Ukraine cho phép điều tra viên Malaysia tới hiện trường MH17
Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết ngày 12/8, Quốc hội Ukraine đã phê chuẩn một thỏa thuận song phương với Malaysia, tạo điều kiện cho quốc gia Đông Nam Á này triển khai các nhân viên điều tra tới hiện trường vụ tai nạn máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines
Đoàn giám sát viên OSCE tại hiện trường khu vực rơi máy bay MH17.
Trong tuyên bố ra ngày 13/8 tại Kuala Lumpur, Thủ tướng Najib cho biết chính phủ Malaysia hoan nghênh thỏa thuận song phương đã chính thức cho phép triển khai các nhân viên Malaysia tới hiện trường vụ tai nạn.
Ông cho biết, trong những ngày gần đây, ông đã tổ chức các cuộc họp với chính phủ các nước châu Âu để thảo luận về tình hình MH17 và sau cuộc thảo luận giữa ông và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, một thỏa thuận song phương giữa hai nước đã được phê chuẩn.
Thỏa thuận này cho phép tới 90 nhân viên phi quân sự của Malaysia tham gia vào nhóm điều tra do Hà Lan dẫn đầu để tạo điều kiện thu hồi hài cốt của các nạn nhân vụ tai nạn máy bay và tiến hành điều tra theo Nghị quyết 2166 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Trước khi thỏa thuận được phê duyệt, cảnh sát và các nhà điều tra Malaysia đã tiến hành các hoạt động tại hiện trường vụ tai nạn, nhưng do điều kiện không an toàn, họ đã không thể tiếp tục công việc tại hiện trường.
Video đang HOT
Ông Najib nói: “Tôi đã cầu xin tất cả các bên ngừng chiến và cho phép nhóm điều tra quốc tế tiếp cận được hiện trường vụ tai nạn một cách thoải mái và an toàn.”
Trước đó, ngày 12/8, Tổng Thanh tra cảnh sát Malaysia Khalid Abu Bakar đã từ Amsterdam trở về Kuala Lumpur cùng 34 nhân viên của ông, những người đã tham gia vào phái đoàn tìm kiếm và điều tra vụ máy bay rơi MH17 tại Kharkiv, Ukraine, hôm 17/7.
Ông Khalid cho biết Cảnh sát Hoàng gia Malaysia sẽ chỉ tái triển khai nhóm điều tra đặc biệt tới hiện trường vụ tai nạn MH17 tại miền Đông Ukraine nếu quân đội Ukraine và những phần tử ly khai nhất trí ngừng bắn tại khu vực này.
Chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia Airlines được cho là bị bắn hạ tại miền Đông Ukraine hôm 17/7 khi đang trên hành trình từ Amsterdam đến Kuala Lumpur, làm toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng, trong đó có 43 người Malaysia.
Theo Vietnam
Mỹ có thể đang che đậy sự thật về vụ rơi máy bay MH17?
Ông Ron Paul, cựu nghị sĩ đảng Cộng hòa, từng là ứng cử viên Tổng thống Mỹ, cho biết Washington có khả năng đang che đậy sự thật về vụ rơi máy bay MH17 của hãng Malaysia Airlines ở miền đông Ukraine, khiến 298 người thiệt mạng Airlines ở miền đông Ukraine, khiến 298 người thiệt mạng.
Hiện trường vụ rơi máy bay MH17 - Ảnh: Reuters
Trên website Voice of Liberty của mình, ông Paul cho rằng Washington "biết nhiều hơn những gì đã công bố" và có thể đang che đậy thông tin về vụ rơi máy bay MH17 hồi 17.7, theo đài Russia Today (Nga) ngày 10.8.
"Chính quyền Mỹ bắt đầu im lặng một cách lạ lùng trước những cáo buộc liệu rằng Nga hay đồng minh của Mỹ đã bắn hạ MH17 bằng tên lửa BUK", ông Paul cho hay.
Lời bình luận của ông Paul hoàn toàn trái ngược với thông tin từ truyền thông phương Tây.
Truyền thông phương Tây luôn cáo buộc các tay súng được cho là thân Nga đã bắn hạ MH17. Mỹ thì không thể đưa ra bằng chứng thuyết phục ngoại trừ những tuyên bố mập mờ và dựa trên mạng xã hội, theo Russia Today.
"Chúng tôi nhận thấy có sự di chuyển vũ khí hạng nặng từ Nga sang Ukraine và chúng đã rơi vào tay các thủ lĩnh phe ly khai. Và theo các trang mạng xã hội, những thứ vũ khí này bao gồm hệ thống tên lửa BUK", Russia Today dẫn lời người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết.
Còng nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf nói với các phóng viên: "Nga định đưa thêm vũ khí hạng nặng và hệ thống tên lửa cho phe ly khai ở miền đông Ukraine và Mỹ có chứng cứ cho thấy Nga nã pháo tấn công Ukraine".
Nhưng khi phóng viên Matthew Lee của hãng tin AP (Mỹ) đề nghị đưa ra bằng chứng thì Harf từ chối trả lời và nói: "Tôi không thể nói cho quý vị biết thông tin này được dựa vào đâu".
Chỉ vài ngày sau khi các quan chức tình báo Mỹ thừa nhận họ không có bằng chứng kết luận Nga đứng sau vụ bắn rơi MH17, chính quyền Ukraine công bố các hình ảnh vệ tinh làm "bằng chứng" cho thấy họ không triển khai các hệ thống phòng không gần hiện trường vụ rơi MH17, nơi do phe ly khai kiểm soát.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ chứng cứ này cho rằng họ đã phát hiện các hình ảnh này được chụp vài ngày sau khi vụ MH17.
Quân đội Nga còn phát hiện chiến đấu cơ Su-25 của quân đội Ukraine tiếp cận MH17 vào ngày xảy ra thảm họa. Nhưng đến nay Kiev vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng vì sao một chiến đấu cơ lại bay sát một máy bay dân sự trước khi nó bị rơi, theo Russia Today.
Ông Paul cho rằng Mỹ, với tất cả những vệ tinh do thám có sẵn có thể theo dõi mọi thứ ở Ukraine, có thể đưa ra chứng cứ cụ thể về vụ MH17.
"Thật tệ là không thể tin chính phủ chúng ta đang nói lên sự thật và đưa ra bằng chứng. Tôi tin rằng chính phủ biết nhiều hơn những gì họ nói với chúng ta", ông Paul khẳng định.
Công tác thu thập chứng cứ để điều tra tại hiện trường vụ rơi máy bay MH17 gặp nhiều khó khăn do phe ly khai cản trở và giao tranh tiếp diễn giữa phe ly khai và quân chính phủ Ukraine.
Theo Thanh Niên
Malaysia bác thông tin MH17 bị chiến đấu cơ bắn rơi Báo The Star của Malaysia ngày 10.8 đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng nước này, ông Hishammuddin Hussein, đã bác bỏ thông tin rằng máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bị một chiến đấu cơ bắn hạ. "Với tư cách cá nhân là bộ trưởng quốc phòng và từ những gì tôi đã nhìn thấy, tôi...