Ukraine hủy bỏ hợp tác quốc phòng với Nga: Lợi bất cập hại
Cuối cùng, Ukraine đã cắt đứt mọi liên hệ với với nước Nga trong hợp tác công nghiệp – quốc phòng, nhưng nước này sẽ chịu tổn thất lớn hơn rất nhiều so với Nga. Dưới đây là những phân tích của báo Góc nhìn (Vzgliad – Nga).
Thực trạng không sáng sủa
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine thừa hưởng 3.594 cơ sở công nghiệp quốc phòng lớn nhỏ và các viện nghiên cứu Quân sự với hơn 4 triệu công nhân viên. Đến năm 1997, số lượng các cơ sở phục vụ ngành công nghiệp quốc phòng giảm khoảng 5 lần, tỷ trọng công nghiệp quốc phòng trong sản xuất công nghiệp Ukraine nói chung giảm từ 35% xuống 6%. Đến 2010, số cơ sở công nghiệp quốc phòng thực sự hoạt động chỉ còn 143.
Hiện hơn 400 cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga (1/3) có sự liên kết chặt chẽ với các cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine. Tuy số cơ sở công nghiệp quốc phòng không còn nhiều như trước nhưng theo số liệu 2011, Ukraine, vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 12 trên thế giới. Theo Ukrexport, năm 2013, 45% sản phẩm quốc phòng của Ukraine được xuất sang châu Á, 30% sang các nước SNG.
Triển vọng bị cắt đứt
Theo Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Nga Denis Maturov, số liệu tính đến tháng 4/2014, hợp tác công nghiệp và công nghiệp quốc phòng Nga – Ukraine có tổng kim ngạch 15 tỷ USD, tương ứng với 8,2% GDP của Ukraine với sự tham gia của 1.330 cơ sở công nghiệp và công nghiệp quốc phòng của cả hai nước.
Về công nghiệp quốc phòng, Nga nhập từ Ukraine trang thiết bị phục vụ gần như tất cả các loại vũ khí và các ngành kỹ thuật quân sự. Ví dụ như Tổ hợp Iudzmas, cung cấp trang thiết bị cho tên lửa vượt đại châu mang đầu đạn hạt nhân SS-18, SS-9, tên lửa đẩy trong lĩnh vực vũ trụ Đnhepr, Zenhit, hệ thống dẫn và điều khiển UR-1000N…, hay Tổ hợp Motor Sich ( ), cung cấp động cơ cho máy bay, trực thăng như động cơ TVZ-117, Vk-2500 ( Mi-26, ka-31, 32, 52 Mi-8, Mi-24, Mi-28H, Mi-35), động cơ tuốc-bin R-95-300 dùng cho tên lửa có cánh S-55, S-55 CM, tên lửa biển 3M10, 3M24.
Binh sỹ Ukraine gác tại chốt quân sự ở Popasna, vùng Donetsk ngày 18/8. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Video đang HOT
Hệ thống thủy lực và giảm tốc của Su-27, Su-30, Su-35, Su-34 cũng do Ukraine sản xuất. Nhà máy Zoria-Masproekt cung cấp trang thiết bị, tuốc-bin khí và giảm tốc cho tàu hộ vệ mẫu 22350 mới nhất của Nga. Nhà máy Photopribor ở Cherkat, Arsenal ở Kiev, Lorta ở Lvov cung cấp hệ thống dẫn của tên lửa, máy bay, xe tăng…
Hợp đồng sản xuất máy bay vận tải AN-70 tại nhà máy Antonov cũng là vấn đề lớn. Từ nay đến 2020, theo hợp đồng, Ukraine sẽ cung cấp cho Nga 60 máy bay loại này. Chiều ngược lại, theo Giám đốc trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Ruslan Pukhov, gần như số lượng lớn khí tài do Ukraine sản xuất đều có cơ sở đặt tại Nga (chiếm hơn 70%), trừ xe tăng T-80, xe bọc thép Oplot và một số phương tiện vận chuyển cũ kỹ khác là Ukraine tự sản xuất. Do vậy, sự ngưng trệ hợp tác song phương Nga – Ukraine trong lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển công nghiệp – quốc phòng của cả hai nước trong vòng 5-6 năm. Tuy nhiên, so với quy mô nền kinh tế, Ukraine, chắc chắn bị ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều.
Tương lai khó khăn cho Ukraine
Ukraine hiện có hợp tác kỹ thuật quân sự với 45 nước trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ trọng thị trường Nga chiếm đến 60%. Hầu như tất cả các xí nghiệp quốc phòng Ukraine đều hoạt đồng gắn với các hợp đồng của Nga. Theo chuyên gia phân tích quân sự Badrac, ngành tên lửa hàng không vũ trụ Ukraine sẽ gặp khó khăn nhất vì gần 80% sản phẩm của nước này được xuất sang Nga.
Khó khăn của Ukraine còn nhân đôi bởi nước này không có chính sách hỗ trợ mua (nhà nước Ukraine không cấp tín dụng cho bên mua như Nga).
Để thoát khỏi khó khăn, chắc chắn các cơ sở công nghiệp quốc phòng sẽ chuyển sang hợp tác với Mỹ và châu Âu (ví dụ sản xuất tên lửa mang Antares với Mỹ, Vega với châu Âu). Ngành công nghiệp tên lửa của Ukraine khá phát triển, nhất là công nghiệp sản xuất tên lửa-mục tiêu. Ukraine hoàn toàn có khả năng chuyển sang cung cấp tên lửa cho hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và điều này làm Nga rất lo lắng.
Ukraine cũng rất có uy tín trong lĩnh vực bảo dưỡng và sửa chữa tên lửa. Kazakhstan từng cho rằng, Ukraine bảo trì S-300 tốt hơn Nga nhiều, do vậy thị trường xuất khẩu của Ukraine sang SNG cũng sẽ không bị ảnh hưởng lớn. Nó vẫn có khả năng mang lại doanh thu tầm 300 triệu USD/năm.
Với châu Á, bạn hàng lớn của Ukraine là Pakistan. Nước này đã mua của Ukraine 320 chiếc xe tăng T-80. Do vậy, trong lĩnh vực này Ukraine ít chịu ảnh hưởng từ Nga.
Tuy nhiên, về tổng thể, theo Vladimir Koziulin – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị Nga về vũ khí thông thường, với việc đơn phương huỷ bỏ các thoả thuận hợp tác công nghiệp – quốc phòng với Nga, Ukraine đang từng bước tự tay phá huỷ ngành công nghiệp này, dù trong một số lĩnh vực Ukraine vẫn đang tiếp tục hợp tác với Belarus, Armenia và xuất khẩu vũ khí sang châu Á.
Ví dụ rõ rệt nhất là những gì đang diễn ra với Tổ hợp Iudzmas – tổ hợp bao gồm 30 nhà máy công nghiệp – quốc phòng Ukraine. Sau khi ngừng hợp tác với Nga vào năm 2014, tổ hợp này lỗ hơn 1,2 tỷ Given. Hiện Iudzmas không có đơn đặt hàng, tài khoản trống rỗng và đang đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động. Đây cũng là tình cảnh chung của nhiều Tổ hợp và nhà máy công nghiệp quốc phòng của Ukraine hiện nay.
Theo Đồng Tâm (lược dịch)
Thế giới và Việt Nam
Công ty Boeing Mỹ lại trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất thế giới
Tổng thu nhập năm 2014 của hãng Boeing là 90,76 tỷ USD, tổng kim ngạch tiêu thụ của Boeing với Saudi Arabia là 29,4 tỷ USD...
Máy bay chiến đấu Boeing F-15S của Không quân Saudi Arabia
Nhật báo Phố Wall đưa tin, năm 2014 Mỹ đã bán vũ khí cho các khu vực trên thế giới tổng trị giá 23,7 tỷ USD, trong khi đó, nhà xuất khẩu vũ khí chủ yếu này chính là Công ty Boeing.
Tổng thu nhập năm 2014 của công ty này là 90,76 tỷ USD, trong đó 30% là dựa vào "thực hiện hợp đồng của Chính phủ Mỹ, bao gồm thông qua Chính phủ Mỹ bán vũ khí trang bị cho nước ngoài".
Tính cả máy bay thương mại, khu vực Trung Đông chiếm 9,24 tỷ USD trong thu nhập năm 2014 của Công ty Boeing. Công ty Boeing không cung cấp nhiều số liệu cụ thể hơn về việc họ bán hàng quân nhu cho chính phủ các nước khác. Saudi Arabia là nước nhập khẩu vũ khí chính trên thế giới trong năm 2014, đã mua tổng cộng 6,5 tỷ USD vật tư quân dụng, con số này năm 2015 dự đoán sẽ tăng lên đến 9,8 tỷ USD.
Tổng kim ngạch bán vũ khí cho Chính phủ Mỹ (bao gồm xuất khẩu) chiếm tỷ lệ từ 34% năm 2013 giảm xuống 30% năm 2014. Tháng 12 năm 2011, Công ty Boeing xác nhận Saudi Arabia đã đặt mua 84 máy bay chiến đấu F-15 Strike Eagle mới và ký thỏa thuận tiến hành nâng cấp đối với 70 máy bay chiến đấu F-15 hiện có.
Tính cả máy bay trực thăng mua mới và hỗ trợ, huấn luyện, thì tổng kim ngạch tiêu thụ của Công ty Boeing đối với Saudi Arabia khoảng 29,4 tỷ USD, là chương trình bán vũ khí cho nước ngoài có kim ngạch lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
Máy bay chiến đấu F-15J của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản
Căn cứ vào quy định hợp đồng, quyết định giao hàng F-15 bắt đầu từ năm 2015, kết thúc vào năm 2019. Công ty Boeing dự đoán sẽ bắt đầu từ năm 2016 tiến hành nâng cấp đối với 70 chiếc máy bay chiến đấu F-15.
Căn cứ vào báo cáo quốc phòng toàn cầu mới nhất do Công ty tư vấn an ninh-quốc phòng IHS công bố vào ngày 7 tháng 3, một số nhà sản xuất vũ khí lớn khác trong top 10 thế giới là: Công ty Lockheed Martin, Công ty Raytheon, Tập đoàn Airbus, Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất Nga (OAK), Russian Helicopters, United Technologies, Công ty hệ thống hàng không vũ trụ Anh, Tập đoàn THALES Pháp, Công ty đầu tư công nghiệp máy móc Italia. Công ty Boeing năm 2013 cũng là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất thế giới.
Máy bay không gian không người lái X-37B do Công ty Boeing nghiên cứu chế tạo
Theo Giáo Dục
Nhà lãnh đạo Triều Tiên thị sát một nhà máy ở khu vực biên giới Ngày 4/9, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-Un đã đi thị sát một nhà máy chế tạo thiết bị đo đạc ở thành phố Sinuiju thuộc khu vực biên giới phía Tây Bắc. Ông Kim Jong-un trong một chuyến đi thị sát. (Nguồn: AFP/TTXVN) Bản tin của KCNA, được hãng thông tấn...