UFO bí ẩn rơi tại vùng núi hẻo lánh ở Mỹ?
Hình ảnh từ Google Earth ghi lại cho thấy, một vật thể lạ trông giống như đĩa bay tại một vùng núi hẻo lánh khiến nhiều người tin rằng đây là dấu hiệu của người ngoài hành tinh trên Trái đất.
Video được ghi lại từ Google Earth khiến nhiều người tin rằng, một UFO đang nằm tại vùng núi ở Arizona.
Phóng to hình ảnh, người xem có thể thấy rõ một vật thể màu đen hình đĩa nằm giữa vùng đồi núi hoang vắng. Một chiếc ô tô bán tải màu trắng đỗ gần vật thể được cho là đĩa bay.
Một thành viên của nhóm An ninh thuộc Google Earth có tên Tyler đã chia sẻ đoạn video lên YouTube và nhận định, chiếc đĩa bay nằm ở một vùng cấm bay.
“Điều khiến tôi chú ý không chỉ đây là vùng cấm bay của quân đội mà còn là vùng có cảnh báo nguy hiểm”, Tyler cho biết.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tin vào hình ảnh này. Một người xem bình luận: Tôi tự thẻ tìm trên Google Earth và xem được hình ảnh rõ nét hơn. Nó trông giống như một kiến trúc cũ, giống như tấm pin mặt trời thôi.
12 bang kiện Tổng thống Biden vì sắc lệnh ký ngày nhậm chức
Toàn bộ đơn kiện của 12 bang đều do các chưởng lý thuộc đảng Cộng hòa thực hiện, kiện Tổng thống Biden vì ký sắc lệnh mà họ cho rằng không thuộc thẩm quyền.
Tổng thống Biden ký sắc lệnh tại Nhà Trắng hôm 21.1 . Ảnh AFP
Tờ USA Today ngày 9.3 đưa tin 12 tiểu bang ở Mỹ do các chưởng lý thuộc đảng Cộng hòa đã kiện Tổng thống Joe Biden, cáo buộc ông không có thẩm quyền theo hiến pháp khi ký sắc lệnh về phát thải khí nhà kính.
Vụ kiện ở cấp liên bang do tổng chưởng lý Eric Schmitt tại bang Missouri dẫn đầu, cho rằng ông Biden vi phạm quy định về phân quyền, vì chỉ có Quốc hội chứ không phải tổng thống có quyền ban hành quy định trên.
Trong ngày đầu tiên sau khi nhậm chức, ông Biden ký Sắc lệnh hành pháp số 13990, chỉ đạo các cơ quan liên bang tính toán "chi phí xã hội" của ô nhiễm phát thải khí nhà kính, bằng cách "tiền tệ hóa thiệt hại", nhằm thông tin cho các quy định liên bang trong tương lai.
Một bãi chứa đường ống dẫn dầu ở bang Bắc Dakota (Mỹ) phục vụ dự án Keystone XL . Ảnh REUTERS
Tuy nhiên, 12 bang đương đơn cho rằng áp dụng các giá trị như thế là "hành động lập pháp nằm dưới đặc quyền của Quốc hội". Họ còn cho rằng sắc lệnh của ông Biden sẽ gây tác hại về mặt kinh tế.
"Sắc lệnh được duy trì sẽ gây thiệt hại hàng trăm, hàng ngàn tỉ USD đối với nền kinh tế Mỹ trong những thập niên tới. Nó sẽ làm mất việc làm, bóp nghẹt sản xuất năng lượng và sự độc lập năng lượng của Mỹ, chèn ép nông nghiệp, trì hoãn sáng tạo và làm các gia đình làm việc rơi vào cảnh nghèo túng", theo đơn kiện.
Đảo ngược chính sách của ông Trump, ưu tiên năng lượng sạch có giúp ông Biden tạo việc làm?
Bên cạnh Missouri, các bang khác có chưởng lý tham gia vụ kiện gồm Arkansas, Arizona, Indiana, Kansas, Montana, Nebraska, Ohio, Oklahoma, Nam Carolina, Tennessee và Utah, tất cả đều là thành viên đảng Cộng hòa.
Nhà Trắng và Bộ Tư pháp từ chối bình luận về vụ kiện. Đơn kiện đề nghị tòa ra quyết định cấm các cơ quan liên bang sử dụng ước tính "chi phí xã hội" như sắc lệnh của ông Biden.
Sắc lệnh 13990 của ông Biden còn thu hồi giấy phép của đường ống dẫn dầu Keystone XL và chỉ đạo Bộ Nội vụ xem xét lại quyết định của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump về việc thu hẹp giới hạn các đài tưởng niệm quốc gia.
Nghị sĩ Cộng hòa đòi để nghị viện bang định đoạt bầu cử tổng thống Nghị sĩ Cộng hòa tại Arizona trình dự luật cho phép nghị viện bang đảo ngược chứng nhận bầu cử và tự quyết định kết quả bầu tổng thống. Hạ nghị sĩ Shawnna Bolick, lãnh đạo Ủy ban Cách thức và Phương tiện tại Hạ viện bang Arizona, hôm 29/1 đề xuất dự luật HB 2720, cho phép các nghị sĩ bác bỏ...