Ukraine có thể công nhận sự sáp nhập Crimea đổi lấy 1 tỷ USD?
Đây là ý tưởng do bà Merkel đề xuất và bà đã thảo luận trực tiếp về nó với ông Putin.
Đức và Nga đang thảo luận về một thỏa thuận hòa bình bí mật nhằm chấm dứt xung đột tại Ukraine, trong đó Kiev có thể sẽ công nhận sự sáp nhập bán đảo Crimea để đổi lấy gói bồi thường 1 tỷ USD.
Tờ The Independent hôm 31.7 tiết lộ, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham gia một cuộc đàm phán bí mật có mục tiêu chính là tìm kiếm đảm bảo rằng Kremlin sẽ rút hỗ trợ đối với lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ngoài ra, Tổng thống Putin cũng sẽ phải đồng ý không can thiệp và quan hệ thương mại tương lai giữa Ukraine với Liên minh châu Âu và cung cấp cho Kiev một hợp đồng mua khí dài hạn với Gazprom.
Video đang HOT
Đổi lại, Kiev sẽ cung cấp cho khu vực miền Đông có đa số người gốc Nga sinh sống một số quyền hạn được phân cấp và Tổng thống Petro Poroshenko sẽ từ bỏ nỗ lực đưa Ukraine gia nhập NATO, một nguồn tin gần gũi với cuộc đàm phán nói với tờ The Independent.
Ngoài ra, cộng đồng quốc tế cũng sẽ công nhận sự sáp nhập bán đảo Crimea của Nga, trong đó gồm cả các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, The Independent dẫn nội dung thoả thuận thu thập được cho biết thêm.
Nếu đồng ý, Nga sẽ phải trả cho Ukraine 1 tỷ USD tiền thuê căn cứ Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol trước khi sáp nhập Crimea mà nước này chưa thanh toán cho Kiev như một khoản bồi thường.
Tờ báo dẫn lời một số người trong cuộc cho biết, đây là ý tưởng do bà Merkel đề xuất và bà đã thảo luận trực tiếp về nó với ông Putin.
“Bà ấy cần giải quyết tranh chấp vì mối bận tâm là không ai muốn căng thẳng ở Ukraine hoặc lạnh nhạt với Nga. Không ai muốn một cuộc chiến tranh lạnh mới”, nguồn tin cho biết thêm.
Các nguồn tin cho biết, thỏa thuận này vẫn còn đang được tiếp tục thảo luận, chưa có kết quả cuối cùng.
Theo Giáo Dục
Cáo buộc chấn động của Ukraine về hiện trường MH17
Hôm 30/7, các quan chức Ukraine đã gây sốc khi cáo buộc lực lượng ly khai gài mìn quanh khu vực hiện trường máy bay MH17 của Malaysia rơi ở miền đông Ukraine, theo New York Post.
Một quân ly khai canh gác hiện trường MH17
"Họ đưa một đơn vị pháo hạng nặng tới gần hiện trường máy bay MH17 rơi, đồng thời, gài mìn trên đường vào khu vực này. Động thái đó nhằm cản trở các nhà điều tra quốc tế tiếp cận hiện trường", tờ New York Post trích lời phát ngôn viên Hội đồng An ninh Ukraine, ông Andriy Lysenko cho biết.
Ông Lysenko cũng cho biết thêm, trong trường hợp đẩy lùi được quân ly khai tránh xa khỏi hiện trường, quân đội Ukraine cũng sẽ phải tốn thêm thời gian để gỡ mìn, tạo khu vực an toàn cho các nhà điều tra.
Tuy nhiên, tờ New York Post cũng nhấn mạnh rằng những lời cáo buộc trên chưa được kiểm chứng. Cáo buộc của Ukraine được đưa ra một cách bất ngờ trong bối cảnh các quan sát viên và nhà điều tra quốc tế chưa thể tiếp cận hiện trường vì cuộc giao tranh dữ dội giữa quân đội Ukraine và quân ly khai ở khu vực này.
Theo các quan chức Hà Lan, các thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu mới chỉ đến được ngoại ô thành phố. Tại đây, họ nhận được cảnh báo của lực lượng ly khai về "những tiếng súng trên đường và quanh khu vực hiện trường MH17".
"Chúng tôi không nghĩ tình hình có thể cải thiện trong vài ngày tới để có thể thực hiện công việc", ông Pieter-Jaap Aalbersberg, người đứng đầu nhóm chuyên gia Hà Lan cho biết.
Ukraine và lực lượng ly khai vẫn đang đỗ lỗi cho nhau về vụ máy bay MH17 bị bắn hạ.
Máy bay Malaysia số hiệu MH17 chở theo 298 người trên đường từ Amsterdam tới Kuala Lumpur bị bắn hạ ở miền đông Ukraine vào ngày 17/7. Tất cả mọi người trên chuyến bay đều thiệt mạng.
Theo New York Post
Nga cảnh báo quan hệ xấu đi với Nhật sau gói trừng phạt mới Các biện pháp trừng phạt Nga của Nhật Bản sẽ làm tổn hại đến quan hệ giữa hai nước và kéo lùi lại mối quan hệ đang phát triển hiện nay. Đó là tuyên bố của Bộ ngoại giao Nga ngày 29/7 sau khi Nhật Bản công bố gói trừng phạt mới chống lại Moskva liên quan đến tình hình tại Ukraine. Hiện...