Ukraine: Dân Donetsk đòi lập quân đội riêng
Lực lượng này được thành lập để bảo vệ người dân và toàn vẹn lãnh thổ Donetsk.
Ngày 11/4, các lãnh đạo biểu tình của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk tại Ukraine tuyên bố rằng họ đã quyết định thành lập lực lượng “quân đội nhân dân” của riêng mình trước sức ép của Kiev buộc họ phải giải tán.
Trong cuộc họp báo, thủ lĩnh biểu tình Denis Pushilin tuyên bố: “Từ hôm nay, chúng tôi sẽ thành lập quân đội của Donetsk, và ông Igor Kakidzyanov sẽ được bổ nhiệm làm chỉ huy của lực lượng này.”
Donetsk tuyên bố thành lập quân đội riêng để đối phó với sức ép từ Kiev
Ông Pushilin cho rằng việc thành lập quân đội là cần thiết để “bảo vệ người dân Donetsk và sự toàn vẹn lãnh thổ của cộng hòa này.” Còn chỉ huy Kakidzyanov thì tuyên bố “các quân nhân sẽ được đăng ký và được cấp các loại trang bị cần thiết.” Họ cũng sẽ thành lập bộ tham mưu và ban sĩ quan gồm những cựu quân nhân đã nghỉ hưu và sĩ quan tại ngũ.
Ông Pushilin cho biết người biểu tình đã đề đạt nhiều nguyện vọng trong các cuộc đàm phán với lãnh đạo thành phố và khu vực, trong đó có yêu cầu “được tuần tra chung với cảnh sát và cảnh sát giao thông” để ngăn ngừa tội phạm trong thành phố.
Lực lượng biểu tình cũng lên kế hoạch thành lập các đội cảnh vệ chung để bảo vệ tòa nhà chính quyền và lập các tổ công tác chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý tại đây.
Video đang HOT
Nhiều cuộc đụng độ nhỏ đã nổ ra ở miền đông Ukraine
Hôm 7/4, người biểu tình ở Donetsk đã tràn vào chiếm giữ tòa nhà chính quyền thành phố và tuyên bố thành lập Hội đồng Nhân dân Cộng hòa Donetsk nhằm biến khu vực này thành một nước cộng hòa tự trị.
Trong tuyên bố của mình, hội đồng này nhấn mạnh rằng Cộng hòa Donetsk “sẽ xây dựng quan hệ theo luật pháp quốc tế trên cơ sở bình đẳng và đôi bên cùng có lợi. Vấn đề lãnh thổ bên trong đường biên giới đã được công nhận là không thể chia cắt và bất khả xâm phạm.”
Hội đồng này cũng phát đi lời kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin bảo vệ họ bằng lực lượng gìn giữ hòa bình tạm thời trong trường hợp “nhà chức trách Kiev có hành động xâm lược”.
Trong khi đó, quốc hội Ukraine đang xem xét khả năng ban bố tình trạng khẩn cấp ở Donetsk, Luhansk và Kharkov nhằm đối phó với làn sóng biểu tình đòi ly khai.
Người biểu tình ở Donetsk tuần tra bên ngoài tòa nhà chính quyền do họ chiếm giữ
Hôm 10/4, chính phủ lâm thời Kiev đã ra “tối hậu thư” buộc người biểu tình phải rút khỏi các tòa nhà chính quyền ở miền đông trong vòng 48 giờ để không bị truy tố. Kiev cũng đã điều động nhiều lực lượng cảnh sát đặc nhiệm tới Donetsk, trong khi người biểu tình ở đây tăng cường tuần tra để chống lại bất cứ cuộc tấn công nào của cảnh sát.
Đến nay, thời hạn 48 giờ trong tối hậu thư do Kiev đưa ra đã hết mà vẫn chưa xảy ra sự cố nào lớn, mặc dù một số cuộc đụng độ nhỏ đã nổ ra.
Theo Khampha
Nga mất quyền bỏ phiếu tại Nghị viện châu Âu
Hành động này của Nghị viện châu Âu nhằm trả đũa Nga về vấn đề Crimea.
Ngày 10/4, Nghị viện Hội đồng châu Âu (PACE) đã thông qua một nghị quyết tước quyền bỏ phiếu của đoàn đại biểu Nga tại tổ chức này nhằm trả đũa hành động của Nga ở Crimea.
Theo đó, Nga sẽ mất quyền bỏ phiếu tại Hội đồng châu Âu cho đến hết năm nay, và đoàn đại biểu Nga cũng sẽ bị khai trừ khỏi toàn bộ các vị trí lãnh đạo và các ủy ban của tổ chức này. Quyền tham gia các sứ mệnh quan sát viên của Nga trong PACE cũng bị đình chỉ.
Nghị viện Hội đồng châu Âu quyết định tước quyền bỏ phiếu của Nga đến hết năm 2014
Trưởng đoàn đại biểu Nga Aleksey Pushkov tuyên bố rằng hành động này của PACE đã "vi phạm nghiêm trọng quyền của Nga". Ông này cũng viết trên Twitter của mình rằng "Nghị quyết này giống như của NATO chứ không phải của một tổ chức nhằm đoàn kết cả châu Âu. Đây là thắng lợi của những tiêu chuẩn kép."
Trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, đoàn đại biểu Nga tuyên bố rằng họ sẽ rời khỏi Hội đồng Nghị viện châu Âu để phản đối quyết định trên. Đoàn đại biểu Nga cũng đã không tham gia cuộc bỏ phiếu này. Ông Pushkov nhấn mạnh: "Nếu họ muốn chơi trò quan tòa, hãy cứ để họ chơi một mình. Đến giờ chúng tôi cũng đang xem xét liệu có nên tham gia PACE hay không."
Tuy nhiên, nỗ lực thứ hai của Chủ tịch đoàn Robert Walter nhằm loại Nga ra khỏi PACE đã bị các quốc gia thành viên bác bỏ.
Năm 2000, Nga cũng đã từng bị tước quyền bỏ phiếu tại PACE, tổ chức mà họ tham gia từ năm 1996. Vụ tước quyền bỏ phiếu năm 2000 có liên quan đến chiến dịch chống khủng bố mà Nga tiến hành ở Chechnya. Lúc đó, đoàn đại biểu Nga đã rời khỏi nghị trường và từ chối tiếp tục làm việc cho đến khi quyền bỏ phiếu của họ được khôi phục đầy đủ.
Trưởng đoàn đại biểu Nga Aleksey Pushkov
Cho đến nay, đoàn đại biểu của Nga đã quyết định rời khỏi nghị trường PACE và trở về nước để tìm cách giải quyết vấn đề. Phát biểu tại Luxembourg, ông Anne Brasseur, Chủ tịch PACE hy vọng đoàn đại biểu Nga sẽ có "quyết định khôn ngoan" để hai bên có thể tiếp tục đối thoại và tìm giải pháp.
Ông Brasseur nhận định: "Sập cánh cửa lại thì rất dễ, nhưng mở ra lại khó hơn rất nhiều đối với cả hai bên. Đó là lý do tại sao PACE không đóng sập cánh cửa bằng cách tước bỏ tư cách thành viên của Nga."
Theo Khampha
Mỹ cáo buộc Nga dùng năng lượng "cưỡng ép" Ukraine Mỹ đã cáo buộc Moscow đang sử dụng năng lượng "như một công cụ cưỡng bức", sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày hôm qua (11/4) cảnh báo nguồn cung cấp khí gas của nước này cho châu Âu có thể bị gián đoạn. Trong một bức thư gửi lãnh đạo của 18 nước châu Âu, ông Putin nhấn mạnh rằng sự...