Uganda lan tràn các vụ trả thù kinh hoàng bằng axit
Vốn được dùng trong các vụ trả thù cá nhân hoặc tranh chấp làm ăn, trong một thập kỷ qua, tấn công bằng axít đang ngày càng được sử dụng như một vũ khí phục vụ cho nhiều mục đích trả đũa khác nhau ở Uganda.
Một nạn nhân bị tạt axít. (Nguồn: AFP)
Bên ngoài khoa bỏng bệnh viện Mulago ở Kampala của Uganda, Darlison Kobusingye khẽ chỉnh lại chiếc khăn trùm đầu mà cô dùng để che đi những mảng sẹo kinh khủng nhất nằm ở bên phải mặt.
Cô là một trong những nạn nhân mới nhất của các vụ tấn công bằng axít ở Uganda, nơi những tên tội phạm đã sử dụng thứ chất lỏng rẻ tiền này như một công cụ để trả thù.
Video đang HOT
Chồng cô – Joseph là một quan chức địa phương, đang nằm điều trị trong căn phòng đã chật kín với người quấn đầy băng. Anh đang chật vật phục hồi sau khi cả hai vợ chồng bị kẻ xấu tấn công hồi tháng trước.
“Chúng tôi đang ngồi bên ngoài một cửa hàng nhỏ của mình thì một kẻ tấn công xuất hiện, dội axít lên người chúng tôi rồi biến mất,” Kobusingye, 24 tuổi, cho biết.
Dù cảnh sát hiện chưa bắt được ai, Kobusingye tin rằng người vợ cũ của chồng là thủ phạm đứng sau vụ tấn công. “Chúng tôi đã nghe về những vụ tấn công kiểu này trên báo chí, nhưng trong làng chúng tôi chưa từng có việc như vậy xảy ra,” cô cho biết.
Các bác sỹ ở Mulago nói rằng số vụ bị tấn công đã tăng hơn gấp đôi trong dịp nghỉ lễ hồi tháng 12 và báo chí địa phương cũng thông báo rằng có hơn 40 nạn nhân đã được đưa tới các bệnh viện ở Kampala.
Các nhà xã hội học tin rằng sự tăng lên của các vụ tấn công kiểu này là do sự suy sụp của hệ thống cảnh sát hoặc tòa án, vốn giúp xử lý tranh chấp. Ngoài ra, cấu trúc gia đình truyền thống cũng sụp đổ, khi nhiều người đổ ra thành phố để kiếm sống.
Giáo sư xã hội học Peter Atekyezera ở đại học Makerere tại Kampala đánh giá: “Sự dịch chuyển xa khỏi các giá trị truyền thống và sự bất lực của chính quyền đang ảnh hưởng tới cách thức con người phản ứng lại với các vấn đề và tranh chấp mà họ phải đối mặt.”
Axít dùng trong các vụ tấn công thường rất dễ mua tại những nơi như trạm xăng, chưa kể tới lượng axít có trong các bình ắcquy xe đã qua sử dụng.
Theo Prudence Komujinya – từng bị tạt axít và là người đồng sáng lập quỹ Những người sống sót sau vụ tấn công axít Uganda, mỗi vụ tấn công đều có tác động sâu sắc lên cuộc đời của nạn nhân. Nó thực sự mang tới những thách thức về thể xác, xã hội, kinh tế và tâm lý, bởi người sống sót với các biến dạng trên cơ thể thường bị xã hội kỳ thị.
Cô cho biết dù cảnh sát và hệ thống pháp luật đã bắt đầu xử lý tốt hơn những vụ tạt axít, luật quản lý thứ chất lỏng nguy hiểm này vẫn còn lỏng lẻo nên việc chống nạn tạt axít cho kết quả không cao.
Với các nạn nhân đang vật lộn với những vết bỏng axít ở bệnh viện Mulago, Komujinya nói rằng ngay cả khi có sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè, họ vẫn còn phải trải qua một chặng đường rất dài để xây dựng lại cuộc đời. “Hành trình đó sẽ kéo dài cả đời” – cô nói./.
Theo TTXVN
Vì sao Mỹ cử đặc nhiệm tới Uganda?
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa quyết định đưa 100 binh sĩ, chủ yếu thuộc lực lượng đặc nhiệm,tới Uganda để giúp truy lùng Joseph Kony,thủ lĩnh nhóm phiến quân "Đội quân Kháng chiến của Chúa" (LRA) và các chỉ huy phiến quân khác bị buộc tội chống nhân loại tại quốc gia Trung Phi này
Mặc dù vậy, nhưng mạng tin tình báo chiến lược "Stratfor" của Mỹ cho rằng mục đích chính của hành động này là vấn đề an ninh khu vực, chính trị nội bộ và quan hệ thương mại.
Trong thư gửi Quốc hội Mỹ, Tổng thống Obama nêu rõ lý do mà ông gửi cố vấn quân sự đến Uganda là LRA "tiếp tục gây ra các tội ác ở CH Trung Phi, CHDC Conggo và Nam Sudan, tác động xấu đến tình hình an ninh khu vực", trong khi các nỗ lực quân sự trong khu vực "cho đến nay vẫn chưa thành công trong việc loại bỏ chỉ huy LRA Kony hay các thuộc hạ của y". Ông Obama khẳng định nhiệm vụ của lực lượng Mỹ tại Uganda là "cung cấp thông tin, cố vấn và trợ giúp cho các lực lượng đối tác, và họ sẽ không trực tiếp chiến đấu với trừ trường hợp cần thiết để tự vệ". Giới phân tích cho rằng việc Tổng thống Obama giới hạn nhiệm vụ của lực lượng cố vấn quân sự Mỹ một cách rõ ràng là nhằm trấn an dư luận trong nước rằng ông không có kế hoạch để lực lượng Mỹ tham chiến trực tiếp, khi mà quân đội Mỹ đã và đang thực hiện các cuộc chiến tranh ở Iraq, Afghanistan, cũng như đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Libya.
Theo "Stratfor", việc triển khai quân ở Uganda sẽ tạo cơ hội cho Mỹ nâng cao khả năng chống lại các mối đe dọa an ninh ở khu vực Đông Phi và Sừng châu Phi, đặc biệt là nhóm Hồi giáo vũ trang al Shabaab ở Somalia. Không nước nào cung cấp nhiều quân cho Phái bộ Liên minh châu Phi tại Somalia bằng Uganda, và Uganda tuyên bố sẵn sàng đóng góp thêm binh lính cho phái bộ Liên minh châu Phi tại Somalia nếu cần. Do đó, việc Mỹ triển khai 100 lính đặc nhiệm tới Uganda có thể được coi như lời bảo đảm của Washington đối với Tổng thống Uganda Yoweri Museveni cho những nỗ lực của nước này ở Somalia. Việc Mỹ đóng quân ở Uganda sẽ giúp các lực lượng của Mỹ có thể giám sát việc nhóm Hồi giáo vũ trang al Shabaab mở rộng ra phía Nam và phía Tây, đồng thời có thể phản ứng trước các mối đe dọa một cách nhanh chóng hơn so với việc Mỹ đóng quân ở Somalia và Djibuti.
Việc triển khai quân đến Uganđa cũng sẽ giúp Tổng thống Obama giành được sự ủng hộ về chính trị ở trong nước. Tổng thống Obama đang bị người dân Mỹ chỉ trích nặng nề về việc không hỗ trợ châu Phi. Việc đưa quân đến khu vực Trung Phi để giúp khu vực này chống lại lực lượng phiến quân sẽ giúp Obama thể hiện được sự ủng hộ của mình đối với sự ổn định của châu Phi. Việc bắt giữ Joseph Kony, dù chỉ mang tính biểu tượng, có thể vẫn là một chiến thắng ngoại giao ít tốn kém của ông Obama trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2012 đang đến gần.
Cuối cùng, dù hiện diện ít ỏi ở khu vực, song Washington cũng có thể dùng việc triển khai quân sự này như đòn bẩy để tạo lập ảnh hưởng đối với thương mại của khu vực. Uganda có nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng đáng kể, và nước này cũng là trung tâm của hành lang xuất khẩu Bắc Nam giúp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại đến các cảng ở Mombasa (Kenya), Dar es Salaam và Tanga (Tandania). Từ đó, Mỹ có thể đối trọng với Trung Quốc và Ấn Độ, những nước đã thiết lập và hưởng lợi từ việc buôn bán với Cộng đồng Đông Phi (EAC), một tổ chức mà Uganda có vai trò quan trọng. LRA tự xưng là một tổ chức tôn giáo, bắt đầu nổi lên ở miền Bắc Uganda từ những năm 1990 của thế kỷ trước và bị cáo buộc đã giết hại, bắt cóc hàng chục nghìn người. Kony đã bị Tòa án Hình sự quốc tế La Hay cáo buộc các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người. Washington) từng lên án LRA là "sự lăng nhục đối với nhân phẩm" vì những hành động bạo lực như cắt bộ phận cơ thể của nạn nhân, bắt nam thiếu niên cầm súng, sử dụng trẻ em gái làm nô lệ tình dục.
Theo PLXH
Uganda: Những đứa trẻ bị chôn sống dưới công trình Những người dân làng sống quanh thủ đô Kampala của Uganda đang phải sống trong nỗi sợ hãi rằng con cái của mình có thể bị giết bất cứ lúc nào. Những đứa trẻ được giám sát chặt chẽ mỗi khi ra đường Bọn trẻ con được người lớn và giáo viên giám sát chặt chẽ mỗi khi đi từ nhà tới trường...