Ukraine cảnh báo EU sẽ có ’sóng thần’ di cư nếu Kiev không nhận thêm vũ khí
Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal đã cảnh báo rằng châu Âu sẽ hứng chịu một “cơn sóng thần di cư” nếu các nước phương Tây không cung cấp hệ thống phòng không cho Ukraine.
Người tị nạn Ukraine tại nhà ga tàu hỏa ở Przemysl, Ba Lan, ngày 5/4/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo đài Sputnik ngày 22/10, trong cuộc phỏng vấn với tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, ông Shmygal tuyên bố rằng Nga muốn tạo ra một cuộc khủng hoảng tị nạn ở châu Âu.
Ông nói: “Bởi vì nếu không có điện, hệ thống sưởi hoặc nước ở Ukraine, điều này có thể gây ra một đợt sóng thần di cư mới”. Ông cũng lưu ý rằng Ukraine đang chờ đợi đạn dược sau khi Đức cung cấp hệ thống phòng thủ IRIS-T.
Ngày 10/10, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi cảnh báo số người Ukraine phải rời bỏ nhà cửa do xung đột sẽ tiếp tục gia tăng. Cũng theo quan chức này, trong trường hợp thiếu thực phẩm và nguồn sưởi ấm, tình trạng di dời chỗ ở sẽ kéo dài hơn.
Theo Tổ chức Di trú quốc tế (IMO), kể từ khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine hồi tháng 2 năm nay, trên 7,6 triệu người Ukraine đã rời bỏ đất nước sang lánh nạn ở các quốc gia Liên minh châu Âu (EU).
Video đang HOT
Nhiều người trong số đó đã trở về nước, nhưng có trên 4,2 triệu người đã đăng ký quy chế bảo vệ tạm thời tại các nước EU. Ngoài ra, gần 7 triệu người khác đã phải di dời ở trong nước do xung đột.
Nga bắt đầu các cuộc tấn công chính xác nhằm vào cơ sở hạ tầng của Ukraine vào tháng 10 sau khi Ukraine đánh bom trên cầu Crimea. Ukraine nói rằng ít nhất 30% nhà máy điện đã bị phá hủy.
Ngày 19/10, Ukraine đã hối thúc người dân hạn chế tiêu thụ điện nhằm ứng phó với tình trạng hạ tầng điện bị hư hỏng nặng trong bối cảnh mùa Đông đang đến gần.
Trong thông báo, Phó Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Ukraine, ông Kyrylo Tymoshenko nêu rõ Ukraine bắt đầu hạn chế nguồn cung điện trên cả nước từ ngày 19/10. Ông nhấn mạnh người dân cần giảm thiểu sử dụng điện trong khung giờ từ 7h đến 23h, nếu không sẽ phải chuẩn bị cho khả năng bị cắt điện. Việc sử dụng đèn đường chiếu sáng tại các thành phố cũng bị hạn chế.
Phát biểu sau cuộc họp với các công ty năng lượng, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết các doanh nghiệp nước này đang chuẩn bị cho mọi tình huống khi mùa Đông đến, đồng thời chính phủ đang nỗ lực lập các điểm cung cấp điện di động cho các hạ tầng thiết yếu tại các thành phố cũng như các ngôi làng.
Trước đó, Chính phủ Ukraine đã cảnh báo nguy cơ mất điện. Thị trưởng Kiev, ông Vitaliy Klitschko kêu gọi người dân hạn chế sử dụng các thiết bị điện để giúp ổn định hoạt động của hệ thống năng lượng quốc gia.
Trong khi đó, Nga đã nhiều lần chỉ trích các nước phương Tây về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, lưu ý rằng các nước này đã tham gia sâu vào cuộc xung đột và hỗ trợ Ukraine chỉ làm leo thang tình hình. Ngoài ra, Nga cũng nói vũ khí do phương Tây gửi tới được sử dụng để chống lại dân thường và cáo buộc Ukraine thường xuyên nhằm vào dân thường ở Donbass.
Triều Tiên khẳng định chưa từng cung cấp vũ khí, đạn dược cho Nga
Hôm 22/9, Triều Tiên tuyên bố nước này chưa từng cung cấp vũ khí, đạn dược cho Nga và cũng không có kế hoạch làm vậy trong tương lai.
Quốc kỳ Nga và Triều Tiên tung bay trên một con phố trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Vladivostok, Nga tháng 4/2019. Ảnh: Reuters
Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), Bình Nhưỡng cũng cảnh báo Mỹ nên ngừng tung tin đồn nhằm làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước Triều Tiên.
"Gần đây, Mỹ và các lực lượng thù địch đã nói về việc 'vi phạm nghị quyết' của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, tung tin về thoả thuận vũ khí giữa Triều Tiên và Nga. Chúng tôi chưa bao giờ xuất khẩu vũ khí hoặc đạn dược cho Nga và chúng tôi sẽ không lên kế hoạch làm như vậy", KCNA dẫn lời Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Trang bị thuộc Bộ Quốc phòng Triều Tiên cho biết hôm 22/9, nhưng không nêu tên vị quan chức này.
Trước đó, hồi đầu tháng, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cáo buộc Nga đang trong quá trình mua hàng triệu quả đạn pháo và rocket từ Triều Tiên để sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby ngày 6/9 cho biết chưa có dấu hiệu Nga mua hoặc chuyển đạn pháo và rocket Triều Tiên tới Ukraine.
Trước đó, Mỹ cũng cáo buộc Iran cung cấp máy bay không người lái cho Nga để sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine. Tuy nhiên, Iran đã phủ nhận những tuyên bố trên. Nga cũng bác bỏ cáo buộc và yêu cầu Mỹ cung cấp bằng chứng.
Trong bức thư gửi ông Kim Jong-un vào tháng 8, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với nhà lãnh đạo Triều Tiên rằng hai nước sẽ mở rộng quan hệ song phương toàn diện và mang tính xây dựng với những nỗ lực chung.
Ông Kim Jong-un cũng gửi một bức thư cho Tổng thống Putin, nhấn mạnh rằng hợp tác chiến lược và chiến thuật, sự ủng hộ và đoàn kết giữa hai nước đã đạt đến một tầm cao mới trong bối cảnh hai bên đang nỗ lực ngăn chặn các mối đe dọa và khiêu khích từ các lực lượng quân sự thù địch.
Hồi tháng 7, Ukraine đã cắt đứt quan hệ với Bình Nhưỡng sau khi quốc gia này công nhận hai nước cộng hoà nhân dân tự xưng ở miền đông Ukraine là các quốc gia độc lập.
Nhật báo Phố Uôn: Ukraine yêu cầu Mỹ cung cấp tên lửa tầm xa Ngày 12/9, các phương tiện truyền thông đưa tin Ukraine đã yêu cầu Mỹ cung cấp tên lửa đạn đạo tầm xa cho nước này. Một Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) của Mỹ khai hỏa. Ảnh: RT Hãng tin RT dẫn lại bản tin của tờ Nhật báo Phố Uôn cho biết Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine...