Ukraine đặt mục tiêu hoàn tất quá trình gia nhập EU vào cuối năm 2024
Trả lời phỏng vấn báo Welt của Đức, Phó Thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna cho biết nước này đặt quyết tâm hoàn tất quá trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào cuối năm 2024.
Cờ EU tại Brussels, Bỉ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phó Thủ tướng Ukraine nêu rõ tiến trình khởi động sớm những cuộc đàm phán gia nhập EU có ý nghĩa “vô cùng quan trọng đối với Ukraine” sau nhiều năm nỗ lực để đạt được mục tiêu trên.
Nếu Ukraine đạt được mục tiêu nêu trên, đây sẽ là tiến trình gia nhập nhanh nhất trong lịch sử khối này bởi quá trình này trước đó thường mất trung bình khoảng 9 năm.
Video đang HOT
Trong khi đó, Ủy viên phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi lưu ý không phải tất cả những cải cách được nêu trong điều kiện để gia nhập khối này đều có thể thực hiện một cách nhanh chóng. Ngoài ra, hai bên chưa thể thống nhất về thời điểm khởi động đàm phán. Theo ông, toàn bộ quá trình chuẩn bị cho việc gia nhập có thể mất hơn 1 hoặc 2 năm.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 28/2/2022 đã ký đơn xin gia nhập EU. Tại Hội nghị thượng đỉnh diễn ra ngày 23/6 ở Brussels (Bỉ), các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí cấp quy chế ứng cử viên gia nhập EU cho Ukraine và Moldova. Để bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập khối, các quốc gia ứng cử viên cần đáp ứng một loạt điều kiện của EU, trong đó có nhiều chương trình cải cách.
EU chuẩn bị 'đoạn tuyệt' với khí đốt Nga
EU nhóm họp chuẩn bị cho tương lai không sử dụng khí đốt từ Nga, cũng như tìm kiếm nguồn cung năng lượng thay thế.
Lãnh đạo 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại Brussels ngày 24/6 để chuẩn bị cho tương lai không còn sử dụng khí đốt từ Nga, hạn chế tác động của lạm phát và tìm kiếm nguồn cung năng lượng thay thế, Reuters đưa tin.
"Không còn khái niệm năng lượng giá rẻ, không còn lệ thuộc vào năng lượng Nga, tất cả chúng ta giờ bước vào lộ trình tìm kiếm nguồn cung năng lượng thay thế", Thủ tướng Latvia Krisjanis Karins nói.
Một quan chức cấp cao của EU cho biết sẽ chỉ còn là thời gian cho đến khi Nga cắt đứt hoàn toàn cung cấp khí đốt cho EU.
Bảng điện tử hiển thị giá các loại xăng, dầu hôm 19/6 ở Berlin, Đức. Ảnh: AP.
Trong dự thảo tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo cáo buộc chiến dịch quân sự Nga phát động tại Ukraine đã khiến giá năng lượng và nhiều loại hàng hóa khác tăng cao, gây ra khó khăn cho nền kinh tế châu Âu cũng như phần còn lại của thế giới.
"Chúng ta cần bắt đầu cùng nhau mua năng lượng, cần áp đặt mức giá trần cho nguyên liệu, lập kế hoạch để cùng nhau vượt qua mùa đông tới. Nếu không cẩn thận, toàn bộ nền kinh tế EU sẽ rơi vào suy thoái", Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cảnh báo.
Các nước EU đã chi hàng tỷ USD để cắt giảm thuế, hỗ trợ người dân vượt qua tác động từ tình trạng giá nhiên liệu tăng cao. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa tạo ra thêm gánh nặng cho ngân sách vốn đã không còn nhiều dư địa của các nước thành viên.
EU đến nay vẫn chưa đạt được nhất trí về một giải pháp chung để ứng phó với tình trạng giá cả leo thang.
Trong tháng 6, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã áp đặt giá trần cho nhiên liệu bán tại thị trường điện trong nước. Tuy nhiên, một số nước khác cảnh báo áp giá trần cho nhiên liệu sẽ làm gián đoạn thị trường năng lượng, khiến ngân sách các chính phủ càng thêm thâm thủng vì phải trả tiền bù vào mức chênh lệch giữa giá trần và giá thị trường.
EU cảnh báo siết chặt viện trợ cho Ba Lan Ngày 17/10, Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) sẽ không giải ngân phần lớn trong số tiền viện trợ phát triển trị giá 75 tỷ euro (73 triệu USD) dành cho Ba Lan, nếu nước này không cải cách hệ thống tư pháp. Cờ EU bên ngoài trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh...