Ukraine đưa ra một loạt yêu cầu lớn trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Israel
Kiev đã lập một danh sách các đề nghị mà Bộ trưởng Ngoại giao Eli Cohen phải đáp ứng trước chuyến thăm dự kiến tới Ukraine.
Ngoại trưởng Israel Eli Cohen. Ảnh: timesofisrael.com
Theo tờ Jerrusalem ngày 5/2, Ukraine đã chuyển một loạt yêu cầu tới Israel để chuẩn bị cho chuyến thăm sắp tới của Ngoại trưởng Eli Cohen tới Kiev, trong đó đề nghị đầu tiên là đưa ra tuyên bố công khai rõ ràng liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga.
Nguồn tin trên dẫn lời các quan chức cấp cao từ cả Ukraine và Israel cho biết Kiev cũng đề nghị phê duyệt khoản vay 500 triệu USD.
Phía Ukraine đã yêu cầu Israel thể hiện sự ủng hộ đối với họ, dựa trên việc “công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và kêu gọi Nga rút quân hoàn toàn” khỏi quốc gia Đông Âu này. Yêu cầu trên, cùng với những yêu cầu khác, đã được đưa ra trong chính phủ trước đây của Israel và không được ngoại trưởng lúc đó là Avigdor Lieberman chấp thuận.
Video đang HOT
Lần này, Ukraine cũng đề nghị Israel tiếp nhận hàng trăm binh sĩ và thường dân Ukraine bị thương trong xung đột và điều trị y tế. Đồng thời, Kiev được cho là đã kêu gọi chính phủ mới ở Israel viện trợ hệ thống cảnh báo tên lửa hiện đại.
Theo tờ Thời báo Israel (timesofisrael.com), Kiev đã nhiều lần kêu gọi Israel cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt, nhưng Israel đã từ chối cung cấp vũ khí phòng thủ cho Ukraine vì lo ngại ảnh hưởng đến mối quan hệ với Nga.
Một trong những hành động đầu tiên của ông Cohen sau khi đảm nhiệm cương vị ngoại trưởng vào tháng trước là tổ chức cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.
Đại sứ Ukraine tại Israel Yevgen Korniychuk đã chỉ trích động thái này, cho rằng cuộc thảo luận với ông Lavrov, điều mà chưa có ngoại trưởng Israel nào làm kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, là bằng chứng cho thấy sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Israel.
Ông Cohen dự kiến sẽ đến thăm Kiev vào tuần này để mở lại đại sứ quán của Israel, trở thành bộ trưởng ngoại giao đầu tiên của một quốc gia Trung Đông đến thăm thủ đô Ukraine kể từ khi cuộc xung đột diễn ra gần một năm trước.
Ukraine muốn mua hệ thống Vòm Sắt của Israel
Đại sứ Ukraine kêu gọi Israel bán lại hệ thống Vòm Sắt (Iron Dome) cho nước này nhằm đối phó với chiến lược quân sự của Nga.
Khẩu đội chống tên lửa Vòm Sắt. Ảnh: Times of Israel
Theo hãng tin AP, Đại sứ Ukraine tại Israel Yevgen Korniychuk cho biết nước này muốn Tel Aviv chuyển giao hệ thống đánh chặn tên lửa Vòm Sắt cũng như cung cấp các loại tên lửa chống tăng cho Kiev giúp ngăn chặn đà tiến công của Moskva trong chiến dịch quân sự tại Ukraine.
"Ukraine muốn mua hệ thống Vòm Sắt và tôi cho rằng Mỹ sẽ không phản đối thương vụ mua bán này", ông Korniychuk cho biết tại một cuộc họp báo ở Tel Aviv hôm 7/6.
Theo Vụ Khảo cứu Quốc hội, Mỹ đã hỗ trợ ngân sách cho việc phát triển hệ thông Vòm Sắt của Israel trong khoảng một thập kỷ. Washington đã cung cấp khoảng 1,6 tỷ USD cho việc sản xuất và bảo trì hệ thống này.
Vòm Sắt là hệ thống phòng không nhiều lớp, nòng cốt là tổ hợp đánh chặn phòng thủ tên lửa giai đoạn cuối mới mang tên Stunner, được thiết kế để đánh chặn các tên lửa và rocket ở cự ly từ 40-200km.Không chỉ chặn tên lửa, Vòm Sắt còn tiêu diệt được pháo, súng cối, máy bay, trực thăng hoặc các loại máy bay không người lái. Nó tạo nên một lá chắn phòng ngự trên khu vực được triển khai, được thiết kế xử lý cùng lúc nhiều mối đe dọa cả ngày lẫn đêm và trong mọi điều kiện thời tiết.
Đại sứ Korniychuk cũng cho biết vào tuần trước, Israel đã từ chối yêu cầu của Mỹ về việc Đức chuyển giao tên lửa chống tăng Spike do Israel cấp phép cho Ukraine.
Đây không phải là lần đầu tiên Ukraine kêu gọi Israel cung cấp hệ thống phòng thủ Vòm Sắt. Hồi tháng 3, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã ca ngợi Vòm Sắt là hệ thống phòng thủ tên lửa tốt nhất, đặt câu hỏi tại sao Israel không cung cấp vũ khí phòng thủ này cho Ukraine. Đồng thời, ông cũng cho rằng Tel Aviv đã không làm đủ trong việc hỗ trợ Kiev kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự.
Bất chấp lời kêu gọi này, Israel dường như vẫn tiếp tục làm trung gian hòa giải và sẽ không cung cấp vũ khí cho Ukraine. Song Ngoại trưởng Yair Lapid nêu rõ Israel sẽ tiếp tục giúp đỡ Ukraine và "không bao giờ quay lưng lại với những người dân đang phải hứng chịu cơn ác mộng chiến tranh".
Israel là quốc gia duy nhất thành lập một bệnh viện dã chiến ở miền tây Ukraine nhằm hỗ trợ y tế cho người dân hồi đầu năm. Chính phủ Israel cũng thông qua kế hoạch hỗ trợ người Ukraine gốc Do Thái nhập tịch, bao gồm hỗ trợ tài chính đảm bảo chi tiêu sinh hoạt trong thời gian đầu, giải quyết thủ tục y tế, giáo dục và đặc biệt là vấn đề đảm bảo quỹ nhà ở tạm thời và lâu dài cho người nhập cư.
Israel lo ngại việc giúp đỡ Ukraine về mặt quân sự sẽ gây tác động đến Nga, quốc gia đang hiện diện quân sự ở nước láng giềng Syria. Israel, quốc gia thường xuyên thực hiện các cuộc không kích vào các mục tiêu của kẻ thù ở Syria, dựa vào Nga để điều phối an ninh.
Bộ Quốc phòng Israel chưa trả lời yêu cầu bình luận về thông tin trên.
Tài liệu giải mật tiết lộ lý do Mỹ không thể coi Nga là 'đồng minh' Theo biên bản một cuộc họp diễn ra vào năm 1992 vừa được giải mật, các vấn đề chưa được giải quyết khiến Washington không coi Moskva là 'đồng minh'. Tổng thống Nga Boris Yeltsin (trái) và Tổng thống Mỹ George Bush trong cuộc họp báo ở Trại David ngày 1/2/1992. Ảnh tư liệu: AP Đài RT ngày 2/2 dẫn một tài liệu...