Úc trình Quốc hội dự luật buộc Google, Facebook trả phí tin tức

Theo dõi VGT trên

Dự luật này là một trong những nỗ lực để nhắm đến việc yêu cầu các công ty công nghệ trả tiền cho nội dung tin tức được sử dụng trên nền tảng của họ.

Theo báo cáo, tại một cuộc họp kínCanberra, Úc, Bộ trưởng Tài chính Josh Frydenberg đã thông báo rằng dự luật tin tức mới sẽ được đưa ra tại Quốc hội vào ngày hôm nay 9/12.

Đây là một trong những nỗ lực để nhắm đến việc yêu cầu các công ty công nghệ trả tiền cho nội dung tin tức được sử dụng trên nền tảng của họ, đầu tiên là FacebookGoogle. Nhiều công ty đã lên tiếng phản đối dự luật này và thậm chí khẳng định sẽ không sử dụng nội dung tin tức từ Úc.

Úc trình Quốc hội dự luật buộc Google, Facebook trả phí tin tức - Hình 1

Tuy nhiên, nếu nội dung vẫn miễn phí (nghĩa là các công ty công nghệ có thể sử dụng nội dung mà không phải trả tiền) thì các công ty truyền thông cần trả tiền cho người sáng tạo nội dung. “Cả thế giới đang theo dõi những gì đang xảy ra ở Úc”, Friedenberg nói khi giới thiệu dự luật.

Friedenberg cho biết YouTube và Instagram hiện nằm ngoài phạm vi của dự luật. Dự luật mới ban đầu sẽ áp dụng cho Google Search và NewsFeed của Facebook. Trong tương lai, nếu có đủ bằng chứng để chứng minh rằng những nền tảng kỹ thuật số khác sẽ gây ra sức mạnh thương lượng bất bình đẳng, các dịch vụ nền tảng này cũng có thể được đưa vào phạm vi điều chỉnh của dự luật mới.

Friedenberg nói: “Với tư cách là Bộ trưởng Tài chính, tôi có quyền chỉ định dịch vụ nào sẽ phải tuân theo dự luật, bao gồm cả Google Search và NewsFeed của Facebook. Cơ sở để lựa chọn hai dịch vụ này là mối quan hệ thương lượng không bình đẳng giữa nền tảng và phương tiện truyền thông. Trong khi đưa ra lựa chọn này, tôi đã lắng nghe những đề xuất của Hội đồng Người tiêu dùng Úc, Bộ Tài chính và các tổ chức khác”.

Video đang HOT

Không rõ những nền tảng khác cần trả cho các công ty truyền thông bao nhiêu để sử dụng nội dung tin tức. Chính phủ Úc vẫn chưa can thiệp vào vấn đề này. Dự luật mới chỉ thiết lập một khuôn khổ pháp lý để thương lượng, nhưng các công ty truyền thông vẫn cần tìm hiểu cách thức để có thể đàm phán có lợi nhất. Việc thông qua chính thức dự luật vẫn yêu cầu một cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện.

Ngoài ra, Facebook và Google có thể quyết định không sử dụng các nội dung tin tức này. Bởi vì một khi họ chấp nhận quy trình mặc cả này ở thị trường Úc, thì chẳng bao lâu nữa, ở những thị trường khác – bao gồm Mỹ và Châu Âu, họ cũng gặp phải tình huống tương tự.

Đường đến dự luật buộc Facebook, Google trả phí tin tức của Australia

Để đưa ra dự luật buộc Facebook, Google trả phí tin tức trình lên Quốc hội, Australia mất 3 năm để điều tra, khảo sát và tham vấn.

Đường đến dự luật buộc Facebook, Google trả phí tin tức của Australia - Hình 1

Vô cùng tham vọng và cần thiết!

Hôm 9/12, dự luật buộc Facebook, Google trả tiền cho các hãng truyền thông nếu sử dụng tin tức của họ được trình lên Quốc hội Australia. Nếu được thông qua, Australia sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa việc này. Hành động của Australia nhằm bảo vệ nền báo chí độc lập đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi các gã khổng lồ công nghệ toàn cầu. Facebook, Google... đều phản đối mạnh mẽ dự thảo, thậm chí Facebook còn đe dọa xóa sổ tin tức Australia ra khỏi nền tảng.

Giám đốc Ngân khố Australia Josh Frydenberg cho biết các hãng công nghệ lớn - hay còn gọi là Big Tech - phải đàm phán chi trả nội dung xuất hiện trên nền tảng với các nhà xuất bản và đài truyền thanh, truyền hình địa phương. Nếu không thể thống nhất thỏa thuận, một trọng tài do nhà nước chỉ định sẽ quyết định.

Trả lời phóng viên hôm 8/12, ông Frydenberg cho rằng: "Đây là cải cách vĩ đại, là đầu tiên trên thế giới. Thế giới đang dõi theo những gì đang diễn ra tại Australia. Luật của chúng tôi sẽ giúp bảo đảm quy tắc của thế giới ảo phản ánh quy tắc của thế giới thực và cuối cùng giúp thị trường báo chí bền vững".

Theo Reuters, để đưa ra dự luật trình lên Quốc hội, Australia mất 3 năm để điều tra, khảo sát và tham vấn. Từ lâu, Ủy ban Tiêu dùng và Cạnh tranh Australia (ACCC) đã kêu gọi Chính phủ có hành động nhằm "kìm cương" Facebook, Google tại đây, bao gồm củng cố sức mạnh của Đạo luật Quyền riêng tư và trao cho người dân quyền lực mạnh hơn đối với việc thu thập, sử dụng thông tin của họ.

Tháng 7/2019, ACCC công bố báo cáo cuối cùng về các nền tảng số. Trong báo cáo dài 600 trang, ACCC khuyến nghị thành lập bộ quy tắc để giám sát quan hệ giữa Google, Facebook với những công ty truyền thông. Ông Frydenberg chỉ ra Google và Facebook cùng nhau chiếm 61% doanh thu quảng cáo trực tuyến bất chấp sử dụng phần lớn nội dung từ các hãng truyền thông. Theo Giám đốc Ngân khố Australia, có sự bất cân bằng giữa quyền đàm phán giữa Google, Facebook và truyền thông. Dù đó là báo in, phát thanh hay truyền hình, nội dung do nhà báo tạo ra và được các công ty truyền thông sở hữu lại hiển thị trên mạng xã hội, công cụ tìm kiếm mà hầu như không có thỏa thuận nào liên quan tới kiếm tiền từ dữ liệu và nội dung đó.

Tính đến thời điểm báo cáo được công bố, khoảng 19,2 triệu người Australia đang sử dụng Google Search, 17,3 triệu người dùng Facebook, 17,6 triệu người xem YouTube và 11,2 triệu người dùng Instagram.

Đến tháng 4/2020, Chính phủ Australia yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh phát triển bộ quy tắc bắt buộc để giám sát thỏa thuận thương mại giữa Big Tech và công ty truyền thông. Theo ông Frydenberg, nó sẽ giúp cân bằng cuộc chơi giữa Google, Facebook với truyền thông bằng cách buộc họ trả tiền cho nội dung mà truyền thông sản xuất. "Chỉ có thể công bằng khi người sáng tạo nội dung được trả tiền vì điều đó", ông nói.

Ban đầu, ACCC nhận nhiệm vụ phát triển bộ quy tắc tự nguyện, tuy nhiên, cơ quan này tư vấn cho Chính phủ rằng một thỏa thuận tự nguyện khó có thể xảy ra. Bộ quy tắc bắt buộc bao trùm những vấn đề như chia sẻ dữ liệu, xếp hạng nội dung tin tức, chia sẻ doanh thu phát sinh từ tin tức. Nó sẽ được thi hành thông qua các lệnh cấm, án phạt và bao gồm cả quy trình dàn xếp tranh chấp.

Các cuộc đàm phán về bộ quy tắc tự nguyện dự kiến diễn ra đến tháng 11 song dịch Covid-19 đã buộc Chính phủ hướng dẫn ACCC từ bỏ các nỗ lực trên và bắt tay vào bộ quy tắc bắt buộc. Bộ trưởng Truyền thông Australia Paul Fletcher nhận định Covid-19 khắc sâu nỗi đau tài chính của giới truyền thông khi doanh thu quảng cáo giảm sâu trên toàn ngành. Ông cho rằng các nền tảng kỹ thuật số phải làm nhiều hơn để tăng cường minh bạch về hoạt động đối với những nhà cung cấp nội dung và Australia cần một hệ sinh thái tin tức bền vững, mạnh mẽ.

Ngày 31/7, ACCC công bố dự thảo của bộ quy tắc bắt buộc và xin ý kiến công dân đến hết tháng 8. Ông Frydenberg cho biết bộ quy tắc sẽ tạo ra sân chơi cân bằng giữa Facebook, Google và truyền thông. Ông bày tỏ hi vọng hai hãng công nghệ Mỹ vẫn cung cấp dịch vụ tại Australia song phải chơi theo luật của nước này. Bộ Ngân khố sẽ quyết định nền tảng nào phải tuân thủ quy định, bắt đầu từ Facebook và Google. Theo Chủ tịch ACCC Rod Sims, quy tắc được thiết kế để đánh giá lại sau 1 năm, nếu không có hiệu quả sẽ được thay đổi.

Nguy cơ thực sự đối với Big Tech

Dự thảo sẽ phạt nặng các hãng công nghệ không tham gia đàm phán, có thể lên tới hàng trăm triệu USD. Đây là nguy cơ thực sự đối với Big Tech. Dù vậy, không rõ Google và Facebook sẽ phải trả bao nhiêu cho các nhà xuất bản để sử dụng nội dung của họ. Quá trình đàm phán giữa Big Tech và báo chí kéo dài 3 tháng, tiếp đó là 45 ngày trọng tài, buộc hai bên phải chốt con số cuối cùng. Sau khi thống nhất, tiền sẽ được chi trả trong vòng 6 tháng sau khi luật thông qua.

Ngày 9/12, dự luật chính thức được trình lên Quốc hội Australia. Giám đốc quản lý Facebook Australia Will Easton cho biết công ty sẽ xem xét quy định và tham gia vào quá trình sắp tới của Quốc hội với mục tiêu đạt được khuôn khổ khả thi, hỗ trợ hệ sinh thái tin tức Australia. Đại diện Google từ chối bình luận vì chưa được xem bản cuối cùng của dự luật. Trước đó, Facebook đe dọa sẽ cấm người dùng Australia chia sẻ tin tức nếu dự luật được thông qua.

Trong bài blog đăng tối muộn ngày 31/8, Campbell Brown, Giám đốc đối tác tin tức toàn cầu của Facebook, nói rằng Australia chỉ cho họ 2 lựa chọn: Loại bỏ tin tức hoàn toàn hoặc chấp nhận hệ thống mà trong đó các nhà xuất bản có thể tính phí bao nhiêu nội dung mà họ muốn với mức giá không có giới hạn rõ ràng. "Thật không may, không doanh nghiệp nào có thể vận hành theo cách ấy", bà khẳng định.

"Giả định dự thảo trở thành luật, chúng tôi không còn cách nào khác ngoài dừng cho phép nhà xuất bản và người dùng tại Australia chia sẻ tin tức địa phương và quốc tế trên Facebook và Instagram", nữ giám đốc Facebook tiếp tục.

Cho tới gần đây, hầu hết các nước đều đứng bên lề quan sát việc doanh thu quảng cáo từ báo chí chảy sang các mạng xã hội và công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới. Các hãng truyền thông đối mặt với doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, dẫn tới sa thải và đóng cửa. Song các nhà chức trách cũng bắt đầu thử sức kìm hãm hai đại gia công nghệ Mỹ. Vào tháng 10, Google tiết lộ kế hoạch trả 1 tỷ USD cho các nhà xuất bản toàn cầu để dùng tin tức của họ trong 3 năm tới. Sản phẩm mới của Google có tên Google News Showcase sẽ ra mắt đầu tiên tại Đức. Google tháng trước cũng cho biết đã ký thỏa thuận bản quyền với 6 tờ báo, tạp chí của Pháp.

Nhận xét về dự luật, Denis Muller của Trung tâm Báo chí tiến bộ thuộc Đại học Melbourne (Australia) cho rằng nó "vô cùng tham vọng và cần thiết". Theo ông, việc mạng xã hội sử dụng tin tức để mở rộng độ tiếp cận là hành vi rất không công bằng, gây tổn hại đến nền dân chủ. Trong khi đó, Chủ tịch điều hành Tập đoàn News Corp Australia Michael Miller đánh giá luật là "bước tiến đáng kể trong chiến dịch thập kỷ nhằm đạt sự công bằng trong quan hệ giữa các hãng tin tức Australia với các gã khổng lồ công nghệ toàn cầu". Vào tháng 5, News Corp phải đình bàn hơn 100 tờ báo in vì doanh thu quảng cáo giảm.

So với dự thảo đưa ra hồi đầu năm, phiên bản cuối có một vài thay đổi. Đó là Facebook và Google được phép tham gia vào đàm phán giá trị mỗi click dẫn đến trang tin từ nền tảng của họ. Ông Frydenberg cũng bổ sung danh sách những công ty truyền thông mà Big Tech phải đàm phán, đó là đài truyền hình Australian Broadcasting Corp, SBS, News Corp, Nine Entertainment...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Huỳnh Hiểu Minh cúi đầu xin lỗi
20:59:48 16/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Em gái quốc dân" lộ mặt sưng phù gây sốc, Triệu Lệ Dĩnh "chặt đẹp" dàn mỹ nhân trong bài test cam thường
22:06:03 16/11/2024
Tin không vui cho Kỳ Duyên trước thềm Chung kết Miss Universe 2024
23:46:08 16/11/2024
1 Hoa hậu lên tiếng về nghi vấn livestream nói xấu Kỳ Duyên
23:51:06 16/11/2024
Đàm Vĩnh Hưng nộp đơn kiện đòi bồi thường vụ tai nạn tại Mỹ
23:27:56 16/11/2024
Phi Thanh Vân thân mật bên bạn trai hơn 10 tuổi, NSƯT Đức Hải sống kín tiếng
23:48:37 16/11/2024
Bố dượng bán nhà cửa, kỷ vật, trả nợ thay con gái riêng của vợ
20:52:29 16/11/2024
Em gái Cẩm Ly lên tiếng thông tin ly hôn chồng tỷ phú đô la
23:42:24 16/11/2024

Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

15:45:56 16/01/2024
Đã đến lúc bỏ lại các công cụ chỉnh sửa cũ và chấp nhận giải pháp thay đổi cuộc chơi. Gặp gỡ Trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut - giải pháp sẽ nâng cao, nâng cao và cách mạng hóa thế giới sáng tạo nội dung trực quan của bạn

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

22:01:27 21/12/2022
Chắc hẳn là ai trong chúng ta cũng luôn muốn các bài đăng trên Facebook có được nhiều lượt thích và chia sẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để tối ưu bài đăng thì không phải ai cũng biết

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

21:03:46 21/12/2022
Louisiana và Tây Virginia là hai bang mới nhất cấm công chức sử dụng TikTok trên thiết bị công do lo ngại Trung Quốc có thể theo dõi người Mỹ và kiểm duyệt nội dung

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

20:03:41 21/12/2022
Microsoft đã cập nhật thỏa thuận cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ trực tuyến của mình. Việc khai thác tiền điện tử trên dịch vụ của Microsoft cần có sự cho phép bằng văn bản của công ty, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích thử nghiệ...

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

20:01:24 21/12/2022
Meta (công ty mẹ của Facebook) cho biết họ đã ngăn chặn không dưới 200 hoạt động bí mật, trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp kể từ năm 2017 tại khoảng 70 quốc gia

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

19:01:39 21/12/2022
Ủy ban Châu Âu - cơ quan điều hành của EU cho biết, đã phát hiện Meta vi phạm các quy tắc chống độc quyền của EU bằng cách bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Meta có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới ...

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

15:01:33 21/12/2022
Người dùng Twitter, các nhà đầu tư Tesla và chuyên gia phân tích trong ngành đều cho rằng Elon Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

14:01:42 21/12/2022
Muốn nhập được các mẫu bán chạy như iPhone 14 Pro/Pro Max, các chuỗi đại lý bán lẻ ủy quyền của Apple bắt buộc phải nhập thêm hàng loạt phụ kiện đi kèm

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

09:38:18 21/12/2022
Sáng 20/12, tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ Khai trương Hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

09:37:54 21/12/2022
Tính năng phát hiện tai nạn ôtô mới ra mắt trên Apple iPhone và Apple Watch sẽ tự động tìm kiếm sự trợ giúp từ bộ phận cấp cứu khi có nguy cơ xảy ra tai nạn

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

09:35:12 21/12/2022
Gã khổng lồ smartphone Trung Quốc Xiaomi đang lên kế hoạch sa thải 15% trong số hơn 30.000 nhân sự trong bối cảnh công ty gặp khó khăn

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

09:34:00 21/12/2022
Đối với Trung Quốc, việc mất vị trí độc quyền sản xuất MacBook tượng trưng cho vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc đang bị suy yếu

Có thể bạn quan tâm

Boeing sắp ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự

Thế giới

06:25:00 17/11/2024
Tập đoàn máy bay Boeing (Mỹ) ngày 13.11 cho biết họ sẽ ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự - tương đương 17.000 lao động trong tuần này.

Cặp đôi ngôn tình gây sốt MXH vì ngọt từ phim đến đời, chemistry bùng nổ khiến khán giả mong yêu thật

Phim châu á

06:08:27 17/11/2024
Dù lần đầu tiên song kiếm hợp bích cùng nhau, nhưng Woo Do Hwan lẫn Lee Yoo Mi khiến khán giả mê mẩn bởi những phân cảnh tung hứng duyên dáng và phản ứng hoá học ngọt ngào, bùng nổ.

Trường Huy lấy nước mắt Phương Dung, Ngọc Sơn khi hát về mẹ

Tv show

06:06:40 17/11/2024
Thể hiện ca khúc dành tặng đấng sinh thành, thí sinh Trường Huy khiến các giám khảo như Ngọc Sơn, Phương Dung nghẹn ngào trên ghế nóng.

'Chiến tranh giữa các vì sao' bị hủy lịch chiếu năm 2026

Hậu trường phim

06:04:46 17/11/2024
Ông lớn Disney vừa thông báo hủy lịch chiếu của phần phim mới nhất thuộc thương hiệu Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars) trong năm 2026.

Trổ tài làm cơm rang dứa giăm bông ngon 'bá cháy'

Ẩm thực

06:03:35 17/11/2024
Cơm rang dứa giăm bông không chỉ dễ làm, còn rất hấp dẫn, phù hợp cho bữa sáng, bữa trưa hay một bữa tối nhẹ nhàng.

Azerbaijan giúp Slovakia thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga

Uncat

04:50:37 17/11/2024
Trong bối cảnh rủi ro chính trị và khả năng chấm dứt quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine, Slovakia đang tìm kiếm các nguồn cung thay thế và mở rộng dự trữ năng lượng để đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai.

Chung kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên thế nào sau khi bị "chê tơi tả"?

Sao việt

23:37:32 16/11/2024
Sau đêm thi bán kết không mấy thành công, Kỳ Duyên đang chuẩn bị bước vào đêm thi quan trọng nhất - chung kết Miss Universe 2024.

Sao nam bị vợ tố nghiện mua dâm lộ mức đền bù gây phẫn nộ

Sao châu á

22:18:28 16/11/2024
Yulhee tiết lộ Minhwan đã đề nghị đưa cho cô 50 triệu won (909 triệu đồng) bồi thường ly hôn và 2 triệu won (36 triệu đồng) tiền cấp dưỡng nuôi con.

Lộ nhan sắc thật vợ bầu của cầu thủ điển trai nhất nhì U23 Việt Nam, sắp "vỡ chum" nhưng vẫn làm điều đặc biệt cho chồng

Netizen

21:30:31 16/11/2024
Cựu cầu thủ U23 Việt Nam Huỳnh Tấn Sinh và vợ Phạm Nguyễn Bích Trâm đã có cái kết đẹp sau 3 năm hẹn hò. Cặp đôi đăng ký kết hôn và tổ chức lễ ăn hỏi vào tháng 11 năm 2023.

Giải Cứu Anh "Thầy": Phim hài đen kén thị hiếu đại chúng nhưng có thách thức cảm thụ của khán giả?

Phim việt

21:12:31 16/11/2024
Bộ phim là hành trình gợi lên nhiều suy ngẫm, là cuộc đồng ngộ của hai thế hệ người lớn và người trẻ đã và đang bị cuốn vào vòng xoáy cuộc sống hối hả, mất dần kết nối và thấu cảm hiện nay.