Ukraine kêu gọi phương Tây viện trợ thêm 300 hệ thống pháo phản lực
Một cố vấn của Tổng thống Ukraine đã nêu số lượng pháo phản lực mà quân đội nước này kêu gọi phương Tây viện trợ.
Pháo phản lực phóng loạt M270 của quân đội Anh (Ảnh: Bulgarian Military).
Tass dẫn lời Mikhail Podolyak, một cố vấn thuộc văn phòng Tổng thống Ukraine, cho biết nước này đã đề nghị các đồng minh phương Tây viện trợ thêm 300 hệ thống pháo phản lực phóng loạt.
Theo ông Podolyak, tính đến thời điểm hiện tại của cuộc chiến, khoảng 90% thiệt hại của quân đội Ukraine là do lực lượng pháo binh Nga gây ra. Chính vì vậy, số lượng 300 đơn vị pháo phản lực trên đang được coi là vô cùng cấp bách trong việc giúp Ukraine cân bằng ưu thế trên chiến trường.
Cũng theo thông báo mới nhất của giới chức Ukraine, 3 hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 sẽ được Anh chuyển giao cho Ukraine trong thời gian tới. Số lượng pháo này nằm trong cam kết viện trợ của Anh dành cho chính quyền của Tổng thống Zelensky.
Video đang HOT
Trước đó, quân đội Mỹ cũng đã tuyên bố sẽ chuyển giao các hệ thống pháo phản lực phóng loạt cùng đạn dược đi kèm cho Ukraine. Số pháo phản lực này sẽ được điều chỉnh tầm bắn nhằm đảm bảo rằng quân đội Ukraine sẽ không thể sử dụng vũ khí Mỹ để tấn công sang lãnh thổ Nga.
Tuy nhiên, nhiều nguồn tin thân cận với Lầu Năm Góc tiết lộ Mỹ sẽ không viện trợ quá 10 hệ thống pháo phản lực cho quân đội Ukraine trong đợt này. Đây là con số quá ít ỏi so với nhu cầu thực tế trên chiến trường của Ukraine.
Trong thời gian gần đây, quân đội Nga đã liên tục thực hiện các cuộc tấn công dưới hình thức hợp đồng tác chiến giữa các lực lượng pháo binh, tên lửa và không quân nhằm vào các mục tiêu của quân đội Ukraine. Ưu thế hỏa lực vượt trội này của Nga đã gây thiệt hại nặng nề cho Ukraine và giảm đi đáng kể độ hiệu quả của những nỗ lực phản kháng từ quân đội chính phủ.
Nga tố Ukraine thay đổi trong dự thảo thỏa thuận hòa bình mới
Những điều khoản trong thỏa thuận dự thảo mà Ukraine gửi tới đoàn đàm phán Nga ngày 6/4 xa rời những gì nước này từng vạch ra trong cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng trước, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho hay.
"Hôm qua, phía Ukraine đã gửi các thỏa thuận dự thảo mới tới đoàn đàm phán của chúng tôi nhưng dự thảo này cho thấy sự xa rời rõ ràng so với những điều khoản chủ chốt mà Kiev vạch ra trong cuộc gặp ở Istanbul ngày 29/3. Những điều khoản này thậm chí từng được ấn định trong tài liệu do trưởng đoàn đàm phán Nga, ông David Arakhamia ký kết", Ngoại trưởng Lavrov nhận định trong bài phát biểu qua video ngày 7/4.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Tass
Ngoại trưởng Nga cũng nhắc lại dự thảo thỏa thuận ở Istanbul mà theo đó, phía Ukraine đã nhất trí rằng những đảm bảo an ninh trong tương lai cho Ukraine sẽ không áp dụng với Crimea và Sevastopol.
Tuy nhiên, theo ông Lavrov, "dự thảo được gửi đi ngày hôm qua không bao gồm tuyên bố rõ ràng này. Thay vào đó, nó chỉ đưa ra những nhận định mơ hồ về một kiểu "kiểm soát hiệu quả như ngày 23/2", thời điểm trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Lavrov cho biết phía Ukraine đã đưa ra yêu cầu rằng vấn đề Crimea và Donbass sẽ được thảo luận ở cấp Tổng thống giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Ukraine.
"Tất cả chúng ta đều nhớ Tổng thống Zelensky đã nhắc lại nhiều lần rằng một cuộc gặp như vậy chỉ có thể diễn ra sau khi kết thúc xung đột. Ở giai đoạn tiếp theo, Ukraine có khả năng sẽ yêu cầu Nga rút quân và đưa ra ngày càng nhiều điều kiện. Có thể thấy rõ kế hoạch này của Ukraine và điều đó là không thể chấp nhận được", ông Lavrov nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Nga cũng nhắc lại rằng Nga đã phản ứng trước lập trường thực tế hơn của Ukraine sau cuộc gặp tại Istanbul bằng cách giảm đáng kể hành động quân sự theo hướng Kiev và Chernigov để thể hiện thiện chí trong nỗ lực thúc đẩy đàm phán.
"Tuy nhiên, đổi lại, những gì chúng tôi nhận được là cáo buộc ở Bucha, sự kiện được phương Tây sử dụng ngay lập tức để thông báo lệnh trừng phạt mới", ông Lavrov bình luận.
Nhà ngoại giao Nga cũng chỉ ra rằng, dự thảo thỏa thuận ngày 29/3 khẳng định rõ bên cạnh việc tuyên bố tình trạng trung lập, không liên minh và phi hạt nhân, Ukraine sẽ cam kết không cho phép tiến hành các cuộc tập trận quân sự liên quan đến quân đội nước ngoài trên lãnh thổ của mình nếu không nhận được sự cho phép từ các quốc gia đảm bảo, trong đó có Nga.
"Trong dự thảo thỏa thuận chúng tôi nhận được ngày hôm qua, điều khoản rõ ràng này đã bị thay thế. Hiện nay, dự thảo đó nói rằng các cuộc tập trận chỉ có thể tiến hành với sự nhất trí của phần lớn các quốc gia đảm bảo mà không hề đề cập tới Nga".
Ngoại trưởng Nga nhận định, thái độ đó của Ukraine đã cho thấy "ý định thực sự của Kiev", đó là hủy hoại quá trình đàm phán bằng cách xa rời sự nhất trí chung đã đạt được giữa hai bên.
Ông Lavrov nhấn mạnh, bất chấp "những hành vi khiêu khích này", Nga sẽ tiếp tục đàm phán và thúc đẩy các đề xuất "rõ ràng", cũng như vạch ra đầy đủ "những lập trường và yêu cầu then chốt mà chúng tôi đặt ra từ đầu".
Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 6/4 Dưới đây là một số diễn biến quan trọng liên quan đến tình hình chiến sự ở Ukraine ngày 6/4. Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine không còn lựa chọn nào khác ngoại trừ đàm phán với Nga: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhận định với báo giới rằng ông "không có lựa chọn nào khác" ngoại trừ tiếp tục duy trì các...