Ukraine cảm nhận những cú sốc khi cắt giảm USAID của Mỹ có hiệu lực
Hàng trăm nghìn người Ukraine bị ảnh hưởng khi nguồn tài trợ bị cắt giảm, trong khi chính quyền Trump cho rằng các chương trình này không còn phù hợp với lợi ích của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh tại Nhà Trắng, Washington, D.C., trong đó có kế hoạch đóng cửa USAID. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo Đài phát thanh châu Âu tự do (RFE/RL) ngày 8/2, quyết định đóng băng chi tiêu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) trong 90 ngày từ Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tạo ra những tác động sâu rộng tại Ukraine, ảnh hưởng từ các tổ chức phi lợi nhuận đến nông dân và chính phủ nước này.
Kể từ năm 2022, USAID đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ngành nông nghiệp Ukraine, giúp đỡ một phần ba nông dân nước này thông qua việc cung cấp hạt giống, phân bón và tài chính.
Andriy Dykun, người đứng đầu Hội đồng Nông nghiệp toàn Ukraine, nhấn mạnh tầm quan trọng của USAID đối với các doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ ở các khu vực trước đây bị Nga kiểm soát và tiề.n tuyến đang có giao tranh với Moskva.
Video đang HOT
“Với sự hỗ trợ của USAID, cải cách ruộng đất đã được triển khai tích cực và hiện chúng tôi đang cùng nhau phát triển cải cách thủy lợi, hỗ trợ nông dân thành lập hiệp hội người sử dụng nước”, ông Dykun nói.
Trong khi đó Dostupno, một tổ chức làm việc với người khuyết tật và cựu chiến binh bị thương ở Ukraine, đã phải tạm dừng hoạt động do phụ thuộc vào nguồn tài trợ từ USAID.
“Tôi hiện đang làm mọi thứ để cứu vãn tình hình”, Natalia Parkhitko, Giám đốc điều hành của tổ chức từ thiện Dostupno, nói. Tổ chức trên, với 8 nhân viên, hiện không thể chi trả lương và đang tìm kiếm nguồn tài trợ thay thế. Họ dự định phát triển một doanh nghiệp chuyên kiểm toán cho các doanh nghiệp để tạo thêm nguồn thu.
“Chúng tôi thậm chí sẽ không cho phép nghĩ rằng Dostupno sẽ đóng cửa tất cả các dự án. Mặc dù bị đình chỉ tài trợ, chúng tôi sẽ tiếp tục các hoạt động của mình”, Giám đốc điều hành Parkhitko chia sẻ.
Tác động đến cơ sở hạ tầng quốc gia
Việc cắt giảm USAID cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ ngành chính phủ Ukraine. Theo nghị sĩ Inna Sovsun, chỉ riêng trong tháng 9 năm ngoái, 325 triệu đô la Mỹ đã được cung cấp để hỗ trợ ngành năng lượng – vốn đang liên tục bị Nga tấ.n côn.g.
Vladyslav Sodel, nhiếp ảnh gia đã theo dõi hoạt động của USAID trong 8 năm, đán.h giá: “Sự hỗ trợ của USAID đã thay đổi cơ bản các quy tắc. Nó ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm nghìn người Ukraine, đặt ra các tiêu chuẩn mới cho bộ máy nhà nước”.
Ông Sodel ấn tượng với quy mô và sự đa dạng của các dự án được tài trợ của USAID cho Ukraine: “từ một chiếc giường có nệm trong nơi trú ẩn cho người tị nạn đến khoản tiề.n đầu tư hàng tỷ USD vào sự ổn định của mạng lưới năng lượng”.
Tuy nhiên, chính quyền Trump đã ch.ỉ tríc.h các chương trình của USAID là không hiệu quả và không phù hợp với lợi ích của Mỹ. Họ cho rằng một số chương trình xã hội và văn hóa được cho là không phù hợp với sứ mệnh cốt lõi của tổ chức.
USAID, cơ quan chính phủ Mỹ chịu trách nhiệm quản lý viện trợ nước ngoài dân sự và hỗ trợ phát triển, hiện đang hoạt động tại hơn 100 quốc gia với khoảng 10.000 nhân viên toàn cầu.
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh đóng băng nguồn tài trợ cho Nam Phi
Ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp, theo đó đình chỉ nguồn tài trợ của nước này dành cho Nam Phi vì đạo luật cải cách ruộng đất.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một sắc lệnh tại Nhà Trắng ở Washington, ngày 31/1/2025. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Trong sắc lệnh, Tổng thống Trump cho rằng đạo luật trên sẽ "cho phép Chính phủ Nam Phi thu hồi tài sản nông nghiệp của người Afrikaner thiểu số mà không cần bồi thường". Ông cũng đề cập đến các bất đồng trong chính sách đối ngoại giữa hai quốc gia, đặc biệt là liên quan đến vấn đề Trung Đông.
Trước đó, ngày 2/2, Tổng thống Trump cảnh báo sẽ cắt nguồn tài trợ cho Nam Phi vì đạo luật cải cách ruộng đất. Ông Trump tuy không nêu bằng chứng nhưng khẳng định rằng "Nam Phi đang tịch thu đất đai và đối xử rất tệ với một số tầng lớp người dân", ám chỉ đến đạo luật nhằm mục đích cân bằng sự chênh lệch về chủng tộc trong quyền sở hữu đất đai. Đáp lại, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết đất nước của ông "sẽ không bị bắt nạt", đồng thời khẳng định "chúng ta sẽ đoàn kết như một quốc gia thống nhất và chúng ta sẽ lên tiếng bảo vệ lợi ích quốc gia của mình".
Tháng trước, Tổng thống Ramaphosa đã ký ban hành dự luật quốc hữu hóa nhằm tạo điều kiện cho nhà nước trong việc thu hồi đất đai phục vụ các lợi ích công cộng. Văn kiện này bị một số đảng trong chính phủ liên minh phản đối. Tuy nhiên, ông Rampahosa cho biết mục đích ban hành dự luật là nhằm giải quyết tình trạng chênh lệch quyền sở hữu đất đai vốn tồn tại suốt 3 thập kỷ sau khi chế độ phân biệt chủng tộc kết thúc năm 1994.
Theo nhà lãnh đạo Nam Phi, đạo luật quốc hữu hóa mới "không phải là một công cụ tịch thu, mà là một quy trình pháp lý được thực hiện theo hiến pháp để đảm bảo quyền tiếp cận đất đai của công chúng theo cách công bằng và chính đáng."
Hiện Mỹ đang tài trợ chương trình PEPFAR, chiếm 17% tổng chương trình phòng chống HIV/AIDS của Nam Phi.
IMF đán.h giá thận trọng về các biện pháp thuế quan của Mỹ Ngày 6/2, Quỹ Tiề.n tệ Quốc tế (IMF) cho biết đang theo dõi sát các động thái của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc dừng viện trợ nước ngoài và áp thuế đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng vẫn còn quá sớm để đưa ra đán.h giá rõ ràng về tác động của các bước...