Ukraine kêu gọi NATO triển khai quân
Việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi đồng minh NATO đưa quân đến rất quan trọng, cho thấy sự thay đổi của cuộc chiến và nhu cầu của Ukraine khi căng thẳng với Nga leo thang gần đây.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: AFP).
Đề cập về khả năng triển khai quân đội nước ngoài ở Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 10/1 cho biết: “Năm ngoái, Pháp đề xuất ý tưởng triển khai quân đội ở Ukraine để mang hòa bình đến gần hơn. Chúng ta đều hiểu rằng mục tiêu của Nga không thay đổi. Họ muốn hủy hoại hoàn toàn Ukraine và chia rẽ chúng ta. Vì vậy, mục tiêu của chúng tôi là tìm ra càng nhiều công cụ càng tốt để buộc Nga phải đồng ý thỏa thuận hòa bình”.
Ông kêu gọi các đồng minh đưa bộ binh đến Ukraine, tin rằng điều đó có thể buộc Nga chấp nhận hòa bình.
Ông nói thêm rằng Ukraine và các đồng minh nên “có cách tiếp cận thực tế hơn để biến điều này thành hiện thực”. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi cũng đã nghe thấy tín hiệu từ một số đối tác, như Anh, ủng hộ điều này. Chúng tôi phải mạnh dạn và khám phá việc sử dụng công cụ thực sự mạnh mẽ”.
Bình luận của ông Zelensky dường như cho thấy rằng ông không tin Moscow sẽ tự nguyện đàm phán hòa bình và rằng xung đột có thể chưa đến hồi kết.
Trước đó, Pháp đề cập đến khả năng triển khai quân tới Ukraine và không loại trừ ý tưởng này.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Paris không có kế hoạch triển khai quân đội kể từ mùa xuân năm ngoái, nhưng “không loại trừ bất kỳ kịch bản nào”.
Paris và các đồng minh NATO khác đã huấn luyện hơn 100.000 quân Ukraine kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra hồi tháng 2/2022.
Vương quốc Anh trước đây cũng từng tuyên bố họ có thể triển khai quân tới Ukraine để đẩy lùi quân đội Nga. Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson gần đây cho biết London không loại trừ khả năng gửi quân đến Ukraine nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cắt viện trợ quân sự cho Kiev.
Mùa hè năm 2024, Đức được cho là đang phát triển kế hoạch triển khai 800.000 quân Đức và quân đồng minh về phía Đông nếu căng thẳng giữa Nga và Ukraine tiếp tục leo thang. Quân đội sẽ sử dụng các cảng, đường cao tốc và đường sắt của Berlin để đến Ukraine.
Tổng thống Séc gần đây cũng đã chấp thuận 40 đơn xin của công dân muốn chiến đấu cho Kiev, dù Séc chưa chính thức triển khai quân tới Ukraine. Hiện tại còn có hàng chục tình nguyện viên nước ngoài chiến đấu cho Ukraine đến từ Mỹ, Canada và các nước châu Âu khác.
Wojciech Konończuk, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phương Đông (OSW), nhận định phương Tây ít khả năng triển khai quân đội đến Ukraine trong tương lai gần, ít nhất là trong 6 tháng tới bởi vì việc đóng băng tiền tuyến dường như không phải là một kịch bản có thể xảy ra trong khung thời gian này.
“Những gì chúng ta nên mong đợi có lẽ là một nỗ lực đàm phán giữa Moscow và Kiev do chính quyền Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thúc đẩy, nhưng giao tranh chưa thể kết thúc ngay”, ông Wojciech nói.
Ông lý giải: “Moscow hy vọng Ukraine sẽ đầu hàng trên thực tế và tìm cách thiết kế một cấu trúc an ninh châu Âu mới. Kiev sẵn sàng thừa nhận thực tế rằng họ sẽ không thể giành lại các vùng lãnh thổ đang bị Nga kiểm soát trong tương lai gần, nhưng cũng không thể nhiều hơn thế”.
Ông lưu ý thêm, hiện chưa rõ kế hoạch của ông Trump nhằm giải quyết xung đột Ukraine, “nhưng ông ấy chắc chắn sẽ mong đợi châu Âu đóng góp lớn hơn nhiều để hỗ trợ Ukraine, khi đó EU sẽ sớm phải đối mặt với những quyết định khó khăn”.
Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine
Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân.
"Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng nếu Nga không có vũ khí hạt nhân, chúng tôi sẽ có mặt ở Ukraine và đuổi họ ra ngoài", đô đốc Rob Bauer, đứng đầu Ủy ban Quân sự NATO sắp mãn nhiệm, nhấn mạnh tại Hội nghị thượng đỉnh quốc phòng Prague IISS ở Cộng hòa Czech hôm 10.11, theo báo Newsweek.
Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, trong khi Mỹ đứng thứ hai. Tổng cộng, Moscow và Washington kiểm soát khoảng 90% vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.
Trong NATO, Mỹ, Anh và Pháp có vũ khí hạt nhân, nhưng một số căn cứ khác ở châu Âu cũng có vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ.
Kịch bản quân NATO chiến đấu cho Ukraine phần lớn đã không còn được đưa ra thảo luận, dù đã có người nước ngoài gia nhập lực lượng Ukraine với tư cách là những người tình nguyện.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars được phóng trong một cuộc thử nghiệm từ sân bay vũ trụ Plesetsk ở vùng Bắc Arkhangelsk của Nga, trong ảnh từ video được phát hành ngày 29.10. ẢNH: REUTERS
Vào tháng 2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã không loại trừ khả năng gửi binh sĩ phương Tây đến Ukraine. Tuy nhiên, khả năng này đã nhanh chóng bị các nước NATO khác bác bỏ. Tổng thư ký NATO khi đó Jens Stoltenberg nhấn mạnh họ không cân nhắc việc gửi quân đến chiến trường. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã liên tục tuyên bố rằng sẽ không có binh sĩ Mỹ nào được triển khai tới Ukraine.
NATO đã tuyên bố rằng họ ủng hộ Ukraine, nhưng không tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Nhiều nước NATO đã đưa quân đến Afghanistan và Iraq trong nhiều năm vào đầu thập niên 2000, nhưng không sẵn sàng đề cập vấn đề triển khai bộ binh của riêng họ tới Ukraine. Kyiv đã tuyên bố họ không yêu cầu những nước ủng hộ mình cung cấp binh sĩ, mà chỉ muốn được viện trợ quân sự.
Theo đô đốc Bauer, chiến đấu ở Afghanistan không giống như chiến đấu chống lại lực lượng Nga ở Ukraine vì Taliban không có vũ khí hạt nhân. "Có một sự khác biệt lớn giữa Afghanistan và Ukraine", ông Bauer nhấn mạnh.
Thủ tướng Hungary: Ông Trump sẽ 'từ bỏ' xung đột ở Ukraine, châu Âu khó viện trợ đủ
Khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt lực lượng răn đe hạt nhân của nước này vào tình trạng báo động cao. Vài tháng sau, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng nguy cơ xung đột hạt nhân đã trở nên "đáng kể".
Cách đây hơn một tháng, Tổng thống Putin ngày 25.9 tuyên bố Nga cần cập nhật học thuyết hạt nhân của mình để xác định những vấn đề có thể khiến Moscow tiến hành cuộc tấn công hạt nhân, theo Đài RT.
Ông Putin khi đó nhấn mạnh Moscow cũng sẽ "nhanh chóng" phản ứng hạt nhân nếu nhận được "thông tin đáng tin cậy" về một cuộc tấn công bằng tên lửa do một quốc gia khác tiến hành vào Nga hoặc đồng minh thân cận nhất của Nga là Belarus.
Nhiều nước nói không với ý tưởng đưa bộ binh đến Ukraine Các bên có phản ứng khác nhau về việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không loại trừ khả năng bộ binh phương Tây sẽ được triển khai tới Ukraine. Quan ngại của các nước NATO Bloomberg hôm qua dẫn lời một quan chức biết rõ những cuộc thảo luận giữa các đồng minh cho hay việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không loại...