Ukraine điều chỉnh Hiến pháp: Không có Liên bang hóa nào hết!
Ukraine vừa thông qua 2 quyết định quan trọng đó là cho phép quân đội nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ và sửa đổi Hiến pháp “không Liên bang hóa”.
Ukraine cho phép quân đội nước ngoài hiện diện trong lãnh thổ
Trong một động thái mới đáng lo ngại, Ukraine đã đồng ý đưa quân nước ngoài vào Ukraine. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã đặt bút ký một đạo luật, cho phép lực lượng vũ trang của các quốc gia khác được hiện diện trên lãnh thổ nước này.
Theo tài liệu công bố trên trang web của Tổng thống Poroshenko, đạo luật triển khai quân của các quốc gia khác trên lãnh thổ Ukraine nhằm điều chỉnh vấn đề tiến hành các chiến dịch quốc tế về duy trì hòa bình và đảm bảo an ninh trên lãnh thổ của nước này.
Đạo luật có thể được áp dụng trong trường hợp ban lãnh đạo đất nước yêu cầu hoặc trên cơ sở quyết định của Liên Hợp Quốc hoặc Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, nước này sẽ cấm lực lượng của những quốc gia “đang mở rộng xâm lược vũ trang chống Ukraine” không được tham gia vào những chiến dịch như vậy.
Rõ ràng là điều khoản cấm này được Kiev nhằm vào Nga bởi trong 1 năm qua, Ukraine liên tiếp cáo buộc Nga tiến hành hoạt động quân sự xâm lược bằng cách đưa quân và vũ khí, trang bị sang miền đông nước này, còn Moscow kiên quyết bác bỏ luận điệu đó.
Được biết, trước khi được ông Poroshenko ký kết thành luật có hiệu lực pháp lý, dự luật “Về trình tự cho phép đưa các đơn vị vũ trang của những quốc gia khác vào đất nước và điều kiện hiện diện trên lãnh thổ Ukraine” đã được Verkhovna Rada (quốc hội nước này) thông qua vào hồi đầu tháng 6.
Video đang HOT
Tổng thống Poroshenko tuyên bố sẽ không có quy chế Liên bang hóa ở Ukraine
Luật này được thông qua trong bối cảnh báo cáo của phái đoàn giám sát đặc biệt của OSCE cho thấy, con số nạn nhân cuộc xung đột ở Ukraine lại tăng lên.
“Chúng tôi lại ghi nhận con số đáng kể thường dân chết và bị thương” – hãng DPA dẫn lời ông Alexander Hug – Phó đoàn Giám sát đặc biệt SMM của OSCE cho biết, diễn biến có biểu hiện xấu đi từ cuối tháng 4 và ông cũng lưu ý việc có xảy ra các trường hợp sử dụng vũ khí hạng nặng ở Donetsk và Lugansk.
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Serbia Ivica Dacic, Chủ tịch OSCE tuyên bố rằng, tình hình Donbass đã được cải thiện so với sáu tháng trước đây.
Sửa đổi hiến pháp: Không có Liên bang hóa nào hết
Trong ngày 26-6, Ủy ban Hiến pháp Ukraine đã thông qua phiên bản cơ bản những sửa đổi trong Hiến pháp đất nước về phân cấp quản lý. Chủ tịch quốc hội đồng thời cũng là người lãnh đạo Ủy ban pháp hiến Vladimir Groysman cho biết, nước này đã thực hiện bước đầu tiên hướng tới những thay đổi lịch sử.
“Chúng tôi đã thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp với các đề xuất của Ủy ban Venice và những điều chỉnh kỹ thuật” – ông giải thích và nói thêm rằng, dự thảo quyết định tương ứng đã được chuyển đến Tổng thống Ukraine, ông Petro Poroshenko.
Theo Hiến pháp sửa đổi, các lĩnh vực chủ chốt của đất nước Ukraine sẽ do chính quyền trung ương nắm quyền
The Unian đưa tin, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thông báo, sẽ không có bất kỳ quy chế liên bang hóa nào, vấn đề phi tập trung hóa quyền lực trung ương sẽ không liên quan những lĩnh vực: An ninh, trật tự xã hội, quan hệ đối ngoại. Những lĩnh vực này sẽ tuyệt đối thuộc thẩm quyền nhà nước trung ương.
Tuyên bố trong cuộc họp của hội đồng cải cách quốc gia, ông Poroshenko nhấn mạnh: “…các vấn đề quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội, quan hệ đối ngoại là những vấn đề mấu chốt để giữ gìn sự toàn vẹn và trục dọc của chính quyền nhà nước Ukraine, sẽ thuộc tuyệt đối thẩm quyền chính quyền trung ương”.
Các thành viên của ủy ban Hiến pháp Ukraine cũng đã làm chính xác thêm quy phạm về giải tán Hội đồng địa phương trong trưởng hợp những người lãnh đạo cộng đồng hoặc các cơ quan chính quyền địa phương thông qua những quyết định gây nguy hại cho nền độc lập và tính toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Trong trường hợp này, Tổng thống có quyền đình chỉ hiệu lực và đề nghị Tòa pháp hiến xem xét ngay cơ sở pháp lý của văn bản đó. Trong trường hợp Tòa pháp hiến thừa nhận đó là sự vi hiến thì tổng thống đề nghị quốc hội xem xét ngay vấn đề bầu cử lại người lãnh đạo cộng đồng hoặc Hội đồng địa phương.
“Cái mà chúng tôi cùng các bạn đã soạn thảo theo phương án hoàn toàn phù hợp với kết luận của Ủy ban Venise là một hệ thống tuyệt đối có hiệu lực, cho phép bắt đầu xây dựng một mô hình &’tự quản’ ở địa phương ở Ukraine” – Chủ tịch quốc hội Vladimir Groysman nói.
H uy Bình
Theo_Báo Đất Việt
11 nước sẵn sàng cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine
Ngày 5-6, theo một báo cáo phân tích bài phát biểu hàng năm của tổng thống Petro Poroshenko trước nghị viện Ukraine, nước này đã đạt được thỏa thuận với 11 quốc gia khác về việc cung cấp vũ khí gây sát thương.
Bản tài liệu khẳng định: "Ukraine đã đạt được thỏa thuận với 11 quốc gia về việc hỗ trợ vũ khí, kể cả vũ khí gây sát thương. Chính Hoa Kỳ đã thúc đẩy tiến trình này".
Tài liệu này còn cho biết Ukraine "chỉ cần đến vũ khí phòng thủ để bảo vệ lãnh thổ của mình từ sự xâm lược bên ngoài." Vào ngày 13-5, Phó phát ngôn viên Carmen Romero thuộc khối NATO khẳng định khối liên minh này không thể giải quyết các vấn đề về hỗ trợ vũ khí cho Ukraine mà cần phải thảo luận thông qua cơ sở song phương giữa các quốc gia.
Trong tháng 5 vừa qua, Hạ viện Mỹ đã chấp thuận hỗ trợ vũ khí cho Ukraine với trị giá lên tới 200 triệu USD.
Quân đội Ukraine
Trước đó, quyết định này đã được sự chấp thuận của Ủy ban Thượng viện Mỹ về vấn đề vũ trang. Trong khi đó, Tổng thống Barack Obama hiện vẫn chưa đưa ra quyết định về việc này. Trước đó, tổng thống Ukraine Poroshenko đã tuyên bố phía Nga đang muốn "xâm lược" đất nước này. Tuy nhiên, Washington đã không đưa ra lời bình luận nào về vụ việc và yêu cầu phía Nga "hành động kiềm chế" trong khu vực. Ukraine và các đồng minh NATO từ lâu đã cho rằng Nga gửi vũ khí và quân đội cho lực lượng nổi dậy của nước này. Moscow lập tức phủ nhận lời cáo buộc. Theo các quan chức quân sự Ukraine cho hay, năm binh sĩ Ukraine đã bị thiệt mạng và 39 người bị thương trong cuộc chiến đấu xung quanh thị trấn Maryinka, cách 23 km về phía tây của của Donetsk.
Tri Thông
Theo_PLO
Ukraine nêu ưu tiên sửa đổi hiến pháp, loại bỏ tiếng Nga Trong cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Hiến pháp ngày 6/4, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nêu ưu tiên số 1 trong sửa đổi Hiến pháp là phân quyền, tiếp đến là cải thiện nền tảng luật pháp của Hiến pháp và cải thiện qui định hiến pháp về nhân quyền và tự do của người dân. Tổng thống Poroshenko. (Ảnh: AFP/TTXVN)...