Úc xây dựng hạm đội tàu chiến mới
Thủ tướng Úc Tony Abbott ngày 4/8 thông báo nước này sẽ dành khoản ngân sách trị giá 89 tỷ đôla Úc, tương đương 65 tỷ USD, cho việc đóng hạm đội tàu chiến mới, bao gôm tàu khu trục và tàu tuần tra.
Tàu ngầm của Hải quân Úc (Ảnh AFP)
Phát biểu trong một cuộc họp báo, Thủ tướng Abbott cho biết đề xuất về kế hoạch đóng hạm đội tàu chiến nêu trên, vốn bao gồm cả quá trình thay thế tàu khu trục, tàu tuần tra và tàu ngầm trong hai thập niên tới, sẽ giúp chính phủ tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 2.500 trong lĩnh vực này.
“Mới đây, chính phủ Úc đã thông báo về việc các loại tàu khu trục và tàu tuần tra mới sẽ được đóng trong nước. Điều tôi muốn thông báo là việc khẳng định rằng Úc sẽ có một hạm đội tàu được đóng trong nước”, Thủ tướng Abbott cho biết.
Tuy nhiên, người đứng đầu chính phủ Úc không cho biết thông tin chi tiết về quá trình tìm kiếm đơn vị cung cấp mẫu thiết kế và sẽ nhận trách nhiệm phát triển mẫu tàu ngầm mới cho Úc.
Hiện Úc đã lên kế hoạch ngưng sử dụng các tàu ngầm lớp Collins chạy bằng điện và diesel vào năm 2026.
Video đang HOT
Pháp, Đức và Nhật Bản đang cạnh tranh để giành được hợp đồng đóng tàu cho Úc. Nếu Canberra chọn được đối tác, đây sẽ là chương trình thay thế vũ khí đắt giá nhất trong lịch sử nước này khi có tổng chi phí khoảng 50 tỷ đôla Úc.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến quan ngại về việc Úc lựa chọn đối tác nước ngoài, thay vì tin tưởng các công ty trong nước cho việc phát triển tàu ngầm mới.
“Chúng tôi đang đề nghị các đối tác cung cấp giá về khả năng sản xuất một chiếc tàu ngầm trong nước. Dựa vào các yếu tố, chúng tôi sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trong những tháng tới”.
Thủ tướng Abbott cho biết thêm kế hoạch đóng tàu mới sẽ hướng tới chương trình “Future Frigate” nhằm thay thế tàu khu trục lớp ANZAC vào năm 2020.
Ngoài ra, mẫu tàu tuần tra mới mà Úc đang hướng đến cũng là để thay thế mẫu tàu tuần tra lớp Armidale vào năm 2018.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews cho biết kế hoạch “xây dựng liên tục” các loại tàu trong nước phản ánh quan điểm của chính phủ về tương lai của Hải quân Úc.
Quyết định thông báo về việc sản xuất tàu trong nước được giới quan sát đánh giá là động thái nhằm thuyết phục những cử tri tại Nam Úc, khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nước và là nơi có nhiều công ty đóng tàu lớn của nước này.
Ngọc Anh
Theo Dantri/AFP
Ấn Độ, Israel phối hợp thử tên lửa tầm xa
Ấn Độ và Israel đang phối hợp tiến hành các vụ phóng thử tên lửa tầm xa Barak 8 trong tháng này. Đây sẽ là loại tên lửa hiện đại nhất được trang bị cho Hải quân Ấn Độ để ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng trong khu vực.
Ấn Độ sẽ sớm tiến hành vụ phóng từ tàu chiến (Ảnh: Idwr)
Theo thông tin từ Ấn Độ mà hãng tin Trung Quốc có được, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ tiến hành thử tên lửa tầm xa đất đối không Barak-8 từ một tàu chiến.
"Tên lửa sẽ được phía Israel tiến hành phóng thử trước trong tháng này. Nếu vụ phóng thành công, Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa từ một tàu chiến", nguồn tin cho biết.
Cũng theo nguồn tin trên, việc thực hiện thành công cả hai vụ phóng sẽ tạo cơ sở để Ấn Độ chính thức triển khai các tên lửa này cho hạm đội tàu chiến hải quân.
Đây là nỗ lực tiếp theo của Ấn Độ trong việc tăng cường năng lực tác chiến trên biển và trên không trước những mối đe dọa tiềm tàng có thể xảy ra.
Tên lửa Barak-8 do Ấn Độ và Israel phối hợp chế tạo. Mặc dù chỉ có tầm bắn 70km, nhưng nhờ được trang bị công nghệ săn tìm mục tiêu tương tự hệ thống radar MF-STAR của Israel, nên Barak-8 có thể phát hiện nhanh các mục tiêu từ máy bay, các thiết bị bay không người lái, đến tên lửa của đối phương...
"Barak-8 bắn chặn được cả tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa do được lắp đặt công nghệ kết nối với nhau từ các tàu chiến. Điều này cho phép các tên lửa có thể tạo ra nhiều lớp bảo vệ, tương tự như một hệ thống của hệ thống phòng thủ tên lửa", cơ quan chế tạo loại tên lửa này cho biết.
Ngoài ra, Barak-8 còn được trang bị công nghệ quét mục tiêu 360 độ, có thể hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm, trong mọi địa hình thời tiết và có tốc độ phóng rất nhanh.
Vì thế, Barak-8 được xem là loại vũ khí chính của Hải quân Ấn Độ trong việc phá hủy bất kỳ tên lửa nào của Trung Quốc và Pakistan.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Mỹ hạ thủy chiến hạm thiết kế để đối phó với Trung Quốc Hải quân Mỹ hôm 18/7 hạ thủy chiếc tàu tuần duyên mới nhất, được chế tạo để chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ trinh sát trên Biển Đông nhằm răn đe Trung Quốc. Tàu USS Little Rock hôm 18/7 được hạ thủy trên sông Menominee, Wisconsin. Ảnh:CNN Lễ hạ thủy tàu tuần duyên (LCS) USS Little Rock được tổ chức ở nhà...