Úc xem xét bổ sung tàu ngầm tìm kiếm MH370
Các tàu ngầm và thiết bị đặc biệt dưới nước khác có thể được triển khai để tìm kiếm chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines, sau khi tàu ngầm mini không người lái phải hủy bỏ cuộc tìm kiếm đầu tiên do đáy biển Ấn Độ Dương sâu vượt tầm hoạt động của nó.
Tàu ngầm không người lái Bluefin-21.
Một cuộc tìm kiếm bằng tàu ngầm không người lái Bluefin-21 của Mỹ đã bắt đầu hồi đầu tuần này và dự kiến sẽ mất 9 ngày để rà soát khu vực, nơi được tin là có nhiều khả năng phát hiện xác chiếc Boeing 777 nhất.
Tuy nhiên, Bluefin-21 đã buộc phải cắt ngắn sứ mệnh dự định kéo dài 20 giờ ngay trong ngày tìm kiếm đầu tiên do độ sâu của biển sâu hơn 4,500 m, vượt tầm hoạt động của tàu. Cuộc phân tích dữ liệu từ cuộc tìm kiếm kéo dài 6 giờ của Bluefin-21đã cho thấy không có xác máy bay nào trong khu vực.
Giới chức cho biết các thiết bị lặn lớn hơn có thể là cần thiết vì mặc dù khu vực có độ sâu trung bình nằm trong tầm hoạt động của Bluefin-21 nhưng một số khu vực vẫn sâu hơn và nằm ngoài khả năng của nó.
Ông Angus Houston, người đứng đầu trung tâm điều phối tìm kiếm MH370 tại thành phố Perth (Úc), cho hay việc triển khai các tàu bổ sung “đang được xem xét”.
Bluefin-21đã dự kiến được tái triển khai cho lần lặn thứ 2 kéo dài 20 giờ và được tái lập trình để đảm bảo rằng nó vẫn hoạt động được ở dưới nước và không lặn quá độ sâu tối đa. Tuy nhiên, thời tiết xấu đã khiến việc triển khai tàu lùi so với kế hoạch.
Đại tá Mark Matthews, từ hải quân Mỹ, cho hay cuộc tìm kiếm bằng tàu ngầm đang diễn biến chậm và sẽ bắt đầu bằng việc rà soát 4 khu vực ở Ấn Độ Dương, nơi các tín hiệu có thể là từ hộp đen được phát hiện hồi tuần trước.
“Chúng tôi đang nghiên cứu các khu vực ưu tiên cao”, Đại tá Matthews nói. “Nếu các cuộc triển khai chiến thuật này không mang lại kết quả, chúng tôi sẽ cần mở rộng khu vực tìm kiếm”.
Đại tá Matthews cũng cho biết, giới chức có thể cân nhắc triển khai thêm các tàu ngầm và thiết bị dưới nước, nhưng nói thêm rằng “chúng tôi chưa sẵn sàng chuyển sang giai đoạn đó”.
Video đang HOT
Giới chức tin tưởng rằng các tiếng ping được phát hiện hồi tuần trước là từ hộp đen máy bay MH37 và rằng xác máy bay nhiều khả năng nằm trong khu vực tìm kiếm nằm cách bờ biển phía tây nước Úc khoảng 1.050 km.
Một cuộc tìm kiếm trên biển và trên không, với sự tham gia của 9 máy bay quân sự, 2 máy bay dân sự và 11 tàu, vẫn tiếp tục tìm các mảnh vỡ trôi nổi của máy bay. Tuy nhiên, cho tới nay chưa mảnh vỡ nào được tìm thấy.
Chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, chở 239 người trên khoang, đã mất tích hôm 8/3 khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh.
Theo Dantri
Tìm MH370: Thế giới "cáu" với đòn hỏa mù của TQ
Những tuyên bố hỏa mù của Trung Quốc đã nhiều lần khiến lực lượng tìm kiếm hao tổn thời gian quý báu mà không thu được kết quả gì.
Hồi tuần trước, tàu Hải Tuần 01 của Trung Quốc khiến cả thế giới ngỡ ngàng khi tuyên bố dò được một số xung tín hiệu có thể phát ra từ hộp đen MH370. Trung Quốc bỗng nhiên được coi như một người hùng của chiến dịch tìm kiếm đa quốc gia.
Thế nhưng, chỉ vài ngày sau, tuyên bố này của Trung Quốc trở nên "chìm nghỉm" khi sự chú ý của dư luận hướng tới những tín hiệu do tàu Ocean Shield của hải quân Úc thu được cách đó hàng trăm km.
Đó mới chỉ là một trong nhiều "đòn hỏa mù" mà Trung Quốc đưa ra từ đầu cuộc tìm kiếm chiếcmáy bay mất tích cho tới nay, và nó đã khiến các quan chức Mỹ cùng một số nước khác tham gia vào cuộc tìm kiếm tức giận.
Tàu Ocean Shield của hải quân Úc tham gia tìm kiếm MH370
Theo các quan chức này và nhiều chuyên gia phân tích, Trung Quốc đưa ra những tuyên bố trên nhằm khuếch trương thanh thế của mình, thế nhưng chúng lại khiến cả thế giới bối rối và làm lãng phí nhiều thời gian quý báu.
Một quan chức cấp cao giấu tên của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết: "Ai cũng muốn tìm ra chiếc máy bay, tuy nhiên những manh mối giả chỉ làm cản trở cuộc điều tra."
Phần lớn hành khách trên chuyến bay MH370 là công dân Trung Quốc, thế nên cuộc tìm kiếm này rất được Bắc Kinh quan tâm. Kể từ khi máy bay mất tích vào hôm 8/3, Bắc Kinh đã triển khai máy bay trinh sát và nhiều tàu chiến cùng 21 vệ tinh tham gia tìm kiếm. Nhiều tàu chiến đang hiện diện ở khu vực tìm kiếm hiện nay trên Ấn Độ Dương là của Trung Quốc.
Chiến dịch tìm kiếm này rõ ràng là một cơ hội lớn để chính phủ Trung Quốc chứng tỏ quyết tâm và năng lực công nghệ của mình với người dân trong nước cũng như tăng cường hình ảnh quốc tế vốn bị chê trách là "chậm chạp và lạnh nhạt" trong chiến dịch cứu trợ siêu bão Haiyan ở Philippines hồi năm ngoái.
Ông Jeff Kingston, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á tại Đại học Temple ở Tokyo, Nhật Bản nhận định: "Đây là cơ hội để Trung Quốc lấy lại một phần danh tiếng đã mất và chứng tỏ với thế giới về khả năng của mình. Đây là một vấn đề mang tính thể diện."
Máy bay trinh sát Trung Quốc trở về sau ngày tìm kiếm MH370
Thế nhưng khi tham gia vào chiến dịch tìm kiếm này, Trung Quốc bỗng nhiên phải tiếp xúc một cách gần gũi với các đối thủ trong khu vực, những nước vốn tỏ ra khó chịu với sự phát triển quân sự của Bắc Kinh trong thời gian gần đây. Và cùng với thời gian, những nỗi khó chịu này ngày càng tăng lên trước cách làm việc "nhiệt tình thái quá" nhưng không hiệu quả của Trung Quốc.
Ngay từ tuần tìm kiếm đầu tiên, trong khi các nước đang rục rịch chuyển khu vực tìm kiếm sang eo biển Malacca, Trung Quốc bất ngờ công bố những hình ảnh vệ tinh chụp nhiều mảnh vỡ trên Biển Đông.
Hình ảnh vệ tinh của Trung Quốc khiến các nước lại phải rà đi rà lại trên vùng biển này, và hóa ra những vật thể đó không hề liên quan đến MH370. Các quan chức Malaysia dù rất nhẫn nhịn cũng đã phải thốt lên rằng tuyên bố của Trung Quốc đã làm lãng phí nhiều thời gian quý báu của lực lượng tìm kiếm.
Thế rồi đến hôm 5/4, đài truyền hình CCTV của Trung Quốc đưa tin tàu Hải Tuần 01 đang hoạt động bên ngoài khu vực tìm kiếm đã dò được 2 xung tín hiệu được cho là phát ra từ hộp đen của chiếc máy bay mất tích.
Những hình ảnh do Tân Hoa Xã công bố cho thấy các thủy thủ Trung Quốc sử dụng một thiết bị thu âm thô sơ buộc vào một cái gậy và nhúng xuống biển, khiến các chuyên gia nghi ngờ về tính chân thực trong tuyên bố của Trung Quốc.
Phương tiện dò tìm của tàu Trung Quốc thô sơ một cách kinh ngạc
Thế nhưng lực lượng tìm kiếm vẫn phải điều tàu HMS Echo của hải quân Anh được trang bị công nghệ thủy âm hiện đại tới khu vực trên để xác nhận thông tin của tàu Hải Tuần 01. Vài ngày sau, tàu HMS Echo âm thầm rút khỏi khu vực này để đến hỗ trợ cho tàu Ocean Shield, con tàu đã phát hiện 4 tín hiệu âm thanh trùng với tần số tín hiệu hộp đen cách vị trí tàu Hải Tuần 01 hàng trăm km.
Các quan chức Mỹ cho rằng việc chậm trễ của tàu Echo trong việc hỗ trợ tàu Ocean Shield có thể đã khiến lực lượng tìm kiếm bỏ lỡ cơ hội ghi nhận thêm nhiều tín hiệu để thu hẹp phạm vi tìm kiếm dưới đáy biển.
Ông Willy Lam, chuyên gia về chính sách chiến lược Trung Quốc tại Đại học Trung Hoa ở Hong Kong cho rằng việc tàu Trung Quốc được trang bị quá thô sơ khiến người ta "ngỡ ngàng".
Ông Lam nói: "Theo những gì mà chính phủ tuyên bố thì họ đã huy động những trang thiết bị tốt nhất để tìm kiếm máy bay vì đây là thể diện quốc gia của họ, và họ đang phải chịu nhiều sức ép từ phía các gia đình nạn nhân. Thế nhưng có vẻ như họ đã không thể hiện được nhiều trong chiến dịch này, trái ngược với lời hoa mỹ về công nghệ quân sự hiện đại của họ."
Trong một cuộc phỏng vấn, một quan chức cấp cao của chính phủ Malaysia tỏ ra bực bội khi nói về vai trò của Trung Quốc trong chiến dịch tìm kiếm. Ông này đặt câu hỏi một cách mỉa mai: "Họ thật sự có ích à, có thật không?"
Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng Bắc Kinh đang phải chịu sức ép rất lớn trong việc thể hiện cho người dân trong nước thấy rằng họ không chỉ là người tiên phong mà còn hoạt động hiệu quả nhất trong chiến dịch tìm kiếm.
Họ cho rằng những sức ép này đã khiến Bắc Kinh phải "làm liều" và tung ra nhiều đòn hỏa mù để cố gắng chứng tỏ sự hiệu quả và vai trò của mình trong chiến dịch tìm kiếm. Thế nhưng có vẻ như những đòn hỏa mù đó đang tỏ ra phản tác dụng.
Phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với những đòn hỏa mù của Trung Quốc lẽ ra không tiêu cực đến như vậy nếu Bắc Kinh không quá gay gắt với cách thức tiến hành cuộc điều tra của chính phủ Malaysia. Trong nhiều tuần, nhà chức trách và truyền thông Trung Quốc đã không ngừng chỉ trích chính phủ Malaysia và đòi hỏi nước này chia sẻ thông tin nhiều hơn, minh bạch hơn với Bắc Kinh.
Theo Khampha
Tháp viễn thông đã nhận tín hiệu điện thoại của cơ phó MH370 Điện thoại của cơ phó chuyến bay MH370 vẫn bật và liên lạc với một tháp viễn thông ở Malaysia vào khoảng thời gian máy bay biến mất khỏi radar, tuy nhiên không có dấu hiệu cho thấy một cuộc gọi diễn ra. Một tháp viễn thông ở bang Penang, Malaysia, phát hiện điện thoại của cơ phó chuyến bay MH370 đang tìm...