Ukraine lại chơi ngông với Nga?
Bất chấp những dấu hiệu tích cực từ Moskva, chính quyền Poroshenko đã từ chối mua khí đốt của nước này và chuyển hướng sang các nước châu Âu.
Ukraine mua 1,7 tỷ m3 khí đốt của châu Âu
Tập đoàn khí đốt quốc gia Naftogaz của Ukraine ngày 14/1 thông báo đã ký hợp đồng mua 1,7 tỷ m3 khí đốt của 5 công ty châu Âu bằng tiền vay của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD).
Theo Naftogaz, tập đoàn đã ký hợp đồng mua số khí đốt trên giao trong thời gian từ tháng 12/2015 đến tháng 3/2016, với giá 188-211 USD/1.000m3. Hợp đồng được ký theo hình thức đấu thầu chọn mức giá thấp nhất với các công ty của Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Đức và Italy.
Naftogaz cho biết thêm cũng đã ký hợp đồng mua khí đốt bằng tiền ngân sách nhà nước tại thị trường châu Âu với các điều kiện cạnh tranh.
Tuyên bố trên của Tập đoàn khí đốt quốc gia Naftogaz được coi là tiếp nối thái độ cương quyết của chính quyền Kiev với Moskva trong việc thỏa thuận mua dầu cũng như khí đốt trước đó.
Ukraine quyết định từ chối mua khí đốt của Nga và chuyển hướng sang 5 công ty ở châu Âu.
Hôm 10/1 Thủ tướng Ukraine, ông Arseny Yatsenyuk đã tuyên bố Chính phủ nước này không chấp nhận giá chào bán khí đốt của Nga do cao hơn giá khí đốt của Liên minh châu Âu (EU).
Video đang HOT
Ông Yatsenyuk cho biết giá trung bình mua khí đốt của EU là khoảng 200 USD, thấp hơn mức mà ngày 1/1, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thông báo sẽ bán cho Ukraine là 212,3 USD/1.000. Mức giá trên đã được giảm 17,7 USD/1.000 m3 so với mức giá mà tập đoàn khí đốt độc quyền của Nga Gazprom tuyên bố sẽ bán cho Ukraine trong quí I năm nay hồi tháng 12 năm ngoái.
Ông Yatsenyuk cũng cho biết thêm hiện trong các hầm chứa dưới lòng đất của Ukraine trữ 14 tỷ m3 khí đốt, “nhiều hơn 2,3 tỷ m3 so với năm ngoái”.
Rõ ràng có thể thấy rằng dù Moskva đã nhân nhượng và tiếp tục giảm giá dầu cho chính quyền Poroshenko nhưng Kiev vẫn chưa hài lòng và muốn o ép, tạo sức ép với điện Kremlin để thu thêm lợi nhuận cho mình.
Nhiều lần chơi ngông
Các chuyên gia cho rằng, dù thực tế còn nhiều khó khăn và thậm chí phụ thuộc nhiều vào Nga, nhưng Ukraine luôn tận dụng mọi cơ hội có được để hành xử kiểu thách thức với Moskva.
Thực tế nhiều năm qua, Nga đã trở thành nhà cung cấp khí đốt cũng như điện chính cho Ukraine với mức giá hợp lý và có nhiều nhân nhượng.
Thời gian đầu khi Moskva sát nhập Crimea vào lãnh thổ nước này theo ý nguyện của người dân trên bán đảo, mối quan hệ hợp tác giữa 2 nước đã trở nên gián đoạn và tồn tại nhiều bất đồng, mâu thuẫn.
Dù thường xuyên đưa ra những cáo buộc, lên án hành động của Nga, thậm chí tung ra những đòn trả đũa nhưng chính quyền Tổng thống Poroshenko lại liên tục yêu cầu điện Kremlin giảm giá khí đốt và lùi hạn phải trả khoản tiền 3 tỷ USD từ trước đó.
Dù khó khăn nhưng chính quyền Poroshenko tiếp tục chơi ngông với Moskva
Trong khi Moskva luôn bán điện cho chính quyền Poroshenko với giá rẻ nhất thì Ukraine lại liên tiếp lợi dụng việc cung cấp nguồn điện cho bán đảo Crimea để o ép, ra điều kiện với Nga, thậm chí đưa ra các mức giá cắt cổ.
Không chỉ thế, chính quyền Kiev đã từng nhiều lần cắt điện, cắt nước ngọt, làm ngơ cho các phần tử cực đoan thuộc tổ chức “Khu vực cánh hữu” (Pravyi Sector) phong tỏa các tuyến đường vận tải trên bộ và trên biển, phá các tuyến đường dây tải điện tới Crimea, nhằm bóp nghẹt cuộc sống của nhân dân nơi đây.
Đứng trước hành động ngang ngược này của Ukraine, Moskva đã quyết định hủy bỏ các “hợp đồng ánh sáng” với Kiev bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.
Trong một nỗ lực nữa nhằm đáp trả lại Nga, chính quyền Poroshenko đã quyết định ký kết thỏa thuận thương mại tự do với liên minh EU từ ngày 1/1/2016 nhằm ép ngược nền kinh tế Nga. Thậm chí Kiev còn tiếp tục tung ra những đòn cấm vận ngược để chặn đứt mọi cơ hội cải thiện tình hình thực phẩm, hàng hóa của điện Kremlin.
Tuy nhiên trước những đòn từ Ukraine, điện Kremlin luôn tỏ thái độ điềm tĩnh và từng bước hóa giải, khiến Kiev phải nhận thêm những đòn đau hơn.
Trung Dũng (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Ukraine bất ngờ khiến Nga "mát lòng mát dạ"
Giữa lúc quan hệ giữa Nga và Ukraine đang "căng như dây đàn", Kiev bất ngờ khiến Moscow "mát lòng mát dạ" khi tuyên bố không muốn Mỹ thiết lập một căn cứ quân sự trên đất của họ.
Ảnh minh họa
Việc Mỹ dựng một căn cứ quân sự ở Ukraine sẽ đi ngược lại hiến pháp của đất nước, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine - ông Stepan Poltorak mới đây đã tuyên bố với báo chí địa phương như vậy.
Dù quân đội hai nước Mỹ và Ukraine đang hợp tác chặt chẽ với nhau thì vấn đề thiết lập một căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Ukraine thậm chí cũng không được đề cập đến, Bộ trưởng Poltorak nhấn mạnh.
"Vấn đề đó thậm chí không hề được xem xét. Hiến pháp Ukraine không cho phép một sự lựa chọn như vậy. Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa quân đội hai nước Mỹ và Ukraine cho phép chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau", ông Poltorak cho hay.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nói thêm rằng, ông hy vọng một lữ đoàn chung giữa ba nước Ukraine-Ba Lan-Lithuania sẽ sớm được thiết lập và điều đó sẽ cho phép Ukraine thực hiện các tiêu chuẩn quân sự của NATO.
Năm 2015, Quốc hội Ukraine đã thông qua một dự luật mới cho phép những người nước ngoài được gia nhập và phục vụ trong quân đội Ukraine trên cơ sở hợp đồng. Luật trên cũng quy định, người nước ngoài hoặc những người chưa thuộc quốc gia nào có thể trở thành sĩ quan của quân đội Ukraine sau khi được trao quy chế công dân Ukraine.
Theo_VnMedia
Lộ mức giá tên lửa Pháp không kích IS Theo RT, phi đội Rafale của Pháp trang bị tên lửa hành trình SCALP cất cánh từ UAE vào đêm 2/1 tấn công IS gần thành phố Aleppo tại Syria. Theo nguồn tin này, phi đội này gồm 4 tiêm kích Rafale được trang bị tên lửa hành trình tầm xa Scalp đã cât cánh từ UAE. Phi đội này đã trở lại...