Ukraine cảnh báo về chiến thuật mới của Nga tại biên giới NATO
Ngày 29/12, Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak cảnh báo các thành viên NATO nên xem xét các mối đ.e dọ.a “ chiến tranh hỗn hợp” từ Nga tại biên giới của từng quốc gia mình.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội, ông Andriy Yermak nói rằng: “Khi chúng ta đề cập đến những điều các nước châu Âu và các quốc gia NATO nên cân nhắc thì điều cần thiết là phải được đán.h giá là rủi ro từ các mối đ.e dọ.a ‘hỗn hợp’ mới nổi ở biên giới của họ”. Hiện nay, Nga đang tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự tại vùng lãnh thổ Kaliningrad trên Biển Baltic – khu vực bị bao quanh bởi các quốc gia thành viên NATO.
Chiến tranh hỗn hợp là một loạt các hoạt động không nhằm mục đích chiến đấu công khai. Thay vào đó, đối phương có thể sử dụng các biện pháp như tấ.n côn.g mạng, tiến hành các chiến dịch về thông tin hoặc nhắm vào cơ sở hạ tầng dễ bị tấ.n côn.g như cáp ngầm.
Hiện nay, các nước NATO, đặc biệt là những nước gần lãnh thổ Nga ở sườn phía Đông của liên minh, đã cảnh báo về khả năng Moskva sử dụng chiến tranh hỗn hợp. Các quan chức NATO cho rằng Điện Kremlin có thể tấ.n côn.g lãnh thổ NATO bằng chiến thuật chiến tranh hỗn hợp, thay vì tiến hành một cuộc tấ.n côn.g quân sự thông thường hơn.
Vào đầu tuần trước, một tuyến cáp điện và một số cáp truyền tải dữ liệu ở Biển Baltic đã bị ngắt kết nối. Đây là sự cố gián đoạn mới nhất về cơ sở hạ tầng được NATO ghi nhận.
Theo Newsweek, ngày 26/12, lưc lượng bảo vệ bờ biển Phần Lan đã chặn và lên tàu Eagle S treo cờ Quần đảo Cook. Tàu chở dầu đã băng qua khu vực đặt cáp điện Estlink 2 vào đúng thời điểm sự cố gián đoạn được báo cáo vào ngày Giáng sinh. Trong khi đó, các nước phương Tây thường cho rằng các con tàu này là một phần của “ hạm đội bóng tối” chuyên chở dầu của Nga nhằm mục đích để né tránh lệnh trừng phạt dầu mỏ.
Vào tháng 11, hai tuyến cáp ngầm dưới biển ở Biển Baltic cũng đã liên tiếp bị gián đoạn, làm dấy lên lo ngại về khả năng phá hoại từ bên ngoài. Một tàu chở hàng của một quốc gia khác cũng đang bị điều tra liên quan đến việc cắt đứt các tuyến cáp này.
Video đang HOT
NATO nhận định phía Nga rất có kỹ năng trong triển khai loại hình chiến tranh này. Vào tháng 5, liên minh đã tổ chức một cuộc họp chuyên về chiến lược bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng dưới biển.
James Appathurai, một quan chức cấp cao của NATO được giao nhiệm vụ đối phó với chiến tranh hỗn hợp, cho biết một viễn cảnh thực sự khi Nga có thể tiến hành một số hình thức tấ.n côn.g phi truyền thống nhằm vào liên minh này và gây ra tổn thất đáng kể.
Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine cho rằng đây là thời điểm đòi hỏi những quyết định mạnh mẽ và hành động quyết đoán.
Trong khi đó, Ủy ban châu Âu trong một tuyên bố: “Chúng tôi lên án mạnh mẽ bất kỳ hành vi cố ý phá hoại cơ sở hạ tầng quan trọng nào của châu Âu. Để ứng phó với những sự cố này, chúng tôi đang tăng cường nỗ lực bảo vệ cáp ngầm, bao gồm tăng cường trao đổi thông tin, công nghệ phát hiện mới, cũng như năng lực sửa chữa ngầm và hợp tác quốc tế”. Cơ quan này cho biết sẽ đề xuất các biện pháp tiếp theo, bao gồm cả lệnh trừng phạt nhằm vào Nga trong thời gian tới.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết liên minh sẽ “tăng cường sự hiện diện quân sự tại Biển Baltic”.
Trong khi đó, Moska vẫn dường như chưa có động thái gì liên quan đến những cáo buộc vừa qua. Trước đó vào tháng 11, nhiều quốc gia phương Tây cũng từng ám chỉ những cáo buộc tương tự liên quan đến việc gián đoạn tuyến cáp ngầm ở biển vào tháng 11.
Ngày 20/11, khi được hỏi về vấn đề này trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Việc tiếp tục đổ lỗi cho Nga về mọi thứ mà không có lý do gì là hoàn toàn phi lý”.
Ông nhấn mạnh: “Có lẽ thật đáng cười khi không hề có phản ứng nào đối với các hoạt động phá hoại của Ukraine ở biển Baltic”. Ông đã ám chỉ vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc vào tháng 9/2022 mà Moskva đổ lỗi cho Kiev và các nước phương Tây gây ra.
Ngày 22/11, Đại sứ quán Nga tại Đan Mạch tiếp tục khẳng định, Moskva quan tâm đến an ninh của cơ sở hạ tầng dưới nước ở Biển Baltic “hơn bất kỳ nơi nào khác”. Cơ quan đại diện ngoại giao Nga nói rõ: “Điều quan trọng là phải bảo đảm một cuộc điều tra kỹ lưỡng và làm rõ lý do tại sao các tuyến cáp ngầm dưới biển Baltic hiện không hoạt động. Những suy đoán về vấn đề này sẽ không tạo điều kiện cho nỗ lực khám phá sự thật”.
Thông điệp mới về Ukraine của ông Trump gửi châu Âu
Trong cuộc họp với các lãnh đạo châu Âu về Ukraine, ông Trump kêu gọi triển khai lực lượng giám sát lệnh ngừng bắ.n và nhấn mạnh vai trò quan trọng của châu Âu.
Ông Donald Trump phát biểu tại Harrisburg, Pennsylvania, Mỹ. Ảnh: AA/TTXVN
Theo tờ Wall Street Journal ngày 14/12, những phác thảo về nỗ lực ban đầu của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine từ chuyến thăm châu Âu tuần trước đang bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên. Điểm chính rút ra là: Châu Âu sẽ phải gánh vác phần lớn gánh nặng hỗ trợ Ukraine bằng lực lượng để giám sát lệnh ngừng bắ.n và vũ khí để ngăn ngừa các cuộc tấ.n côn.g từ Nga.
Trong cuộc họp tại Paris, Tổng thống đắc cử Trump đã nói với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng ông không ủng hộ việc Ukraine gia nhập NATO, nhưng ông muốn thấy một Ukraine mạnh mẽ, được trang bị vũ khí tốt hơn.
Ông Trump cho biết châu Âu nên đóng vai trò chính trong việc bảo vệ và hỗ trợ Ukraine và ông muốn quân đội châu Âu có mặt tại Ukraine để giám sát lệnh ngừng bắ.n. Ông Trump không loại trừ khả năng Mỹ hỗ trợ thỏa thuận này, mặc dù sẽ không có binh sĩ Mỹ nào tham gia.
Bên cạnh đó, ông Trump cũng thúc đẩy châu Âu làm nhiều hơn nữa để Trung Quốc gây sức ép với Điện Kremlin chấm dứt xung đột. Các bên cũng đã thảo luận về việc sử dụng thuế quan đối với Trung Quốc như một con bài mặc cả, nếu Bắc Kinh không đồng ý làm như vậy.
Tổng thống đắc cử Trump từ lâu đã nói rằng ông muốn chấm dứt nhanh chóng cuộc chiến kéo dài gần 3 năm nhưng lại đưa ra rất ít chi tiết trước công chúng về cách ông dự định đạt được điều đó. Các quan chức châu Âu tiết lộ trong các cuộc thảo luận sau bầu cử, Tổng thống đắc cử Mỹ chủ yếu đặt câu hỏi và tìm kiếm lập trường về cuộc xung đột, và họ không nghĩ rằng ông Trump đã hình thành một kế hoạch rõ ràng về việc phải làm gì.
Bất kỳ nỗ lực nào nhằm chấm dứt giao tranh tranh đều sẽ phải đối mặt với những "cơn gió ngược mạnh", đặc biệt là từ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Đối với Ukraine, một lệnh ngừng bắ.n dọc theo các chiến tuyến hiện tại cũng sẽ là một bước đi đa.u đớ.n, nhượng lại quyền kiểm soát trong tương lai gần đối với 20% diện tích lãnh thổ nước này.
Các trợ lý của Tổng thống đắc cử Trump cho biết ông vẫn chưa hài lòng với bất kỳ kế hoạch cụ thể nào về Ukraine và chưa suy nghĩ sâu sắc về vấn đề này khi chuẩn bị nắm quyền. Các thành viên trong nhóm chuyển giao và những người thân tín của ông Trump đang soạn thảo các đề xuất và tóm tắt cho ông. Các quyết định quan trọng sẽ được đưa ra sau khi nhóm an ninh quốc gia của ông Trump được thành lập và Tổng thống đắc cử Mỹ có thêm các cuộc trao đổi với các đồng minh - và có thể là cả Tổng thống Putin.
Ông Trump đã nhiều lần ch.ỉ tríc.h viện trợ của Mỹ cho Ukraine, làm dấy lên mối lo ngại ở Kiev và các nước châu Âu rằng ông có thể cắt đứt viện trợ. Trong khi các nước châu Âu đã cung cấp tổng viện trợ cho Ukraine nhiều hơn Mỹ, Washington đặc biệt quan trọng đối với viện trợ quân sự. Năng lực quân sự của châu Âu có hạn, và Ukraine chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ Lầu Năm Góc để duy trì cuộc đối đầu với Nga.
Một số cố vấn của ông Trump đã hoan nghênh quyết định gần đây của chính quyền Biden về việc cung cấp cho Ukraine vũ khí có thể tấ.n côn.g sâu hơn vào lãnh thổ Nga, tin rằng điều này sẽ tạo đòn bẩy cho chính quyền Mỹ mới thúc đẩy Nga đàm phán.
Nhưng ông Trump đã ch.ỉ tríc.h động thái này. "Tôi cực kỳ phản đối việc bắ.n tên lửa hàng trăm km vào Nga", ông Trump nói với tờ The Time trong một bài báo được công bố tuần này, khi tạp chí vinh danh ông là "Nhân vật của năm 2024".
Trong khi đó, các cuộc thảo luận về việc đưa binh sĩ châu Âu đến Ukraine vẫn đang ở giai đoạn đầu, với một số câu hỏi chưa được giải quyết, bao gồm những quốc gia châu Âu nào sẽ tham gia, số lượng quân, vai trò của Washington trong việc hỗ trợ thỏa thuận này và liệu Nga có chấp nhận một thỏa thuận liên quan đến quân đội từ các nước NATO hay không.
"Tổng thống Zelensky và Ukraine muốn đạt được thỏa thuận và chấm dứt cuộc xung đột này. Cần phải có lệnh ngừng bắ.n ngay lập tức và các cuộc đàm phán nên bắt đầu", ông Trump viết trên nền tảng Truth Social của mình sau cuộc họp ở Paris.
Ngoại trưởng Nga liệt kê các điều kiện cho hòa bình ở Ukraine Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tiết lộ ba điều kiện then chốt để ngừng chiến tại Ukraine. Liệu đây có phải con đường dẫn đến hòa bình? Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: THX/TTXVN Theo hãng thông tấn TASS của Nga ngày 6/12, trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Tucker Carlson, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã chi tiết hóa các...