Ukraine đạt thỏa thuận viện trợ trên 17 tỉ USD với IMF
Ukraine và Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF) vừa đạt được thỏa thuận sơ bộ về gói cứu trợ trị giá 17,5 tỉ USD.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko rời dinh tổng thống ở thủ đô Minsk, Belarus – Ảnh: AFP
Đây được xem là thỏa thuận mang tính “bước ngoặt” cho Ukraine, cung cấp phương tiện để quốc gia Đông Âu tiến hành những cải cách quan trọng.
Chính phủ Ukraine sẽ thực hiện một chương trình cải cách kinh tế mà IMF sẽ hỗ trợ 17,5 tỉ USD. Số tiền sẽ chuyển đến Kiev trong vòng 4 năm, Reuters dẫn lời Tổng giám đốc IMF bà Christine Lagarde hôm 12.2.
Cuộc đàm phán giữa Ukraine và IMF diễn ra ở thủ đô Kiev. Đây là gói cứu trợ thứ tư mà IMF dành cho Ukraine trong vòng 10 năm qua. Gói cứu trợ gần đây nhất là hồi tháng 4.2014 tuy nhiên, nó đã không thể giúp Ukraine ổn định được tình hình tài chính vì cuộc xung đột ở miền đông. Tổng số tiền mà IMF cứu trợ cho Kiev đến nay là khoảng 40 tỉ USD.
Video đang HOT
Gói cứu trợ tài chính sẽ giúp Kiev thực hiện những “chính sách cải cách táo bạo”. Dưới áp lực của chủ nợ và chính phủ các nước phương tây, Ukraine bắt buộc phải ngăn chặn tham nhũng và cải cách tài chính bất chấp cuộc xung đột với phe ly khai, bà Lagarde nói với Reuters.
Mục tiêu của gói cứu trợ nhằm giúp Ukraine ổn định kinh tế, phục hồi tăng trưởng và cải thiện đời sống người dân. Đổi lại, Ukraine phải đề ra chương trình cải cách sâu rộng, bao gồm lĩnh vực kinh tế và kế hoạch vực dậy tập đoàn phân phối khí đốt quốc gia Naftogaz.
Trong khi đó ở thủ đô Minsk của Belarus, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đang tham gia cuộc đàm phán hòa bình về xung đột ở miền đông với sự tham gia Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Phát biểu tại hội, Tông thông Nga Vladimir Putin xác nhận các bên đàm phán đã cùng thống nhất về một lệnh ngừng bắn tại miền đông Ukraine và kế hoạch rút các loại vũ khí hạng nặng khỏi các chiến tuyến. Lệnh ngừng bắn sẽ có hiệu lực vào ngày 15.2.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Nhật Bản sửa hiến chương viện trợ cho quân đội nước ngoài
Tokyo hôm nay sửa đổi hiến chương viện trợ, cho phép Nhật Bản tài trợ hoạt dộng phi quân sự của các lực lượng vũ trang nước ngoài, nhằm tăng cường vai trò của nước này trong an ninh thế giới.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters.
Hiến chương sửa đổi nhắc lại chính sách vốn có từ lâu của Nhật Bản rằng viện trợ nước ngoài không được sử dụng cho mục đích quân sự. Theo hiến chương, viện trợ cho các lực lượng vũ trang trong hoạt động phi quân sự như cứu trợ thảm họa nên được xem xét theo từng trường hợp.
Tokyo từng mở rộng loại viện trợ này nhưng đây là lần đầu tiên một chính sách như vậy được ghi rõ trong hiến chương, Reuters dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói.
Hiến chương sửa đổi còn mở rộng viện trợ phát triển chính thức cho quốc gia giàu hơn. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc cũng muốn tăng viện trợ ra nước ngoài, đặc biệt là với các quốc gia châu Phi giàu tài nguyên.
Lập trường mới làm dấy lên lo ngại rằng viện trợ nước ngoài của Nhật Bản, trên thực tế, sẽ phục vụ hoạt động quân sự.
"Chính phủ nói viện trợ chỉ phục vụ mục đích cứu trợ thảm họa. Cứ cho là chương trình sẽ mua các xe tải và trực thăng nhưng khó đảm bảo chúng chỉ được sử dụng cho mục đích đó", Yoichi Ishii, giáo sư danh dự thuộc Đại học Kanagawa, nói. "Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là đảm bảo mua đúng các thiết bị. Việc xác định ranh giới rõ ràng giữa quân sự và phi quân sự trong lúc sử dụng là rất khó".
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng thông báo mục tiêu tăng cường sức mạnh an ninh cho Tokyo, trong đó có việc thông qua một dự luật trong năm 2015 để diễn giải lại hiến pháp hòa bình. Điều này cho phép Nhật Bản hỗ trợ đồng minh và mở đường cho binh sĩ ra tham chiến ở nước ngoài, lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến II.
Nhật Bản là quốc gia viện trợ phát triển chính thức lớn thứ tư trên thế giới, sau Mỹ, Anh và Đức. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida từng gọi viện trợ phát triển là "công cụ ngoại giao lớn nhất của Tokyo".
Như Tâm
Theo VNE
Mỹ đứng ra đảm bảo cho Ukraine vay 1 tỷ USD Ngoại trưởng Mỹ đã tuyên bố Mỹ sẽ đứng ra bảo đảm giúp Ukraine được vay 1 tỷ USD và có thể tăng thêm 1 tỷ nữa nếu Kiev tiếp tục các cuộc cải cách kinh tế. Ngoại trưởng John Kerry (phải) và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tại thủ đô Kiev ngày 5/1. (Ảnh: RT) Hãng Itar-Tass đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ...