Ukraina trước nguy cơ chiến tranh toàn diện
Quốc tế cảnh báo tình hình Ukraina có thể rơi vào chiến tranh toàn diện khi mà một số lượng đáng kể xe tăng cùng đại bác đang được đưa về Donetsk, thành trì của phe ly khai ở miền đông Ukraina.
Một xe tăng được vận chuyển tới khu vực biên giới giáp với tỉnh Donetsk của Ukraina
Trong báo cáo ngày 10/11, các quan sát viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho hay họ tiếp tục ghi nhận lần thứ hai trong 2 ngày hoạt động chuyển quân của các phương tiện kỹ thuật không mang biển số gần Donetsk.
Báo cáo của OSCE viết: “Vào hồi 11 giờ 20 (ngày 9/11) gần Sverdlov (cách Donetsk 15km về phía Đông), OSCE đã quan sát thấy đoàn xe gồm 17 xe tải ZIL màu xanh không mang biển số di chuyển theo hướng Tây, trong đó 5 xe kéo theo hệ thống Grad, 2 xe lắp các hộp chở đạn… Vào hồi 11 giờ 35 trên đường N-21 gần Zuhres (cách Donetsk 41km về phía Đông), SOM phát hiện một đoàn xe khác gồm 17 xe tải KamAZ màu xanh không gắn biển cũng di chuyển theo hướng Tây. 12 xe trong số này kéo theo pháo tự hành 122mm”.
Theo OSCE, cả 2 đoàn xe trên đều di chuyển theo hướng Tây và đây là lần thứ hai trong 2 ngày phát hiện sự di chuyển thiết bị quân sự trên lãnh thổ do Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng kiểm soát.
Trước đó, trong báo cáo của mình, quan sát viên OSCE đã ghi nhận trên lãnh thổ DPR các đoàn xe chở vũ khí hạng nặng và xe tăng không mang biển số. Báo cáo này lưu ý “tại Donetsk và Makeyevka (cách Donetsk 25km về phía Đông Bắc), trên lãnh thổ do DPR kiểm soát, OSCE đã phát hiện đoàn xe chở vũ khí hạng nặng và xe tăng”.
Tại phía Đông Makeyevka, OSCE đã phát hiện đoàn xe hơn 40 xe tải và xe bồn, di chuyển về phía Tây trên xa lộ N-21. Phó tư lệnh lực lượng dân quân ly khai Eduard Basurin cho hay đoàn xe quân sự mà OSCE phát hiện gần Donetsk là của DPR.
Phương Tây cho rằng tất cả số vũ khí trên là của Nga nhằm tiếp tế quân sự cho phe nổi dậy ở miền đông Ukraina. Lãnh đạo ngành ngoại giao châu Âu, bà Federica Mogherini yêu cầu Moskva ngưng tăng viện cho phe ly khai ở miền đông Ukraina. Mỹ lên án phe nổi dậy thân Nga đang phá vỡ thỏa thuận ngưng bắn đạt được ở Minsk hồi tháng 9/2014.
Đang dự Thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh, Tổng thống Nga Vladimir Putin phủ nhận số vũ khí trên của Nga, bác bỏ các cáo buộc của phương Tây, đồng thời quy trách nhiệm cho quân đội Ukraina gây bất ổn, làm cản trở công tác điều tra về vụ máy bay Malaysia mang số hiệu MH17 bị bắn hạ hôm 17/7/2014.
Video đang HOT
Phát biểu ngày 11/11 trong lúc đi thăm Kazakhstan, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nói rằng tất cả các bên liên quan, kể cả Nga, nên thực thi cuộc ngưng bắn đạt được tại thủ đô Minsk của Belarus hồi tháng 9.
Tình hình tại miền đông Ukraina đã xấu hẳn đi trong tuần qua, từ sau khi phe ly khai tổ chức bầu cử. Kết quả là phe đòi ly khai đã thắng lớn ở các nước cộng hòa tự xưng. 3 ngày sau khi Tổng thống Ukraina ra lệnh quân đội dồn về miền đông để chiếm lại vùng đất do phe ly khai kiểm soát, ngày 9/11, giao tranh ác liệt đã diễn ra tại Donetsk khiến ít nhất 24 lính ly khai thiệt mạng.
Theo giới quan sát, với những gì đang diễn ra tại thực địa, cộng với các bế tắc ngoại giao ở Ukraina cũng như giữa các nước có liên quan, một cuộc chiến toàn diện giữa phe ly khai với quân đội Kiev là điều khó tránh khỏi trong những ngày tới.
Theo Nh.Thạch
Tổng hợp
PetroTimes
Hội nghị Cấp cao APEC 22: Quyết tâm đẩy mạnh kết nối toàn diện
Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 22 đã kết thúc tốt đẹp, chuyển thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và nỗ lực của các nền kinh tế thành viên vì một châu Á-Thái Bình Dương gắn kết, sáng tạo và kết nối.
Ảnh TTXVN
Đẩy mạnh kết nối toàn diện và phát triển hạ tầng cơ sở
Chiều ngày 11/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hồ Nhạn Thê ở Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, các nhà lãnh đạo APEC tiếp tục phiên thảo luận về "Đẩy mạnh kết nối toàn diện và phát triển hạ tầng cơ sở".
Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường kết nối toàn diện đối với tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh kết nối hàng hải và hàng không, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy sự thịnh vượng và tinh thần cộng đồng ở châu Á-Thái Bình Dương.
Các nhà lãnh đạo hoan nghênh những thành quả mà các thành viên APEC đã đạt được về hợp tác tăng cường kết nối và phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời ghi nhận nỗ lực của các nền kinh tế thành viên trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác công-tư (PPP) về hạ tầng cơ sở thông qua các sáng kiến trong khuôn khổ APEC.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, những thành tựu nổi bật của APEC trong hơn hai thập kỷ qua về việc hình thành một mạng lưới hợp tác và liên kết đa tầng nấc, từ cấp tiểu vùng, khu vực đến cả châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn.
Chủ tịch nước hoan nghênh và ủng hộ Kế hoạch tổng thể kết nối APEC giai đoạn 2015-2025 và những quyết định quan trọng nhằm tăng cường kết nối, đặc biệt là phát triển hạ tầng cơ sở giữa các thành viên APEC. Chủ tịch nước nhất trí cần sớm cùng nỗ lực huy động nguồn lực tài chính và hỗ trợ kỹ thuật cần thiết, thông qua các cơ chế hợp tác minh bạch và vì mục tiêu phát triển.
Để kết nối khu vực toàn diện, Chủ tịch nước đề nghị các thành viên cần chú trọng hợp tác ứng phó với các thách thức toàn cầu, hỗ trợ nâng cao năng lực cho các thành viên đang phát triển, đẩy mạnh hợp tác giáo dục và đào tạo, tăng cường hợp tác công tư, phát huy vai trò không thể thiếu của các doanh nghiệp... Chủ tịch nước cho rằng, vấn đề thiết yếu là cần gắn kết các khuôn khổ kết nối ở mọi tầng nấc của khu vực, bảo đảm tính bổ trợ, phối hợp trong đề xuất và triển khai các sáng kiến của các khuôn khổ này.
Chủ tịch nước nhấn mạnh "Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN" cùng các dự án kết nối hạ tầng cơ sở ở ASEAN lục địa và tiểu vùng Mekong mà các thành viên ASEAN đang triển khai mạnh mẽ có thể được coi là một hạt nhân thúc đẩy kết nối ở châu Á-Thái Bình Dương. Kết nối khu vực cùng tăng trưởng kinh tế và giảm khoảng cách phát triển là những nội hàm then chốt của một Cộng đồng ASEAN tự cường, hài hòa và gắn kết.
Phát triển sáng tạo, cải cách và tăng trưởng kinh tế
Ngay sau đó, các nhà lãnh đạo APEC tiếp tục phiên thảo luận toàn thể thứ hai về "Phát triển sáng tạo, cải cách và tăng trưởng kinh tế".
Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh triển vọng về sự thịnh vượng chung của APEC sẽ phụ thuộc vào phát triển sáng tạo, cải cách kinh tế và tăng trưởng ở khu vực, và châu Á-Thái Bình Dương đang ở giai đoạn then chốt của quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế. Các nhà lãnh đạo khẳng định ủng hộ các nỗ lực thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế và nâng cấp các ngành truyền thống, khai thác những tiềm năng tăng trưởng kinh tế mới, như kinh tế xanh, kinh tế biển, kinh tế mạng, phát triển nguồn nhân lực, tránh bẫy thu nhập trung bình...
Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh cam kết đẩy nhanh tốc độ cải cách và sáng tạo, và cùng nỗ lực nâng cao vị thế của châu Á-Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, trong bối cảnh hệ lụy của khủng hoảng tài chính còn tác động sâu sắc, phục hồi kinh tế thế giới chưa vững chắc, phát triển sáng tạo và cải cách cần gắn với các nỗ lực phát triển bền vững, giảm khoảng cách phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và bình đẳng giới.
Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ "Lộ trình an ninh lương thực của APEC đến 2020", vì an ninh lương thực là một trong những thách thức của nhân loại trong thế kỷ 21.
Theo đó, Chủ tịch nước đề nghị cần coi trọng thỏa đáng mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời giữa an ninh lương thực với an ninh nguồn nước; cần thúc đẩy hơn nữa hợp tác trao đổi và ứng dụng khoa học-công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường sinh thái, và thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại cho các sản phẩm lương thực nhằm bảo đảm khả năng tiếp cận lương thực của người dân.
Chủ tịch nước cho rằng, việc thúc đẩy hợp tác kinh tế biển trên cơ sở cùng có lợi, bảo đảm hài hòa lợi ích của các thành viên sẽ góp phần làm sâu rộng hợp tác APEC trong giai đoạn mới, trong đó hợp tác ứng phó thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, hợp tác ngư nghiệp, ứng dụng khoa học-công nghệ... là những nội hàm không thể thiếu. Trước những thách thức và nguy cơ bất ổn hiện nay về môi trường an ninh và phát triển ở khu vực, vấn đề then chốt là chúng ta cần tiếp tục thúc đẩy đối thoại và mọi nỗ lực phù hợp với luật pháp quốc tế và quy tắc ứng xử khu vực.
Chủ tịch nước đề nghị, quá trình triển khai hợp tác cần theo hướng tiếp cận tổng hợp, đa ngành, bảo đảm được yếu tố cân bằng giữa phát triển kinh tế-xã hội với quản lý và bảo tồn nguồn lợi hệ sinh thái biển, ven biển bền vững và bảo đảm bình đẳng xã hội, sinh kế cho cộng đồng ngư dân ven biển.
Chủ tịch nước khẳng định, với quyết tâm đẩy mạnh đổi mới, Việt Nam đang triển khai mạnh tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững. Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng các thành viên thúc đẩy phát triển sáng tạo, cải cách và tăng trưởng kinh tế.
Thông qua 2 tuyên bố và 4 văn kiện
Kết thúc, Hội nghị đã thông qua 2 Tuyên bố của các nhà lãnh đạo APEC về "Chương trình nghị sự Bắc Kinh vì một châu Á-Thái Bình Dương gắn kết, sáng tạo và kết nối" và "Định hình tương lai thông qua quan hệ đối tác châu Á-Thái Bình Dương", cùng 4 văn kiện kèm theo về "Lộ trình Bắc Kinh về đóng góp của APEC đối với việc thực hiện Khu vực thương mại tự do toàn châu Á-Thái Bình Dương - FTAAP", "Kế hoạch chiến lược của APEC về thúc đẩy hợp tác và phát triển các chuỗi giá trị toàn cầu", "Thỏa thuận APEC về phát triển sáng tạo, cải cách kinh tế và tăng trưởng" và "Kế hoạch tổng thể kết nối APEC 2015 - 2025".
Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 22 đã kết thúc tốt đẹp, chuyển thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và nỗ lực của các nền kinh tế thành viên vì một châu Á-Thái Bình Dương gắn kết, sáng tạo và kết nối, góp phần nâng cao vị thế của APEC và duy trì vai trò của khu vực châu Á-Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 23 sẽ được tổ chức tại Philippines vào năm 2015.
Theo PV
Chính phủ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp nguyên Tổng thống Hàn Quốc Ngày 21/10, tại Nhà khách Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp nguyên Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nguyên Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak Hoan nghênh chuyến thăm làm việc của nguyên Tổng thống Lee Myung-bak, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui...