận tải Mriya sẽ được tiến hành ngay sau khi đôi bên giải quyết tất cả những chi tiết liên quan tới kỹ thuật. Trung Quốc hiện chưa tiết lộ họ có kế hoạch gì với chiếc phi cơ này.
Một số chuyên gia quân sự suy đoán Trung Quốc không có ý định dùng Mriya cho chương trình không gian. Thay vào đó, Bắc Kinh sẽ sử dụng chúng như máy bay vận tải hạng nặng phục vụ các dự án nội địa và quốc tế.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Bí mật thảm họa tàu ngầm kinh hoàng nhất trong lịch sử Liên Xô
Thảm họa tàu ngầm Komsomolets không chỉ khiến 42 thủy thủ chết thảm mà còn làm nó chìm sâu dưới đáy biển hoang lạnh và có nguy cơ gây rò rỉ phóng xạ.
Trong cuộc đua giữa "kẻ tám lạng, người nửa cân" suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ liên tục lập những kỷ lục "đầu tiên" về tàu ngầm, bao gồm:
Xuất xưởng chiếc tàu ngầm USS Nautilus (SSN 571) chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới năm 1954; và chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo chiến lược đầu tiên USS George Washington (SSBN 598) năm 1960 thì Liên Xô đang vô cùng lo lắng và sốt sắng.
Sau khi chế tạo thành công tàu ngầm K-19 năm 1959 (thế hệ tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo đầu tiên của Liên Xô) để bắt kịp Mỹ, năm 1966 Liên Xô bắt tay ngay vào việc chế tạo chiếc tàu ngầm quân sự lặn sâu nhất thế giới.
8 năm sau, vào năm 1974, sau một thời gian dài tiêu tốn rất nhiều công sức và tiền bạc, cuối cùng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Komsomolets có khả năng lặn sâu nhất thế giới của Liên Xô cũng hoàn thành.
Video đang HOT
Tàu ngầm lặn sâu nhất thế giới Komsomolets, trở thành niềm tự hào lớn lao của Hải quân Liên Xô.
Komsomolets trở thành niềm tự hào lớn lao của Hải quân Liên Xô khi nắm giữa kỷ lục mà nhiều quốc gia trên thế giới phải thèm muốn: Với lớp vỏ thiết kế bằng titan có khả năng chịu lực cao, tàu ngầm hạt nhân Komsomolets có thể lặn ở độ sâu mà chưa một chiếc tàu ngầm nào tính đến đầu thế kỷ 21 đạt đến: 1.000 mét.
Vào ngày 4/8/1984, tàu ngầm Komsomolets lập kỷ lục thực tế khi lặn được ở độ sâu 1.020 mét tại biển Na Uy. Từ đó, Komsomolets bắt đầu thực hiện các chuyến tuần tra dưới biển sâu.
Tàu ngầm Komsomolets ký hiệu K.278 có tổng chiều dài 122 mét, rộng 11,5 mét, thuộc lớp 685 Plavnik-class. Tàu có sức chứa khoảng gần 100 thủy thủ.
Nhờ khả năng lặn sâu vô địch và được trang bị 22 tên lửa hành trình và hai ống phóng ngư lôi, tàu ngầm hạt nhân Komsomolets được mệnh danh là "bất khả xâm phạm" vì không 1 tàu ngầm nào có khả năng địch lại nó.
Komsomolets được mệnh danh là "bất khả xâm phạm".
Việc Komsomolets ra đời đã khiến Liên Xô đứng ở thế thượng phong so với Mỹ trong cuộc đua không ngừng nghỉ thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Thế nhưng, một thảm họa đã xảy ra. Nếu như kỷ lục mà Komsomolets đạt được khiến nó nổi tiếng bao nhiêu thì thảm họa mà nó phải hứng chịu cũng khiến nó nổi tiếng không kém bấy nhiêu.
Thảm họa biến Komsomolets trở thành "cỗ quan tài sắt" chìm dưới biển sâu
Việc Liên Xô gặp các thảm họa hạt nhân và phi hạt nhân là điều không hiếm trong hồ sơ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên, thảm họa xảy ra vào năm 1989 này của tàu ngầm hạt nhân lặn sâu nhất thế giới khiến Liên Xô một phen chao đảo.
15 năm sau ngày ra đời, Komsomolets phải hứng chịu một thảm họa biến nó trở thành "cỗ quan tài sắt" khổng lồ chìm dưới biển sâu.
Ngày 7/4/1989, khi đang tuần tra tại vùng biển Barents (thuộc Bắc Băng Dương, ở phía bắc Na Uy và Nga) ở độ sâu 381 mét, một sự cố kỹ thuật đã chấm dứt hoàn toàn "đế chế" tàu ngầm lặn sâu nhất thế giới của Liên Xô.
Ngày 7/4/1989 trở thành ngày định mệnh của con tàu và toàn bộ thủy thủ đoàn:
Sau khi kết thúc cuộc tuần tra, Komsomolets trở về căn cứ như dự kiến. Vào lúc 11 giờ trưa, báo cáo của sĩ quan trực tàu cho biết các khoang của tàu vẫn hoạt động bình thường.
Thế nhưng, chỉ 3 phút sau, hệ thống báo động hú vang khi nhiệt độ ở khoang 7 của tàu (gần đuôi tàu) cao bất thường ở nhiệt độ 70 độ C.
Bằng cách nào, một tia dầu đã xịt lên bề mặt nóng trong khoang làm bùng lên ngọn lửa lớn. Sĩ quan đang trực tại khoang 7 liên lạc với thuyền trưởng nhưng không được.
Sau khi được báo cáo xảy ra hỏa hoạn ở khoang số 7 và liên tục liên lạc với thủy thủ khoang 7 nhưng không có tín hiệu, thuyền trưởng tàu quyết định xả khí freon nhằm dập tắt đám cháy trước khi nó lan rộng ra các khoang khác, gây nguy hiểm cho toàn bộ con tàu và 69 thủy thủ.
Freon là một loại khí làm lạnh không màu, không mùi, không cháy nhưng lại gây tử vong cho người nếu tiếp xúc phải.
Kể từ giây phút đó, sĩ quan trực tàu chẳng còn cơ may sống sót. Tai họa không ngừng lại khi khí freon chẳng đủ sức dập tắt ngọn lửa đang càng ngày càng bùng lên dữ dội, khiến khoang 7 trở thành lò nung nóng rẫy.
Lúc xảy ra hỏa hoạn, tàu ngầm Komsomolets đang ở độ sâu 152 mét.
Áp suất khổng lồ tại khoang 7 đã đẩy dầu sang các khoang 6 khiến lửa cháy lan sang các khoang bên cạnh. Ngọn lửa khủng khiếp tới mức, các thủy thủ khoang 6 không kịp đeo mặt nạ khí và đồ bảo hộ. Họ nhanh chóng tử vong trong biển lửa và khí độc freon.
Lúc này, lo sợ lò phản ứng tan chảy, thủy thủ đoàn buộc phải dừng máy phát điện còn lại trong khi máy phát điện trước đã bị hỏng, con tàu dừng lại đột ngột ở độ sâu 152 mét và bắt đầu mất sức nâng.
10 phút sau, lúc 11h13, hệ thống bơm dầu trên tàu bị ngắt, tàu bị mất hệ thống kiếm soát hệ thống áp suất thủy lực để nổi lên mặt nước.
Thuyền trưởng tàu buộc phải ra lệnh quá trình nổi khẩn cấp bằng cách cho nổ các bể nước dằn để tạo phản lực đẩy tàu lên. Sau những cố gắng ban đầu, tàu nổi lên được 91 mét rồi dần dần cũng nổi lên mặt nước.
Tuy nhiên, thảm họa bây giờ mới thực sự bắt đầu. Lúc này, lúc 11h21, toàn bộ các khoang tàu đã chìm trong biển lửa khiến nhiệt độ ở một khoang tàu tăng lên 1.000 độ C.
Khí CO ở khoang 7 phát tán khiến các thủy thủ còn lại mặc dù đã đeo mặt nạ dưỡng khí bắt đầu thấy nôn nao, chóng mặt.
Thuyền trưởng liên tục đánh điện về căn cứ, nhưng sở chỉ huy chỉ nhận được những tín hiệu rời rạc, báo rằng 1 tàu ngầm Liên Xô đang bị mắc kẹt ngoài vùng biển Barents.
Hạm đội phương Bắc lập tức lên đường cứu trợ sau khi xác định rõ tọa độ của tàu Komsomolets. Đến 14h40, máy bay đã tiếp cận được tàu ngầm. Khá nhiều thủy thủ đã được cứu khi bên trong tàu là ngọn lửa nóng hơn 1.000 độ C và bên ngoài là nhiệt độ biển ở mức 2 độ C.
Vị trí tàu Komsomolets chìm (chấm đen).
Con tàu dường như chìm dần khi số thủy thủ trên tàu chưa được cứu hết, thuyền trưởng hạ lệnh tiếp tục cho nổ 2 bể dằn để giữ cho tàu nổi tiếp. Vị thuyền trưởng không lên trực thăng cứu hộ mà tiếp tục xuống dưới để cứu các thủy thủ mắc kẹt.
Komsomolets lúc này chìm rất nhanh, buộc những thủy thủ còn lại phải đóng nắp tháp để không cho nước tràn vào. Những người còn mắc kẹt trong tàu còn tia hi vọng cuối cùng vào những kén thoát hiểm.
Sau tiếng nổ, những chiếc kén vọt lên mặt biển rồi nhanh chóng chìm sâu dưới dòng biển lạnh dò nước tràn vào nắp kén bị bung trước đó.
Kết quả, thuyền trưởng và 4 thủy thủ khác đã vĩnh viễn chìm sâu dưới đáy biển hoang lạnh cùng con tàu Komsomolets xấu số. Cuối cùng, 42 người trong tổng số 69 thủy thủ đã hi sinh.
Thảm họa chìm tàu ngầm Komsomolets ngày 7/4/1989 trở thành thảm họa kinh hoàng nhất trong thế giới tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô.
Không chỉ kết thúc "đế chế" tàu ngầm lặn sâu nhất thế giới, thảm họa Komsomolets còn tạo ra "nguy cơ Tchernobyl" cho vùng biển Bắc Âu khi lò phản ứng và 2 đầu đạn hạt nhân vẫn đang chìm ở độ sâu 1.677 mét.
Nga đã liên tục thực hiện các kế hoạch trục vớt tàu ngầm Komsomolets.
Đến nay, Nga đã liên tục thực hiện các kế hoạch trục vớt tàu ngầm Komsomolets nhằm ngăn chặn thảm họa rò rỉ phóng xạ khi tàu bị nước biển mặn ăn mòn.
Để tránh nguy cơ rò rỉ, Nga đã dùng các biện pháp đặc biệt để vây kín con tàu, biến nó trở thành "nấm mồ chôn titan" khổng lồ ở độ sâu hơn 1.600 mét.
Theo Soha News
'Gấu Nga' Tu-95: Đối thủ xứng tầm của 'Pháo đài bay' B-52 Tu-95 từng được mệnh danh là "lời đáp trả" của Nga với pháo đài bay B-52 của Mỹ. 60 năm trước, ít có chiếc máy bay nào có thể bị nhầm lẫn với máy bay Tupolev Tu-95 "Con gấu" của Liên Xô nhờ vào kích cỡ cực lớn của nó. Cũng ít có loại máy bay nào có thể bay một quãng đường...