Ukraine lên gân, Nga nhắc nhẹ nhớ trả đủ nợ
Nga tuyên bố Ukraine sẽ phải trả đủ nợ sau khi Tổng thống Poroshenko tuyên bố sẽ hành quân tới tận Moscow.
Trang Sputnik dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov tuyên bố: “Khoản cho vay của Nga là nợ quốc gia. Đối với nợ quốc gia có các thủ tục giải quyết đặc biệt. Chúng tôi sẽ không tham gia đàm phán với Chính phủ Ukraine về phần này.”
Ông Siluanov đồng thời tuyên bố Moscow sẽ không tham gia vào quyết định của câu lạc bộ các chủ nợ của Ukraine.
Ngoài ra, ông còn cho hay Nga sẽ có đề nghị với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong trường hợp Ukraine không trả nợ.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov: Ukraine sẽ phải thanh toán đầy đủ số nợ với Nga
Ông nêu rõ: “Chúng tôi sẽ khiếu nại lên các cơ quan tư pháp có liên quan. Vì chúng tôi cũng là thành viên IMF, nên chúng tôi sẽ đưa vấn đề này ra trước tổ chức tài chính quốc tế về tính khả thi của chương trình Ukraine mà IMF thông qua hôm nay”.
Cùng ngày, tạp chí Korrespondent (Ukraine) đăng bài viết về tham vọng chiếm lại Donbass và Crime của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trong đó có cả việc đánh chiếm Moskva.
Theo kịch bản thứ nhất, các lực lượng Ukraine tiếp tục phát động chiến dịch quân sự nhằm giải phóng khu vực miền đông đồng thời tiến thẳng vào thủ đô Moscow.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là kịch bản mà ông Poroshenko đưa ra và ngay sau đó ông cũng nói rằng đây là “một cuộc phiêu lưu mạo hiểm” và rằng “người dân Ukraine chống lại kịch bản đó”.
Thứ hai, là dựng lên một bức tường và từ bỏ khu vực miền Đông.
Video đang HOT
“Chúng tôi có thể sống mà không cần đến vùng Donbass. Đây là một kịch bản có thể xảy ra. Tuy nhiên, với tư cách là Tổng thống của Ukraine , tôi sẽ không làm điều đó. Tôi sẽ không từ bỏ bất kỳ vùng đất nào dù là nhỏ bé của Ukraine cho bất kỳ ai. Tôi sẽ chiến đấu để đưa vùng Donbass và bán đảo Crimea về lại quyền kiểm soát của Kiev”, ông Poroshenko cho biết.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tham vọng tiến quân tới thẳng Moscow.
Cách thứ ba là cách dễ chấp nhận nhất và đó chính là các thỏa thuận Minsk, Tổng thống Ukraine chỉ ra.
Theo thỏa thuận Minsk, hai bên sẽ thực thi lệnh ngừng bắn, rút vũ khí hạng nặng, trao đổi tù nhân và để Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) thực hiện việc giám sát tình hình.
“Hiện tại, tôi đang cố gắng làm hết sức minh để thỏa thuận Minsk có thể được thực hiện nghiêm túc và từ đó Kiev có thể khôi phục quyền kiểm soát vùng Donbass”, ông Poroshenko cho hay.
Trước đó, ngày 2/9, tờ Lenta dẫn nguồn tin Tổng thống Petro Poroshenko đã kêu gọi tất cả các nước trên thế giới đoàn kết lại để chống lại “sự xâm lược” của Nga.
Kiev luôn luôn gọi Moscow là kẻ xâm lược và khẳng định rằng Nga hỗ trợ các lực lượng ly khai tại khu vực Donbass- miền Đông Ukraine, trong đó cung cấp vũ khí cho lực lượng dân quân cũng như gửi quân nhân đến huấn luyện cho lực lượng này.
Ngoài ra, Ukraine cũng cáo buộc Nga chiếm đóng bất hợp pháp bán đảo Crimea – chủ quyền của Ukraine.
Vũ Phong(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Khủng hoảng lãnh đạo Malaysia: Ba kịch bản có thể xảy ra
Sau khi bị Wall Street Journal cáo buộc "biển thủ" 700 triệu USD công quĩ, Thủ tướng Malaysia Najib Razak sẽ phải đối mặt với ba kịch bản sau đây.
Về vụ Wall Street Journal cáo buộc Thủ tướng Malaysia biển thủ 700 triệu USD công quĩ, Phó Thủ tướng gọi cáo buộc này là "rất nghiêm trọng". Phe đối lập đã kêu gọi triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về tương lai của Thủ tướng Najib Razak.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak.
Dưới đây là ba kịch bản mà Thủ tướng Najib Razak có thể sẽ phải đối mặt.
1. Bị truy tố?
Tổng Công tố Abdul Gani Patail hiện đang dẫn đầu một nhóm đặc nhiệm đến từ nhiều cơ quan để xem xét các cáo buộc chống lại Thủ tướng Najib. Nhóm công tác này bao gồm quan chức của Ủy ban Chống tham nhũng Malaysia (MACC), cảnh sát và Ngân hàng Trung ương (Ngân hàng Negara). Nhóm đặc nhiệm này đã lục soát các công ty SRC International Sdn Bhd, Gandingan Mentari Sdn Bhd và Ihsan Perdana Sdn Bhd vào ngày 3/ 7 để thu thập tài liệu.
Ủy ban Chống tham nhũng Malaysia (MACC) đã cam kết sẽ tiến hành một cuộc điều tra độc lập và chuyên nghiệp. Nhưng do ủy ban này thuộc phạm vi quản lý hành chính của Văn phòng Thủ tướng, nên một số nhà phê bình nghi ngờ liệu cơ quan này có "độc lập" như đã tuyên bố hay không.
Nếu Tổng công tố Abdul Gani Patail truy tố Thủ tướng Najib, đây sẽ là lần đầu tiên một thủ tướng Malaysia bị khép tội và sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng.
Ông Najib không phải là nhà lãnh đạo đầu tiên của liên minh cầm quyền Barisan Nasional (BN) bị điều tra về các giao dịch liên quan đến hàng triệu USD trong tài khoản cá nhân. Trước đó, Thủ hiến bang Sabah, ông Musa Aman, đã bị điều tra về các khoản tiền được cho là chuyển qua Hong Kong vào tài khoản của ông. Nhưng ông Musa Aman đã thoát tội sau khi giải thích rằng số tiền này là của đảng UMNO trong liên minh cầm quyền và là một phần của "những đóng góp chính trị".
2. Bỏ phiếu bất tín nhiệm?
Hai đảng đối lập chính ở Malaysia là Đảng Hành động Dân chủ (DAP) và Parti Keadilan Rakyat (PKR) đã kêu gọi triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về tương lai của Malaysia sau cáo buộc của báo The Wall Street Journal. Ngay cả trước khi các cáo buộc nổi lên vào tuần trước, đảng đối lập bảo thủ Parti Islam SeMalaysia (PAS) trong tháng 4/2015 đã đề xuất bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng Najib do cáo buộc quản lý yếu kém về tài chính.
Trong một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, Thủ tướng Malaysia sẽ tại vị, nếu giành được đa số phiếu ủng hộ trong Quốc hội. Tại Malaysia, Thủ tướng Najip phải giành được ít nhất 112 phiếu ủng hộ trong tổng số 222 nghị sĩ Quốc hội.
Nhưng do liên minh cầm quyền BN chiếm đa số cách biệt trong Quốc hội, khả năng ông Najip thất bại trong một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm là không cao.
Nếu thất bại trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, thủ tướng Najip hoặc từ chức hoặc giải tán Quốc hội và một cuộc tổng tuyển cử mới sẽ được tổ chức.
Các nhà quan sát chính trị nói rằng một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm dường như sẽ không diễn ra vì các nhà lãnh đạo BN không muốn mạo hiểm đánh mất chính phủ. Họ chỉ đơn giản là sẽ ủng hộ một ứng cử viên thủ tướng khác.
3. Bị khai trừ khỏi đảng cầm quyền UMNO?
Tại cuộc họp Hội đồng tối cao của đảng UMNO cầm quyền hồi tháng trước, Thủ tướng Najib đã thành công trong việc trì hoãn bầu cử đảng thêm 18 tháng đến giữa năm 2018. Điều này đã đem lại cho ông nhiều thời gian hơn để đối phó với sự chia rẽ trong nội bộ UMNO, sau sự chỉ trích của người tiền nhiệm có uy tín là cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad.
Nhưng với diễn biến trong vài ngày qua, quyết định hoãn bầu cử không thể giúp UMNO đối phó với những thách thức hiện nay. Một số nghị sĩ UMNO cảm thấy rằng việc chuyển công quỹ vào các tài khoản ngân hàng cá nhân của ông Najib dẫn đến cáo buộc rằng công quĩ đã được sử vào việc giúp liên minh cầm quyền BN giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2013.
Cho đến nay, không có lãnh đạo đảng cầm quyền UMNO nào bị loại bỏ thông qua một cuộc bỏ phiếu chính thức. Trước đó, có hai nhà lãnh đạo đảng đã bị buộc phải "rút lui trong danh dự". Một trong hai vị nói trên là Thủ tướng tiền nhiệm Abdullah Badawi, ngườiđã bị buộc phải ra khỏi UMNO sau khi đối mặt cáo buộc tương tự của cựu Thủ tướng Mahathir. Còn người kia là "cha đẻ Malaysia" Tunku Abdul Rahman.
Theo NTD
Mỹ-EU cuống cuồng níu giữ Hy Lạp? Chưa từng có quốc gia nào rời khỏi Eurozone từ khi thành lập. Mỹ và EU đang nỗ lực hành động để tránh kịch bản Athens sụp đổ. Trong nỗ lực cứu Hy Lạp thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ sau khi cử tri nước này nói "không" với các biện pháp "thắt lưng buộc bụng," ngày 6/7, Nhà Trắng kêu gọi Athens...