Úc và kế hoạch củng cố sức mạnh hải quân trong tương lai
Trước bối cảnh khu vực có nhiều biến động, chính quyền Canberra không quên lên kế hoạch đóng mới các thế hệ tàu chiến tối tân.
Hồi đầu tháng 6.2012, khi báo giới quốc tế tiết lộ thông tin Úc đã sẵn sàng kế hoạch chiến tranh với Trung Quốc thì thông tin về những kế hoạch đóng mới tàu chiến của Canberra càng gây chú ý.
Theo Sách trắng quốc phòng Úc được công bố vào năm 2009, nước này đang triển khai một loạt dự án bổ sung tàu chiến hiện đại với tổng ngân sách ước tính lên đến 70 tỉ USD dành cho tăng cường vũ trang đến năm 2030.
Cụ thế, đối với lực lượng hải quân, Canberra sẽ thực hiện các kế hoạch đóng mới tàu chiến như sau:
12 tàu ngầm: Theo Sách trắng quốc phòng Úc, nước này sẽ đóng mới 12 tàu ngầm để thay thế 6 chiếc tàu ngầm lớp Collins hiện có.
Đến đầu tháng trước, Úc mới công bố đang thực hiện giai đoạn đầu của việc thiết kế lớp tàu ngầm mới nhưng không tiết lộ thông tin chi tiết. Tuy nhiên, một số nguồn tin quân sự cho biết, lớp tàu ngầm mới của Úc sẽ có độ choán nước vào khoảng 4.000 tấn, được trang bị ngư lôi thế hệ mới, tên lửa chống tàu chiến và cả tên lửa hành trình tấn công mặt đất.
Tàu khu trục lớp Hobart được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis – Ảnh: Combimac
Video đang HOT
Nhiều tàu chiến nổi: Theo kế hoạch, hải quân Úc sẽ được bổ sung ba tàu khu trục với nhiều tính năng tác chiến đối không. Nổi bật nhất, loại tàu khu trục này sẽ được trang bị tên lửa đối không SM-6 có tốc độ gấp 3,5 lần vận tốc âm thanh và tầm bắn đạt 240 km.
Đến nay, Canberra vẫn chưa chính thức tiết lộ thông tin về 3 tàu khu trục này.
Trong khi đó, các nguồn tin quân sự cho rằng Úc đang triển khai đóng mới 3 tàu khu trục lớp Hobart. Loại tàu này được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis với nhiều loại tên lửa đối không tân tiến.
Tàu khu trục lớp Hobart còn sở hữu tên lửa chống tàu chiến Harpoon, pháo 127 mm và các loại ngư lôi, chở theo được 1 trực thăng Seahawk. Với độ choán nước 6.250 tấn, tàu này đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ (khoảng 52 km/giờ).
Ngoài ra, Úc cũng sẽ đóng mới 8 tàu hộ tống thế hệ mới để thay thế dần lớp tàu Anzac vốn đang giữ vai trò chủ lực trong lực lượng hải quân nước này.
Đồng thời, Canberra còn thực hiện kế hoạch bổ sung 20 tàu chiến xa bờ có độ choán nước khoảng 2.000 tấn và được trang bị nhiều khí tài hiện đại.
Kèm theo đó, Úc cũng sẽ triển khai thêm 2 tàu đổ bộ có bãi đáp trực thăng với độ choán nước khoảng 30.000 tấn, tương đương một số tàu sân bay cỡ nhỏ.
Trực thăng Sikorsky SH-60 Seahawk nằm trong kế hoạch triển khai vành đai bảo vệ hải quân từ xa của Úc – Ảnh: Navy.mil
Tăng cường máy bay cho hải quân: Để đảm bảo khả năng kết hợp tác chiến không – hải quân một cách hiệu quả, Úc còn xúc tiến mua mới hàng loạt trực thăng cho lực lượng hải quân.
Cụ thể, nước này sẽ mua thêm 24 trực thăng chiến đấu Sikorsky SH-60 Seahawk. Loại trực thăng này không chỉ có tầm bay lên đến 800 km mà còn được trang bị nhiều loại tên lửa chống tàu chiến như Hellfire, Penguin cùng ngư lôi và pháo.
Ngoài ra, Sikorsky SH-60 Seahawk còn có hệ thống định vị sóng âm tiên tiến nên trở thành khí tài hữu dụng dùng để chống các loại tàu nổi lẫn tàu ngầm. Vì thế, với lực lượng máy bay Sikorsky SH-60 Seahawk mới, Úc có thể tạo nên vành đai phòng thủ hải quân từ xa.
Chưa dừng lại ở đó, Canberra cũng sẽ bổ sung 46 trực thăng chiến đấu MRH-90 hiện đại cho lục quân và hải quân – đây cũng là một khí tài chuyên dùng để chống tàu chiến.
Với một kế hoạch gồm nhiều tàu chiến hùng hậu ở trên, hải quân Úc từ nay đến năm 2030 sẽ dần được tăng cường vũ trang mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Theo Thanh Niên
Hàn Quốc "không phản đối Nhật điều tàu khu trục gần Hoàng Hải"
Một quan chức cấp cao Hàn Quốc vừa tiết lộ rằng Seoul sẽ không phản đối việc Nhật Bản điều tàu khu trục tới vùng biển quốc tế ở Hoàng Hải, ngay cửa ngỏ của Trung Quốc, theo báo Chosun Ilbo ngày 4.6.
Vị quan chức này lý giải rằng chính phủ Hàn Quốc nhận thấy việc bảo vệ tự do đi lại ở vùng biển quốc tế trên Hoàng Hải phù hợp với lợi ích an ninh của nước này.
Hai tàu khu trục được trang bị hệ thống tên lửa Aegis của Nhật - Ảnh: AFP
Hiện Tokyo đang xem xét kế hoạch điều tàu khu trục được trang bị hệ thống tên lửa Aegis tới vùng biển nói trên nhằm phát hiện các động thái về tên lửa từ CHDCND Triều Tiên.
Tuy nhiên, theo Chosun Ilbo, Seoul cho rằng kế hoạch điều tàu Aegis nói trên có thể ứng phó hiệu quả bất kỳ nỗ lực của Trung Quốc muốn kiểm soát ở Hoàng Hải trong trường hợp xảy ra bất ổn trên bán đảo Triều Tiên và sẽ đảm bảo cho tàu hải quân Hàn Quốc và Mỹ vào vùng biển này dễ dàng.
Chosun Ilbo nhận định Trung Quốc có khuynh hướng phản ứng mạnh nếu bất kỳ tàu chiến nước ngoài nào vào Hoàng Hải vì Bắc Kinh xem đây là cửa ngỏ của mình.
Hàn Quốc đang xem xét ký thỏa thuận chia sẻ thông tin quân sự với Nhật Bản, bất chấp phản đối của một số nghị sĩ.
Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á, hay còn được gọi Đối thoại Shangri-La, ở Singapore hồi cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Shu Watanabe đã cam kết đẩy mạnh hợp tác quốc phòng ba bên để ứng phó mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên, theo Yonhap.
Theo Thanh Niên
Triều Tiên đặt tên lửa vào bệ phóng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã đặt tầng thứ nhất của một tên lửa tầm xa vào bệ phóng Tongchang-ri ở tỉnh Bắc Pyongan, trước lịch trình phóng tên lửa gây tranh cãi sẽ diễn ra vào tuần tới. Bệ phóng Tongchang-ri ở tỉnh Bắc Pyongan của Triều Tiên. - Ảnh chụp từ vệ tinh Một nguồn tin từ chính...