Ukraine: Cái giá của việc trở thành con nợ
Hai năm sau cuộc cách mạng “nhân phẩm” Maidan, đất nước Ukraine hiền hòa, xinh đẹp giờ đây đang lâm vào tình cảnh kinh tế-tài chính vô cùng khó khăn.
Hai năm sau cuộc cách mạng “nhân phẩm” Maidan, đất nước Ukraine hiền hòa, xinh đẹp giờ đây đang lâm vào tình cảnh kinh tế-tài chính vô cùng khó khăn.
Nền kinh tế suy thoái nặng nề, tỷ lệ lạm phát cao và đặc biệt khoản nợ công lên tới 118,7 tỷ USD, chiếm 143,9% GDP, buộc Ukraine tiếp tục phải đi vay để trả nợ. Các khoản vay quốc tế luôn kèm theo những điều kiện ngặt nghèo, khiến người dân bị đẩy vào cảnh khốn khó.
Một người vô gia cư ngồi trước tấm bảng tỷ giá hối đoái ở thủ đô Kiev. Ảnh Reuters
Theo phóng viên TTXVN từ Kiev, đối diện với tòa nhà chính phủ sừng sững ở thủ đô Kiev là hàng loạt biểu ngữ của người biểu tình với các khẩu hiệu phản đối đương kim Thủ tướng Ukraine, Arseny Yatsenyuk như “Hãy chấm dứt các loại thuế Yatsenyuk”, “Yatsenyuk hãy ra đi”, “Ukraine không cần Yatsenyuk”.
Ông Vladimir, một người hưu trí, thương binh hạng 2 ở Kiev giải thích: “Cuộc sống như trước đây đã bị hủy hoại do việc tăng mạnh giá các dịch vụ, các bạn có hiểu không”.
Cách đó không xa, gần văn phòng tổng thống là cuộc biểu tình phản đối các thành viên chính phủ. Tại đây ta có thể thấy chiếc “thùng rác” – văn hóa mới của người biểu tình Ukraine để đội lên đầu những người bị phản đối.
Một người biểu tình cho biết: “Tôi tên là Matrona Petrovna Briukhov, sống ở Kiev. Tôi từng tích cực tham gia Maidan. Chúng tôi tiến hành Maidan vì tự do trong cuộc sống, tự do ngôn luận, vì các chính trị gia lừa dối chúng tôi, vì cuộc sống tốt đẹp hơn. Song kết quả vẫn vậy, nói nôm na là đều giẫm lên “cái cào”, điều được thể hiện trong cuộc biểu tình này. Đó là bởi chính quyền hiện nay chẳng quan tâm gì tới người dân”.
“Hiện chúng ta thấy Quốc hội, Văn phòng Tổng thống và Nội các đang tìm cách thỏa thuận các ghế chức vụ. Chúng tôi phản đối điều này, chúng tôi muốn người dân được tham gia tích cực vào tiến trình đó, bởi chúng tôi đang nghèo khổ hơn. Tham nhũng là ai? Tại Ukraine, tham nhũng rất trầm trọng”, người biểu tình này bức xúc.
Ghé qua chợ Troeshina, nơi có đa phần người Việt ở Kiev làm ăn buôn bán. Khu cổng sau chợ, trước kia đông người bán hàng nay biến thành bãi đỗ xe. Anh Evghenii Berson, kinh doanh tại chợ đã 17 năm cho biết: “Hai năm trước kinh doanh tốt hơn. Nay sau các sự kiện ở Donbass, kinh doanh tồi tệ hơn. Tôi thậm chí còn sợ khi tính tới thu nhập. Thậm chí hòa vốn cũng là tốt rồi. Doanh thu hàng ngày rất thấp, chỉ từ 2-3000 hryvna (khoảng 100 USD)”.
Video đang HOT
Trong căn hộ nhỏ của anh chị Nguyễn Văn Tấn – Tachiana Chernova ở thủ đô Kiev. Chị Tachiana cho biết chị làm y tá ở bệnh viện với mức lương 1.500 hryvna/tháng (khoảng 60 USD), và khoản tiền này thậm chí không đủ để chị chi tiêu cho bản thân mình.
Chị nói: “Đa phần người dân không hài lòng với chính quyền. Họ kêu ca nhiều lắm, đặc biệt, những người về hưu oán giận lắm, họ muốn có chính quyền mới, bởi họ làm sao có thể sống trong tình cảnh như vậy”.
Còn tại Làng Thời Đại ở Kharkov, chị Tachiana, dạy các em nhỏ trong Làng, cho biết: “Tình hình kinh tế Ukraine luôn khó khăn song vào thời điểm này là vô cùng khó khăn. Hầu như cứ 2 tháng giá các dịch vụ công lại tăng. Giá dịch vụ công thì tăng vô tội vạ trong khi tiền lương rất thấp, không tương xứng. Chính vì vậy, nếu chỉ sống bằng lương sẽ rất khó khăn”.
“Ai cũng tìm cách làm thêm. Người thì đi dạy thêm, người thì tìm các khoản thu nhập khác. Tuy nhiên, nếu không có các khoản thu nhập thêm chắc không thể xoay xở được. Thậm chí tôi cũng chẳng thể nói liệu người hưu trí có thế sống được hay không nữa. Họ rất khó khăn”, chị Tachiana bộc bạch.
Có thể nói, 2 năm sau cuộc cách mạng “Nhân phẩm”, người dân Ukraine đã bị bần cùng hóa tới mức vô cùng khó khăn, và có lẽ mong muốn hiện nay của họ là khi nào kinh tế có thể quay về trước cách mạng.
Theo Báo Tin tức
NgaMỹ nhất trí cao, Thổ Nhĩ Kỳ đau đầu không dứt
Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng trở nên điêu đứng khi NgaMỹ đồng thanh về Syria
Nga - Mỹ đồng thanh về Syria
Ngày 4/4, hãng RIA của Nga dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao nước này Sergei Ryabkov cho biết việc yêu cầu Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức là hành động cản trở triển vọng cho một giải pháp chính trị ở quốc gia Trung Đông này.
"Chúng ta hãy ngừng bàn về chủ đề này, đồng thời để các bên ở Syria quyết định về thời điểm cũng như cơ sở nêu lại vấn đề này", ông Sergei Ryabkov tuyên bố.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga nhắc rằng, sách lược đối ngoại của Nga không chấp nhận "chính sách lật đổ chế độ, tổ chức các "cách mạnh màu".
Theo ông, hiện nay một loạt quốc gia và nhóm đối lập "chưa sẵn sàng chấp nhận ý tưởng nhân vật Bashar al Assad sẽ có vị trí trung tâm trên "mặt bằng chính trị Syria" thêm một thời gian không hạn định".
Ngoài ra, ông Ryabkov cũng phủ nhận việc Moskva và Washington có bất cứ lập trường chung nào về số phận của Tổng thống Assad.
Trong một động thái có liên quan, truyền thông Mỹ mới đây cũng đồng loạt đưa tin Tổng thống Obama đã bác kế hoạch lật đổ ông Assad của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Theo đó, trong 1 cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình NBC News, cựu sĩ quan tình báo Mỹ Doug Locke cho biết CIA đã đề xuất với ông chủ Nhà Trắng một kế hoạch chi tiết cho hoạt động bí mật lật đổ nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad trong năm 2012, nhưng ông Obama không tán thành.
Cả Nga và Mỹ đang có chung quan điểm về tương lai của ông Assad.
"Ngay từ đầu, nhóm chúng tôi đã cho các nhà lãnh đạo Nhà Trắng và CIA thấy rằng mục đích là phải lật đổ Chính phủ của ông Assad. Chúng tôi có đến 50 cách để tạo thuận lợi cho quá trình này. Nhưng ban lãnh đạo chính trị đã không cho chúng tôi bất kỳ cơ hội nào để thực hiện", Doug Locke khẳng định.
Cựu sĩ quan Mỹ còn nêu rõ Giám đốc CIA khi đó là David Petraeus rất ủng hộ hoạt động lật đổ ông Assad.
Hiện nay Petraeus và những người có ảnh hưởng khác ủng hộ việc lật đổ Tổng thống Syria, như cựu Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và cựu Đại sứ Mỹ tại Syria Robert Ford cho rằng kế hoạch của Locke sẽ cho phép tránh được việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria, sự phát triển của IS và cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu.
Tuy nhiên, ông Obama và các nhà phân tích khác không đồng ý với họ.
Trước đó trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Assad đã tuyên bố sẵn sàng tổ chức cuộc bầu cử tổng thống trước thời hạn nếu nhân dân Syria yêu cầu. Ông cho rằng, không thể hy vọng vào các nước phương Tây - họ không trung thực, thiếu chân thành, còn chính sách của họ xa vời các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế.
Thổ Nhĩ Kỳ độc thoại
Không phải ngẫu nhiên mà những thông tin về việc Nga, Mỹ không ủng hộ việc loại bỏ Tổng thống Assad trong tiến trình hòa bình tại quốc gia Trung Đông xuất hiện vào thời điểm này. Trước đó, trong chuyến thăm Moskva của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, cả hai bên đã thống nhất quan điểm về việc không đưa vấn đề tương lai ông Assad ra thảo luận vào thời điểm này.
Giới phân tích cho rằng, những tuyên bố trên tiếp tục khẳng định sự đồng tâm nhất trí của Washington và Moskva trong nỗ lực giải quyết các vấn đề xung đột còn tồn tại ở Damascus. Sự thống nhất giữa 2 nước này lại trở thành nỗi ám ảnh và đe dọa nghiêm trọng đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Chính quyền Tổng thống Erdogan ngày càng hoảng loạn trước việc Nga - Mỹ đồng thanh về Syria
Mới đây, trong một bài phát biểu với báo giới trước khi trở về nước sau chuyến đi 5 ngày tới Washington, Tổng thống Erdogan cho rằng người đồng cấp Obama đã "nói xấu sau lưng" mình khi chỉ trích Ankara can thiệp vào tự do báo chí.
"Tôi rất buồn khi nghe những lời nói của Tổng thống Obama sau lưng mình. Trong cuộc hội đàm giữa chúng tôi, ông Obama đã không đề cập đến vấn đề này. Những lời chỉ trích về tự do báo chí ở Thổ Nhĩ Kỳ là nhằm để chia rẽ và đảo lộn những giá trị của đất nước chúng tôi. Đây là một chiêu bài để khiến Ankara bất ổn", ông Erdogan nói.
Trong một diễn biến khác, người đứng đầu nhà nước Ankara cho biết Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã xích lại gần hơn đối với những quan điểm về lực lượng người Kurd ở Syria, một đồng minh thân cận của Mỹ trong cuộc chiến chống IS.
"Cả Phó Tổng thống Joe Biden và Ngoại trưởng John Kerry đều cam kết rằng Mỹ sẽ không cho phép thành lập một nhà nước người Kurd ở Syria", ông Erdogan tuyên bố.
Theo_Báo Đất Việt
Lạ kỳ lợn 8 chân ở Argentina Người nông dân người Argentina đã vô cùng kinh ngạc khi thấy một con lợn được nuôi tại gia đình sinh ra một chú lợn con có 8 chân. Tin tức từ Express cho hay, anh Santiago Valdez sống tại El Galpon, tỉnh phía Tây Bắc của Salta, Argentina đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra con lợn 8 chân. Tuy...