Ukraine biến viện điều dưỡng thành trung tâm phục hồi thể chất, tinh thần cho binh sỹ nơi tiền tuyến
Ngồi trên những chiếc ghế bành êm ái trong căn phòng mờ sáng, thoang thoảng mùi thông và hoa oải hương, những người lính nhắm mắt hít thở sâu trong tiếng nhạc thiền.
Binh lính Ukraine trải qua liệu pháp laser tại một trung tâm phục hồi chức năng ở vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 30/12/2022. Ảnh: AP
Nhưng đây không phải là một spa. Các binh sĩ Ukraine mặc đồng phục đang nghỉ ngơi tại trung tâm phục hồi chức năng ở vùng Kharkiv này để hồi phục cơ thể và tinh thần trước khi quay trở lại tiền tuyến.
Cuộc xung đột kéo dài hơn 10 tháng không ngừng nghỉ đã thôi thúc một chỉ huy quân sự địa phương biến một viện điều dưỡng thời Liên Xô thành một trung tâm phục hồi cho các quân nhân để điều trị cả về tinh thần lẫn thể chất.
Trung tá Lực lượng Vũ trang Ukraine Oleksander Vasylkovskyi cho biết: “Việc phục hồi chức năng này giúp các binh sĩ tìm lại sự cân bằng”.
Ông Vasylkovskyi nhớ lại những người lính đã phải âm thầm chịu đựng như thế nào sau khi trở về nhà sau cuộc xung đột ở Donbass vào năm 2014. Tỷ lệ tự tử của các cựu chiến binh này đã tăng lên trong những năm tiếp theo, với nhiều trường hợp mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương không được điều trị. Ông hy vọng một trung tâm như ở Kharkiv có thể nâng cao nhận thức về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần và ngăn chặn các vụ tự tử trong tương lai.
Binh lính Ukraine trong một buổi trị liệu trong hồ nước nóng tại trung tâm phục hồi ở Kharkiv, ngày 30/12/2022. Ảnh: AP
Tại đây, các binh sĩ được cung cấp nhiều phương pháp điều trị: liệu pháp thủy sinh trong hồ nước nóng để chữa đau cơ; liệu pháp ánh sáng đỏ để cải thiện tim và tuần hoàn máu, phòng xông đá muối giúp hô hấp tốt hơn; và đối với những người gặp ác mộng thì có liệu pháp ngủ điện – một liệu pháp điện tần số thấp thời Liên Xô được cho là có tác dụng thư giãn hệ thần kinh và làm dễ ngủ.
Các nhà tâm lý học cũng luôn sẵn sàng tại đây, không chỉ phục vụ người lính mà còn cả gia đình họ, những người cũng phải đối mặt với những tổn thương của cuộc xung đột.
Video đang HOT
Trung tá Vasylkovskyi giải thích rằng các quân nhân cũng trải qua kiểm tra y tế. “Đó là điều quan trọng nhất bởi vì họ có thể phát sinh một số bệnh do căng thẳng chiến đấu”.
Ngoài những vết sẹo tâm lý của chiến trận, những người lính còn đến đây để điều trị bệnh viêm màng não, nhiễm trùng, cắt cụt chi, viêm phổi và viêm dây thần kinh, rối loạn giấc ngủ, các bệnh ngoài da, bệnh tim mạch, và nhiều bệnh khác.
ANH Ivan Moroz, bị thương khi đang làm việc tại một cơ sở khí đốt, tập luyện phục hồi cùng các binh lính Ukraine tại trung tâm. Ảnh: AP
Artem, một nhà vật lý trị liệu làm việc tại trung tâm, cho biết: “Nếu ai đó bị chấn thương và không thể đi lại, chúng tôi sẽ giúp họ đứng vững trở lại”.
Hơn 2.000 binh sĩ đã được điều trị tại đây kể từ khi trung tâm mở cửa vào tháng 6/2022. Nơi đây nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác quốc tế ở Latvia, Litva, Romania, Ba Lan, Mỹ và Tây Ban Nha. Theo ông Vasylkovskyi, chi phí một ngày phục hồi chức năng cho một người lính là khoảng 20 euro. Nhưng vẫn cần thêm kinh phí, ông nói, “bởi vì xung đột vẫn chưa kết thúc.”
Một người lính tên Viktor, từng làm thợ mỏ trước khi gia nhập quân đội, cho biết anh đã tham gia vào chiến dịch đẩy lùi lực lượng Nga ra khỏi khu vực Kharkiv.
Trong nhiều tháng, Viktor ngủ trong những chiến hào đầy bùn và lạnh giá. “Chúng tôi đã chiến đấu trong điều kiện có hại cho sức khỏe. Thật tệ, đầy bùn lầy, ẩm ướt”, anh lính giải thích khi ngồi trong căn phòng nơi tường và sàn phủ đầy muối để làm sạch lá phổi bị tổn thương của mình. “Chúng tôi bị đau lưng, đau chân, vì thường phải mang theo những thiết bị nặng”, anh nói thêm.
Anh lính Viktor nghe nhạc thiền thư giãn cùng đồng đội tại trung tâm. Ảnh: AP
Bốn ngày sau khi vào trung tâm phục hồi chức năng, Viktor đã cảm thấy tràn đầy năng lượng. “Tôi đã sẵn sàng tiến xa hơn, tiếp tục nhiệm vụ của mình, tiêu diệt kẻ thù và đưa chúng ta đến gần hơn với chiến thắng”, anh nói.
Nhưng có lẽ điều hấp dẫn nhất của trung tâm phục hồi chức năng này không phải là liệu pháp mà là cả gia đình một người lính có thể được cùng ở đây trong vài ngày.
Anh lính Maksym đã không gặp vợ và con trai mình trong 5 tháng. Anh nói, một trong những phần khó khăn nhất của cuộc xung đột này là khi “bạn không thể kết nối và nói chuyện với những người thân yêu của mình”.
Maksym cảm thấy nhẹ nhõm khi họ có thể cùng anh tham gia vài ngày tại trung tâm phục hồi chức năng và thư giãn cùng nhau. Không có những kỳ nghỉ chính thức, đây là cách duy nhất để nhiều người lính có thể được nghỉ ngơi thật hợp lý.
“Tôi thấy đồng đội trở lại đơn vị sau một tuần, được nghỉ ngơi, lấy lại sức. Và những suy nghĩ tệ hại mà họ có trước đó biến mất”, Maksym nói. Trong những suy nghĩ ám ảnh họ có nhiều ký ức về những người đồng đội đã chết trên chiến trường.
Khi được hỏi đã mất bao nhiêu đồng đội, Maksym cụp mắt xuống trả lời: “Quá nhiều”.
Binh lính Nga đã đến Belarus tham gia lực lượng chung 'bảo vệ biên giới'
Bộ Quốc phòng Belarus thông báo những binh lính Nga đầu tiên đã đến nước này để tham gia lực lượng chung với sứ mệnh "bảo vệ biên giới". Trước đó, Minsk cáo buộc Ukraine âm mưu tấn công nước này.
Các binh lính Ukraine tham gia diễn tập gần biên giới Belarus ngày 30-9 - Ảnh: REUTERS
"Các đoàn quân nhân Nga đầu tiên từ nhóm lực lượng trong khu vực đã đến Belarus", Hãng tin AFP dẫn lời Bộ Quốc phòng Belarus thông báo ngày 15-10 và cho biết thêm rằng nhiệm vụ của lực lượng này là "chỉ để tăng cường bảo vệ và phòng thủ biên giới".
Đồng thời, cơ quan này cũng công bố nhiều hình ảnh cho thấy những người lính được chào đón bởi những người phụ nữ mặc trang phục truyền thống, cùng bánh mì và muối.
Trong phần trả lời Đài RT ngày 14-10, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói lực lượng nước này, với khoảng 70.000 quân, sẽ đóng vai trò cốt lõi trong khi lực lượng Nga sẽ "hỗ trợ". Ông Lukashenko nói không hy vọng Nga sẽ đưa đến 10.000 - 15.000 quân, có nghĩa số binh lính sẽ thấp hơn con số này. Tuy nhiên, ông không tiết lộ lực lượng chung sẽ được triển khai ở đâu.
Trước đó, ông Lukashenko cho rằng Ukraine đang âm mưu tấn công Belarus. Ông cáo buộc Ba Lan, Lithuania và Ukraine đào tạo những thành phần cực đoan Belarus "thực hiện các vụ phá hoại, tấn công khủng bố và tổ chức một cuộc binh biến ở nước này".
Các quan chức ở Belarus trước đó cáo buộc Ukraine cho nổ tung các cây cầu và điều hàng chục ngàn quân dọc biên giới hai nước.
Minsk khẳng định lực lượng chung hoàn toàn là vì phòng thủ. Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Vladimir Makei giải thích với tờ Izvestia của Nga rằng lực lượng an ninh của quốc gia này đang được đặt trong tình trạng báo động cao và sẵn sàng "đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào có thể xuất hiện từ các nước láng giềng".
Tuy nhiên, việc triển khai lính Nga đến Belarus làm dấy lên lo ngại rằng quân đội của Minsk có thể tham gia cùng lực lượng Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong phỏng vấn với kênh NBC ngày 14-10, ông Lukashenko khẳng định Belarus ủng hộ Nga nhưng sẽ không giết người. "Không ai yêu cầu chúng tôi tham gia chiến dịch (ở Ukraine), Nga không yêu cầu, và chúng tôi không định tham gia", ông nói.
Trong tuần này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phủ nhận các cáo buộc âm mưu tấn công Belarus và cáo buộc Nga "cố gắng trực tiếp lôi kéo Belarus vào cuộc chiến này". Ông Zelensky cũng kêu gọi đặt một phái đoàn quan sát viên quốc tế ở biên giới Ukraine - Belarus.
Nội bộ chính trường Đức tăng sức ép đòi gửi xe tăng chiến đấu chủ lực cho Ukraine Các lãnh đạo chính trị trong nước đang gây áp lực đòi Thủ tướng Đức gửi xe tăng chiến đấu chủ lực cho Ukraine và ngừng viện lý do Mỹ cũng chưa chuyển giao vũ khí hạng nặng như vậy. Ngay cả các đối tác liên minh của chính ông Scholz cũng nói với ông rằng đã đến lúc phải gửi thêm vũ...