Ukraine cầu viện Đức và EU giải quyết căng thẳng ở miền Đông
Chính quyền Ukraine ngày hôm nay (23/6) đã hối thúc thủ tướng Đức Angela Merkel và các đồng minh phương Tây khác hỗ trợ giải quyết cuộc nổi dậy của những người ly khai thân Nga tại phía Đông, vốn vẫn tiếp diễn bất chấp lệnh ngừng bắn đơn phương của Kiev.
Tổng thống Ukraine Poroshenko (giữa) muốn thủ tướng Đức Merkel hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng ở miền Đông
Hôm nay, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã có thêm một loạt các cuộc điện đàm khác với lãnh đạo các quốc gia phương Tây, trong khi Bộ trưởng ngoại giao nước này chuẩn bị phác thảo các chi tiết cho bản kế hoạch hòa bình mới của Kiev, để trình ra hội nghị các ngoại trưởng EU tại Luxembourg.
Ông Poroshenko sẽ chuẩn bị ký một bản thỏa thuận thương mại lịch sử với EU tại Brussels vào thứ Sáu, sau khi đã chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 25/5, với cam kết có những bước đi quyết đoán để xích lại gần với châu Âu hơn chính quyền tiền nhiệm.
Vị tân Tổng thống Ukraine khẳng định sẵn sang đối thoại với đại diện của người dân phía Đông, nhưng không phải với các thủ lĩnh của người ly khai – một điều kiện mà Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định sẽ không giúp chấm dứt 11 tuần bất ổn.
Cuối tuần qua, ông Putin cũng đã bày tỏ sự ủng hộ với kế hoạch của ông Poroshenko, với điều kiện nó đi đôi với những thay đổi hiến pháp, nhằm giúp những người Ukraine gốc Nga có quyền hạn rộng rãi hơn.
Trong hôm nay, Mátxcơva cũng khẳng định lệnh ngừng bắn đơn phương kéo dài một tuần mà ông Poroshenko công bố tối 20/6 có thể được kéo dài trong dài hạn.
Tại thời điểm này, một lệnh ngừng bắn lâu dài là cần thiết với tư cách như một điều kiện không thể đảo ngược để bắt đầu những bước đi hướng tới một cuộc đối thoại có tính ràng buộc”, văn phòng của ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định, sau cuộc trò chuyện của ông với người đồng cấp phía Đức, Frank-Walter Steinmeier.
Đến nay, các lãnh đạo của người ly khai vẫn từ chối đề nghị ngừng bắn của Kiev và tiếp tục tấn công các lực lượng chính phủ.
Văn phòng của Tổng thống Ukraine cho biết, trong cuộc điện đàm ông Poroshenko khẳng định với bà Merkel rằng, quân nổi dậy đã tấn công các vị trí của lực lượng chính phủ “hơn 20 lần” trong cuối tuần qua, một sự khước từ rõ ràng kêu gọi ngừng bắn của chính Tổng thống Nga Putin, được đưa ra hôm thứ Bảy.
Người phát ngôn quân đội Ukraine thì cho biết 6 binh sỹ đã bị thương chỉ trong đêm qua.
“Sự tham gia của bà Merkel và các nhà lãnh đạo thế giới khác là đặc biệt quan trọng để giải quyết cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine”, văn phòng của ông Poroshenko trích dẫn cuộc điện đàm.
Nhà Trắng cũng cho biết ông Poroshenko đã gửi đi một thông điệp tương tự tới phó tổng thống Mỹ Joe Biden.
Video đang HOT
Đáp lại, ông Biden khẳng định với Poroshenko rằng, Washington “đang phối hợp chặt chẽ với các đối tác trong G7 để chuẩn bị các lệnh trừng phạt kinh tế tiếp theo đối với Nga, nếu Mátxcơva không ngừng đưa vũ khí và các tay súng vượt qua biên giới, và sử dụng ảnh hưởng của mình để công khai kêu gọi các tay súng ly khai hạ vũ khí”, Nhà Trắng cho biết.
Theo Dantri
Thế giới tuần qua: Phiến quân "thần tốc" đẩy Iraq đến bờ vực chiến tranh
Phiến quân ở Iraq "thần tốc" càn quét các thành phố lớn, Mỹ tuyên bố sẽ "giúp" người dân Iraq. Biển Đông và Hoa Đông vẫn căng thẳng. Trung Quốc mạnh tay với khủng bố và tham nhũng là thông tin được bạn đọc quan tâm trong tuần.
Phiến quân đã tiến sát thủ đô Baghdad. Ảnh: Presstv.ir
1. Sau khi phía Iraq chính thức đề nghị Mỹ "đối phó với phiến quân", Tổng thống Mỹ Barak Obama xác nhận nước này sẵn sàng gửi 300 cố vấn quân sự tới giúp Iraq, đồng thời bác bỏ khả năng đưa lực lượng chiến đấu trở lại tham chiến ở quốc gia vùng Vịnh này.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama không chỉ điều thêm quân, Mỹ đã đưa tới Iraq nhiều thiết bị chiến tranh; điều một tàu sân bay với hàng chục máy bay ném bom, chiến đấu di chuyển vào vùng Vịnh để sẵn sàng dùng đến phương án quân sự.
Sở dĩ Mỹ đã "sẵn sàng" bởi, chỉ trong một tuần, các nhóm vũ trang người Sunni ở Iraq đã "thần tốc" càn quét, chiếm lĩnh một số tỉnh quan trọng, chiếm trụ sở chính quyền, cơ sở lọc dầu lớn nhất nước này, một số hướng tấn công đã áp sát tới thủ đô Baghdad. Nguy cơ Iraq rơi vào bất ổn là rất cao. Mỹ - một nước có rất nhiều quyền lợi tại đây đã không thể ngồi yên để phiến quân tự do "hớt" đi thành quả trong nhiều năm họ phải rất "vất vả" tại Iraq.
Rất nhiều người dân phải chạy loạn. Ảnh: Presstv.ir
Được sự hậu thuẫn của Mỹ, Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki đã mạnh dạn hơn trong chính sách đối phó với phiến quân, ông Nuri al-Maliki cam kết "đương đầu với chủ nghĩa khủng bố". Bước đầu các lực lượng chính phủ đã giành lại quyền kiểm soát tổ hợp lọc dầu lớn nhất nước này ở thành phố Baiji. Chắc chắn tới đây, cùng với sự yểm trợ của Mỹ, quân đội Iraq sẽ có những bước đi khả quan hơn. Song bất ổn nội bộ nước này thì vẫn còn nguyên.
2. Quan hệ Nga - Ukraine đang có dấu hiệu xấu đi khi một loạt các cáo buộc liên quan tới nhau về việc chuyển quân hay vũ khi qua biên giới. Trong khi đó, kết thúc thời hạn chót ngày 16/6, nhưng Ukraine không thanh toán tiền mua khí đốt với số tiền 4,5 tỷ USD, Nga đã thông báo chính thức khóa van cung cấp khí đốt cho Ukraine.
Tự vệ ở miền Đông. Ảnh: Kyivpost
Liên quan tới cuộc xung đột vũ trang và tình hình nhân đạo tại Ukraine, Nga kêu gọi các nước ủy viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ủng hộ dự thảo nghị quyết về Ukraine do Moskva đề xuất. Ngày 19/6, Chánh Văn phòng Tổng thống Nga, ông Sergei Ivanov tuyên bố, số người tỵ nạn từ Đông Nam Ukraine vào Nga đã lên tới hơn 100.000 người.
Liên hợp quốc cũng kêu gọi cính quyền Ukraine bảo đảm an ninh, an toàn cho người nước ngời, nhân viên các tổ chức quốc tế và nhà báo tại đây sau khi xảy ra các vụ việc với hai nhà báo Nga.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Ảnh: Kyivpost
Những căng thẳng tại miền Đông Ukraine vẫn còn nguyên sau khi tân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố đơn phương ngừng bắn ở đây. Bởi trước hết, tự vệ ở miền Đông không chấp nhận, trong khi đó, dường như lệnh ngừng bắn trên chỉ là cớ hoãn binh nhằm để Ukraine xốc lại đội hình. Nhận định trên không phải không có cơ sở khi ngày 18/6, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Mykhailo Koval thông báo kế hoạch thành lập một đơn vị tác chiến đặc biệt tinh nhuệ để đối phó với các mối đe dọa an ninh quốc gia, ngoài ra Bộ này cũng có kế hoạch mua 1000 xe bọc thép hiện đại. Rõ ràng những yếu tố mới nhất từ Bộ Quốc phòng Ukraine cho thấy, Ukraine đang tăng cường sức mạnh cho "đối nội" với những kế hoạch "bình định" miền Đông có thể sẽ diễn ra trong một ngày gần nhất.
3. Sức nóng từ Biển Hoa Đông vẫn không giảm, nhất là sau những căng thẳng xung quanh việc các máy bay Trung Quốc - Nhật Bản đối đầu trong khu vực quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Quan hệ Trung - Nhật căng thẳng cũng là một phần nguyên nhân khiến Nhật Bản có những chính sách cứng rắn hơn trong các chính sách liên quan tới chủ quyền. Trong một động thái mới nhất, ngay 19/6, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã thông qua chiến lược mới nhằm phát triển nganh công nghiệp quốc phòng, theo đo kêu gọi các công ty trong nươc chủ động tham gia vào sự phát triển chung của quốc tế về thiết bị quốc phòng, trong đó có máy bay chiến đấu.
Bô trương Quôc phong Nhât Ban Itsunori Onodera cho biêt việc mở rộng nền tảng công nghệ để không bị tụt hậu so với phần còn lại của thế giới là vân đê rất quan trọng vơi Tokyo. Chiến lược phát triển công nghiệp quốc phòng mới của Nhật Bản nêu rõ trang thiết bị quốc phòng là một công cụ góp phần vào nền hòa bình và ổn định của khu vực cũng như toàn cầu và chiên lươc nay se trơ thanh nguyên tăc chi đao trong thâp ky tơi cua nganh công nghiêp quôc phong Nhât Ban.
4. Tuần qua vấn đề Biển Đông tiếp tục nhận được sự quan tâm của dư luận quốc tế. Ngày 17/6, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ đã chủ trì tổ chức buổi họp mặt thường kỳ giữa Nhóm các Đại sứ Châu Á - Thái Bình Dương (SAFE-SEA) với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ Didier Reynders. Tại buổi họp, các Đại sứ bày tỏ quan tâm đến căng thẳng Biển Đông, mong muốn các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS, nhằm bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải ở khu vực.
Ủy viên quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trong cuộc gặp tại Hà Nội. Ảnh: CP
Trong khi đó, tờ "The Australian" số ra ngày 17/6 đăng bài của Đại sứ Việt Nam tại Australia Lương Thanh Nghị với tiêu đề "Luật biển và giới hạn hành xử của các nước", khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) sâu trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam là một hành động khiêu khích, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam được ấn định bởi Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, và vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông được ký giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002, đe dọa tự do hàng hải, hòa bình và an ninh khu vực.
Cũng trong tuần, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 24 các quốc gia thành viên UNCLOS đã nhấn mạnh: Được coi là "Hiến chương về đại dương", Công ước LHQ về luật Biển 1982 là thành quả của những nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng một trật tự pháp lý quốc tế hợp lý và công bằng cho việc sử dụng, khai thác, quản lý và phát triển bền vững biển và đại dương. Là một quốc gia ven biển, Việt Nam hiểu rõ và đánh giá cao tầm quan trọng của Công ước. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ký Công ước ngay trong ngày đầu tiên Công ước được mở ký. Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng để tuân thủ các quy định của Công ước Luật Biển, trong đó có việc ban hành Luật Biển Việt Nam năm 2012.
Đại sứ Lê Hoài Trung khẳng định, chiểu theo các điều khoản của UNCLOS 1982, các hành động của Trung Quốc trong thời gian qua đã xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển của mình được xác lập phù hợp với Công ước và đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn trên biển cũng như quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông. Các hành vi này do vậy đã vi phạm luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển, đồng thời đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là thành viên cũng như các thỏa thuận liên quan khác giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc. Các hành vi này đang gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế, xói mòn niềm tin giữa Việt Nam và Trung Quốc và gây tác hại tới mối quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc. Ngoài ra, điều liên quan trực tiếp đến Cuộc họp các quốc gia thành viên Công ước Luật Biển là việc hai phần ba thương mại đường biển toàn cầu đi qua Biển Đông và tình hình nói trên có những hệ lụy quan trọng đối với tính toàn vẹn và việc thực thi Công ước Luật Biển.
Hành động sai trái của Trung Quốc đã bị nghị sĩ nhiều nước như Austraylia, Chile...lên án mạnh mẽ. Thượng nghị sỹ Australia Scott Ryan cho rằng các bên ở Biển Đông phải tôn trọng luật pháp quốc tế và hành động phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
5. Trong hai ngày, có hai vụ đắm tàu tại Malaysia khiến hàng chục người chết, bị thương và mất tích. Sáng 19/6, một chiếc thuyền chở 27 người Indonesia đã bị đắm tại vùng biển Sepang, thuộc bang Selangor của Malaysia.
Các đội cứu hộ của Malaysia đang tìm kiếm các nạ nhân mất tích. Ảnh: straitstimes
Vụ việc này xảy ra chưa đầy 24 giờ sau vụ một thuyền chở 97 người Indonesia từ Pulau Carey, bang Selangor trên đường tới Tanjung Balai, thuộc tỉnh Bắc Sumatra, Indonesia đã bị đắm tại khu vực Banting, cửa sông Kuala Langat, bang Selangor, Malaysia. Theo thông tin mới từ chiến dịch cứu hộ, hiện đã có 62 người được cứu sống, 9 người thiệt mạng và 26 người hiện vẫn còn mất tích.
Hầu hết các nạn nhân này đều là người Indonesia nhập cư trái phép đang trên đường trở về nước nhân dịp tháng lễ Ramadan, không ai có giấy tờ hợp pháp. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do chở quá tải.
6. Bất chấp không khí lễ hội đang bao trùm khắp Brazil, hàng nghìn công nhân vô gia cư ở nước này vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình ở Sao Paulo. Dòng người biểu tình đã phong tỏa một trong những đường cao tốc chính của Sao Paulo đòi tăng nhà ở giá rẻ ở thành phố có 11 triệu dân này, mặc dù trước đó những người này đã thỏa thuận với chính quyền thành phố không biểu tình trong thời gian diễn ra Would Cup.
Biểu tình ở Sao Paolo. Ảnh: Reuters
Không chỉ ở Sao Paulo, tại Porto Alegre một nhóm biểu tình nhỏ hơn đã xuống đường đòi cải thiện chất lượng hệ thống giao thông công cộng. Một số người biểu tình còn có những hành động quá khích buộc cảnh sát phải sử dụng hơi cay để giải tán.
Trước đó, cảnh sát Brazil đã phải tìm cách ngăn chặn hàng loạt hoạt động biểu tình phản đối World Cup 2014 diễn ra ở nhiều thành phố trên cả nước như Rio de, Porto Alegre và thủ đô Brasilia. Lực lượng an ninh đã bắt giữ hàng trăm người biểu tình quá khích.
7. Trung Quốc đang mạnh tay với tội phạm khủng bố và tham nhũng. Theo Tân Hoa xã, 13 đôi tương pham cac tôi khung bô và bạo lực tại Khu tư tri Duy Ngô Nhi Tân Cương, Tây Băc Trung Quôc, đa bị xử tư ngày 16/6.
Cung ngay 16/6, Tòa án Nhân dân Urumqi, thu phu khu tự trị Tân Cương, cung đã tuyên án tử hình 3 đối tượng và phạt tù 5 đối tượng khác liên quan vụ tấn công gần Quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh hồi tháng 10/2013.
Trong khi đó, "chiến trường" chống tham nhũng cũng quyết liệt không kém. Một số nhân vật từng là Ủy viên Bộ chính trị, Quân ủy Trung ương cũng đã bị điều tra. Ngày 14/6, nguồn tin Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) Tô Vinh đang bị điều tra vì nghi ngờ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.
Theo VNE
Ukraina ngừng bắn một tuần Hôm qua (20/6), Ukraina đã tuyên bố ngừng bắn một tuần ở miền đông nước này. Lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ 10 giờ đêm qua và kéo dài đến 10 giờ sáng ngày 27/6. Binh sỹ Ukraina tại một điểm đóng quân miền đông nước này. (Ảnh: Reuters) Bộ Nội vụ Ukraina dẫn lời Tổng thống Petro Poroshenko cho biết, nước...