Ukraine hủy gần 100 hiệp định song phương với Nga
Ngoại trưởng Ukraine thông báo đã hủy 48 hiệp định song phương với Nga và sẽ tiếp 40 hiệp định khác trong thời gian tới.
Phát biểu trên kênh truyền hình ngày 29/11, Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin thông báo nước này đã hủy 48 hiệp định song phương với Nga thời gian gần đây và sẽ tiếp tục hủy thêm 40 cái khác thời gian sắp tới.
Ngoại trưởng Ukraine Klimkin. Ảnh: Sputnik.
Công bố trên được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Ukraine và Nga tiếp tục xấu đi sau vụ đụng độ giữa tàu chiến hai nước tại Eo biển Kerch, trên biển Azov, ngoài khơi Crimea.
Ông Klimkin cho rằng: Toàn bộ văn bản ký giữa Nga và Ukraine trước năm 2014 không còn ý nghĩa. Tuy nhiên, nước này sẽ thận trọng sao cho việc hủy các hiệp định này không làm tổn hại đến lợi ích của công dân Ukraine.
Hồi tháng 9 vừa qua, Kiev thông báo cho phía Nga về quyết định không gia hạn Hiệp định Hữu nghị, Hợp tác và Quan hệ Đối tác giữa hai nước. Khi đó ông Klimkin đã cảnh báo Ukraine sẽ xem lại toàn bộ hiệp định ký với Nga.
Trong những ngày vừa qua, căng thẳng giữa Nga và Ukraine dường như bị đẩy cao hơn khi có thông tin Nga điều một lực lượng lớn bộ binh, không quân và thiết giáp tới biên giới Ukraine. Còn phía Ukraine thì đáp trả bằng việc kêu gọi phương Tây triển khai tàu chiến đến khu vực căng thẳng để “dằn mặt” Nga./.
Đặng Thùy/VOV1Theo BBC
Liệu có xảy ra cuộc chiến NgaUkraine ở Biển Đen?
Mâu thuẫn Nga-Ukraine lại được đẩy lên một bước mới trong sự cọ sát giữa 2 đại chiến lược "Đông tiến" của NATO và "Chim ưng hai đầu" của LB Nga.
Video đang HOT
Ngày 25/11, FSB (cơ quan an ninh của Nga) cho biết, tàu tuần tra của Nga đã bắt giữ 3 tàu hải quân của Ukraine tại eo biển Kerch kết nối Biển Đen và Biển Azov đồng thời dùng vũ lực để buộc các tàu này ngừng di chuyển bất hợp pháp trong vùng biển của Nga.
Phía Ukraine cho rằng, Nga đã bắt giữ 23 thủy thủ Ukraine và 6 trong số đó đã bị thương.
Ảnh do FSB cho thấy tàu Nga và Ukraine áp sát nhau ở eo biển Kerch ngày 25/11/2018.
Ngay ngày hôm sau (26/11) Quốc hội Ukraine đã thông qua đề xuất thiết quân luật trong vòng 30 ngày để phản ứng và "đối phó với nguy cơ bị tấn công", khiến dư luận quốc tế lo ngại tình hình căng thẳng leo thang có thể xảy ra cuộc chiến giữa Nga với Ukraine.
Đổ lỗi cho nhau
Cơ quan An ninh LB Nga - FSB cho rằng, các tàu của Ukraine đã có "hành động khiêu khích" với "mục đích rõ ràng là tạo tình huống xung đột tại khu vực". Moscow cáo buộc các tàu hải quân Berdyansk, Nikopol và Yany Kapu của của Ukraine đã vi phạm biên giới biển của Nga trên Biển Đen.
Sau động thái bắt giữ 3 tàu Ukraine cùng với các thủy thủ đoàn, Nga đã triển khai hàng loạt tàu chiến, tàu hàng phong tỏa luồng hàng hải dưới cây cầu bắc qua eo biển Kerch, cấm các phương tiện dân sự đi qua vùng biển này, đồng thời triển khai các biên đội cường kích Su-25 và trực thăng tấn công Ka-52 tuần tra xung quanh.
Ngày 26/11, FSB còn cho công bố video thẩm vấn các quân nhân Ukraine trên 3 tàu chiến bị Cảnh sát biển nước này bắt giữ hôm 25/11. Họ thú nhận rằng: "Chúng tôi cố tình phớt lờ yêu cầu dừng lại của cảnh sát biển Nga qua sóng vô tuyến. Trên tàu chúng tôi có súng máy và nhiều đạn dược. Tôi biết rằng đó là hành động khiêu khích".
Vladimir Lesovoy, chỉ huy đơn vị tàu hậu cần A-1728 của Ukraine và có mặt trên tàu pháo Nikopol lúc sự việc xảy ra, khai rằng, đã nhận được lệnh di chuyển từ cảng Odessa tới cảng Mariupol, hành trình buộc các chiến hạm Ukraine phải đi qua eo biển Kerch do Nga kiểm soát nối Biển Đen với Biển Azov.
Andrei Drach, sĩ quan tình báo Ukraine cũng có mặt trên tàu Nikopol thừa nhận, con tàu đã đi vào lãnh hải Nga và nhận được thông báo của cảnh sát biển rằng họ đang vi phạm luật pháp Nga cũng như yêu cầu rời đi.
Thủy thủ Sergei Tsybizov nói rằng, "Khi các tàu vào lãnh hải Nga, cảnh sát biển đã yêu cầu ngừng lại và đợi thêm hướng dẫn, nhưng chúng tôi tiếp tục di chuyển. Các tàu Nga liên lạc, cảnh báo sẽ nổ súng nếu chúng tôi không ngừng. Thuyền trưởng cho dừng tàu và chúng tôi bị bắt, tất cả chỉ có vậy".
Tuy nhiên, Ukraine lại khẳng định nước này đã thông báo trước cho Nga về lộ trình di chuyển của những con tàu của họ, vốn bắt buộc phải đi qua eo biển Kerch để đến Biển Azov. Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin nói: "có thể Nga đã chuẩn bị các hành động gây hấn tiếp theo trên biển hoặc trên bộ" và cho biết Kiev đã "sẵn sàng" sau khi Tổng thống Poroshenko đề nghị thiết quân luật.
Theo Defense One, ngày 26/11 Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cũng công bố một đoạn băng mà họ tuyên bố là ghi lại cuộc trao đổi qua sóng vô tuyến giữa thủy thủ tàu cảnh sát biển Nga và chỉ huy trên bờ, trong đó các sĩ quan Nga nói rằng, họ nên "tấn công tàu Ukraine" và khẳng định họ nhận được chỉ đạo từ các lãnh đạo ở Moscow.
Mâu thuẫn âm ỉ
Căng thẳng giữa Moscow và Kiev xung quanh eo biển Kerch đã âm ỷ từ nhiều tháng qua, khi các quan chức Ukraine cáo buộc Nga đang tìm cách phong tỏa cửa ngõ duy nhất để tàu Ukraine tiến vào các cảng trên bờ biển Azov nhằm làm xói mòn nền kinh tế nước này và tăng cường quyền kiểm soát với vùng biển khu vực.
Trước đó, năm 2003 Nga và Ukraine đã ký một hiệp ước công nhận eo biển Kerch và Biển Azov là vùng lãnh hải chung, nhưng kể từ khi sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga năm 2014 và xây dựng cầu Kerch, Moscow bắt đầu tăng cường hoạt động kiểm soát tại khu vực này.
Chính quyền Kiev gần đây cáo buộc nhà chức trách Nga cố tình gây cản trở giao thông hàng hải của tàu bè Ukraine qua eo biển Kerch và các thiết bị điện tử hoạt động trong toàn bộ khu vực này thường xuyên bị gây nhiễu, kể cả các hệ thống định vị toàn cầu GPS.
Theo Drive, Nga cũng được cho là đã tăng cường đáng kể sự hiện diện và năng lực quân sự trên bờ Đông Biển Azov, đối diện với các cảng của Ukraine, khiến Kiev cáo buộc Moscow đang tìm cách "chiếm đoạt" các thành phố ven biển Azov của họ nhằm kết nối Crimea với vùng ly khai ở miền Đông Ukraine.
Hải quân Ukraine mô tả hành động đâm va tàu kéo của tàu cảnh sát biển Nga cũng như việc phong tỏa luồng hàng hải dưới cầu Kerch là những hành vi "vi phạm các quy định và hiệp ước hàng hải quốc tế". Oleksander Danylyuk, giám đốc Trung tâm Cải cách Quốc phòng ở Kiev cho rằng, vụ bắt tàu chiến này cho thấy "Biển Azov đang nằm dưới sự kiểm soát thực tế của Nga".
Bình luận viên Mark Moore của NYPost cho rằng, sự cố này có nguy cơ mở ra một mặt trận mới trong cuộc xung đột kéo dài 4 năm qua ở miền Đông Ukraine. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 26/11 tuyên bố trên truyền hình rằng ông sẽ yêu cầu quốc hội phê chuẩn "tình trạng thiết quân luật" kéo dài 60 ngày". Tuy nhiên, sau đó ông lại rút lại còn 30 ngày và nhấn mạnh đây không phải là lời tuyên chiến và Ukraine không có kế hoạch tấn công nước khác.
Khó xảy ra cuộc chiến
Giới phân tích cho rằng tuyên bố của Tổng thống Poroshenko cho thấy sự thận trọng của Ukraine trước nguy cơ đẩy căng thẳng với Nga lên mức bùng nổ thành xung đột quân sự. Kiev có thể phản ứng mạnh trước sự việc, nhưng sẽ cố gắng không để mọi việc vượt tầm kiểm soát.
Poroshenko cũng ra lệnh cho quân đội nước này sẵn sàng cho một cuộc xung đột toàn diện, nhưng đây không phải là lần đầu tiên ông ra mệnh lệnh như vậy. Cách đây hơn một tháng, Tổng thống Ukraine cũng yêu cầu các lực lượng vũ trang "sẵn sàng súng đạn" để "đẩy lùi hành vi xâm lược của Nga trên Biển Azov".
Chuyên gia phân tích quân sự Tyler Rogoway cho rằng, người Nga mới là bên quyết định để căng thẳng trên eo biển Kerch leo thang đến mức nào. Nếu việc phong tỏa eo biển là tạm thời và Moscow quyết định dỡ bỏ lệnh cấm lưu thông qua khu vực này sau màn phô diễn sức mạnh, căng thẳng sẽ được hạ nhiệt đáng kể. Ngày 26/11, giám đốc Cảng vụ Crimea (CSP) Alexei Volkov cho biết hoạt động lưu thông qua eo biển Kerch đã trở lại bình thường sau một ngày bị phong tỏa vì lý do an ninh.
Chính phủ Ukraine cũng cho biết đã "thông báo cho các đối tác (NATO) về hành động của Nga trên Biển Azov". Đây là liên minh quân sự mà Kiev đang rất muốn trở thành thành viên và Ukraine rất hy vọng NATO sẽ có sự can thiệp nhanh chóng và quyết liệt.
Tuy nhiên, ngay tối 26/11, NATO đã tuyên bố khối này đang "theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình", mong muốn các bên kiềm chế và hạ nhiệt căng thẳng. Người phát ngôn NATO nói: "Chúng tôi kêu gọi Nga đảm bảo quyền tiếp cận không bị cản trở tới các cảng Ukraine trên Biển Azov theo luật quốc tế".
Chuyên gia Rogoway nhận định, điều duy nhất NATO có thể làm lúc này là triển khai máy bay do thám tới Biển Azov để tìm hiểu tình hình di chuyển lực lượng cũng như thông tin liên lạc của Nga để hiểu được Moscow sẽ làm gì tiếp theo. Rằng, "Chúng ta sẽ không thấy những màn đấu súng trên Biển Đen, thay vào đó chỉ là những cuộc biểu tình chống Nga trên đường phố Kiev và các cuộc tấn công mạng lẫn nhau giữa hai bên".
Như vậy, với sự kiện ngày 25/11 ở eo biển Kerch, mâu thuẫn Nga-Ukraine lại được đẩy lên một bước mới. Theo đó, sự cọ sát giữa 2 đại chiến lược "Đông tiến" của NATO và "Chim ưng hai đầu" của LB Nga tiếp tục được "hâm nóng".
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay ở cả Ukraine và hai phía Đông-Tây đều chưa sẵn sàng cho cuộc chiến, mặc dù trong mấy tháng vừa qua cả Nga và NATO đều tiến hành các cuộc tập trận khổng lồ, nhưng cũng chỉ là để răn đe lẫn nhau mà thôi. Vì thế, giới chuyên gia nhận định, khó xảy ra cuộc chiến Nga-Ukraine./
Theo CTV Nguyễn Nhâm/VOV.VN
Đô đốc Anh gợi ý triển khai tàu chiến đến Ukraine "nắn gân" Nga Đô đốc Anh cho rằng, Anh cần điều một tàu khu trục có khả năng tác chiến đến để hỗ trợ Ukraine trong bối cảnh căng thẳng với Nga leo thang. Tàu khu trục Type 45 của Anh (Ảnh: Royal Navy) Trả lời phỏng vấn hãng tin Daily Star ngày 28/11, Đô đốc Anh Lord Alan West cho rằng, việc điều một tàu...