Úc thúc đẩy thủ tục nhận con nuôi nước ngoài với Việt Nam
Chinh phu Úc ngày 25.1 thông báo đang tiến hành đơn giản hóa thủ tục nhận con nuôi nước ngoài thông qua việc thiết lập chỉ một cơ quan quản lý đơn xin, đồng thời đang có những thỏa thuận mới với Viêt Nam, Mỹ và Ba Lan.
Thu tương Úc Tony Abbott – Anh: AFP
Úc hiện có hiệp ước nhận con nuôi với 14 nước và chinh quyên Canberra cho biết đang tạo nhiều chương trình nhận con nuôi mới với Mỹ, Ba Lan và Viêt Nam.
AFP dẫn lời Thu tương Úc Tony Abbott cho biết biện pháp “một cửa một dấu” mới, cụ thể là Cơ quan Hỗ trợ nhận con nuôi giữa các nước, sẽ có đội ngũ nhân viên đại diện cho các gia đình nộp đơn để làm việc với nhà chức trách địa phương và chinh quyên các nước đối tác.
Úc là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhận con nuôi nước ngoài thấp nhất trên thế giới, theo báo cáo của chinh phu hồi năm 2014.
“Nhận con nuôi là việc quá khó để thực hiện tại Úc trong một thời gian quá dài”, Thu tương Úc phát biểu.
“Điều này không nên vì toàn bộ mục đích của việc nhận con nuôi là cho trẻ em có được một cuộc sống tốt đẹp hơn”, ông Abbott nói.
Dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng 4 tới, cơ quan mới cũng sẽ có nhiệm vụ tìm cách rút ngắn thời gian nhận con nuôi của các cặp vợ chồng nộp đơn, vốn kéo dài trung bình khoảng 5 năm vào thời điểm hiện tại, theo AFP.
Video đang HOT
Động thái mới của chinh phu Úc được đưa ra chỉ một tuần sau khi một bé trai sơ sinh là tâm điểm của cuộc tranh cãi quốc tế về mang thai hộ được nhận quốc tịch Úc.
Bé Gammy bị một cặp vợ chồng người Úc bỏ rơi ở Thái Lan. Cặp vợ chồng ngụ tại thành phố Perth, Tây Úc, đã rời Thái Lan cùng người chị gái lành mạnh của bé, mà không mang bé theo.
Mặc dù mang thai hộ là phạm pháp tại Úc, nhưng đang có ngày càng nhiều người Úc đi đến các quốc gia như Ân Đô và Thái Lan để thuê người đẻ mướn.
Thu tương Úc Abbott cho biết tỷ lệ nhận con nuôi đã giảm xuống đến mức thấp kỷ lục tại Úc, với chỉ vỏn vẹn có 317 vụ nhận con nuôi trong nước và ngoài nước được thực hiện từ ngày 1.7.2013 đến ngày 30.6.2014, thấp hơn 9% so với cùng kỳ năm trước đó và giảm đến 76% so với 25 năm trước đây.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Hillary Clinton, người thực sự đưa Mỹ - Cuba trở lại với nhau
Tổng thống Obama đã nhận được nhiều sự khen ngợi khi tạo ra bước ngoặt lịch sử, tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Cuba. Thế nhưng, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton mới thực sự là người kiến tạo và thúc đẩy chính sách này, theo Bloomberg ngày 19.12.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton - Ảnh: Reuters
Tổng thống Barack Obama ngày 18.12 (giờ Việt Nam) đã đưa ra tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Cuba sau hơn nửa thế kỷ. Quyết định này được Liên Hiệp Quốc, EU và rất nhiều nước hoan nghênh và ca ngợi. Nhiều người cho rằng Tổng thống Obama đã ghi điểm, thế nhưng ít ai biết rằng khi còn tại nhiệm, bà Hillary Clinton mới là người kiến tạo và thúc đẩy chính sách này của ông Obama.
Những điều này được biết đến qua cuốn hồi ký của cựu Ngoại trưởng Mỹ có tựa đề "Những lựa chọn khó khăn". Cuốn hồi ký dài gần 700 trang ra mắt ngày 10.6, kể về quãng thời gian bà giữ chức vụ Ngoại trưởng Mỹ. Đặc biệt, trong đó đề cập đến chính sách đối với Cuba, theo Reuters.
Tờ Washington Post trích dẫn một số trang trong hồi ký, bà có viết: "Gần cuối nhiệm kỳ của mình tại Bộ Ngoại giao Mỹ, tôi đã đề nghị ông Obama xem xét lại chính sách cấm vận vì nó không đạt được mục tiêu và cản trở các chương trình hành động của Mỹ đối với Mỹ Latinh".
Bà viết rằng cô lập chỉ làm tăng sự kìm kẹp đối với chế độ quyền lực ở Cuba và có thể gây tác dụng ngược lại đối với người dân nước này. Theo bà Hillary chính sách cấm vận đã khiến các nhà lãnh đạo Cuba có lý do để không thực hiện những cải cách dân chủ. Bà cho rằng chính sách kéo dài suốt hơn nửa thế kỷ qua không có lợi cho Mỹ và cũng không giúp thúc đẩy sự thay đổi tại quốc đảo này.
Tổng thống Barack Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton - Ảnh: Reuters
Bên cạnh đó, sự chống đối của một số thế lực trong Quốc hội Mỹ đối với việc bình thường hóa quan hệ với Cuba cũng tác động tiêu cực tới cả nhân dân Mỹ và nhân dân Cuba. Chính vì thế, bà Hillary đã kêu gọi Tổng thống Barack Obama gỡ bỏ hoặc nới lỏng lệnh bao vây cấm vận chống Cuba, theo Washington Post.
Trong cuốn hồi ký của mình, bà Clinton cũng nói về trường hợp của nhà thầu Alan Gross, người vừa mới được trả tự do sau 5 năm bị Cuba giam giữ, đồng thời là nhân vật liên quan trực tiếp đến quyết định lịch sử trong quan hệ Mỹ-Cuba.
Ở trang 264, bà Clinton viết rằng mặc dù thất vọng với Castro vì tiếp tục bỏ tù Gross nhưng việc gắn kết sâu hơn với người dân Cuba có thể là cách tốt nhất để làm suy yếu quyền lực của họ. Luận điểm này được Tổng thống Obama nhắc lại hôm 18.12, theo Washington Post.
Sau khi Alan Gross được thả, bà Hillary cũng cho biết, bà cảm thấy nhẹ lòng khi Alan Gross được trở về nhà an toàn. Bản thân bà khi còn là Ngoại trưởng đã nhiều lần thúc đẩy việc trao trả Alan, bà vẫn giữ liên lạc với vợ và con gái của Alan, đồng thời nhiều lần kêu gọi hướng đi mới từ phía Cuba.
Bloomberg dẫn lời của ông Steve Clemons một thành viên cấp cao của New America Foundation rằng: "Bà Hillary Clinton đóng vai trò rất lớn". Ông cho biết Obama ban đầu vào Nhà Trắng có suy nghĩ sẽ làm gì đó cho Cuba, thế nhưng ông không làm được gì nhiều. Năm 2009, Obama gặp Raul Castro và có tuyên bố sẽ bàn về việc thay đổi chính sách của Mỹ đối với Cuba.
Tổng thống Barack Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton - Ảnh: Reuters
Tuy vậy, ông Obama bị chỉ trích sau khi về lại Washington, cả Nhà Trắng và Hội đồng an ninh quốc gia đã không làm được gì nhiều trong vấn đề này, chỉ có Bộ Ngoại giao khi đó do bà Hillary đứng đầu vẫn tiếp tục kiên trì. Sau đó, bà Hillary nỗ lực với những chính sách nới lỏng vấn đề di trú và đi lại, Bloomberg dẫn lời ông Steve Clemons.
Ngoài ra, trong các năm 2009, 2010 và 2011, bà Hillary đã tác động đáng kể khi cử ông Arturo Valenzuela, thời điểm đó là trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Tây bán cầu có nhiều cuộc nói chuyện với quan chức ngoại giao Cuba để mở đường cho các động thái mới.
Một cựu quan chức chính quyền Mỹ thời điểm đó cho biết, nếu không có Bộ Ngoại giao và bà Hillary thì những bước tiến trong quan hệ Mỹ-Cuba có lẽ đã không xảy ra, theo Bloomberg.
Năm 2012, Bà Hillary đã tiếp túc đẩy mạnh bước đi trong quan hệ Mỹ - Cuba tại hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ. Sau đó, bà trực tiếp chỉ đạo người đứng đầu hoạch định chính sách của mình là Jake Sullivan, đưa ra cách tiếp cận chính sách và tặng nó cho tổng thống. Kết quả là những gì ông Obama tuyên bố ngày 18.12 (giờ Việt Nam), Bloomberg dẫn một nguồn tin thân cận.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Đài Nga bình việc đơn giản hóa thủ tục cho tàu chiến Nga vào Cam Ranh Phải chăng Nga đang trở lại Cam Ranh? Tiêu đề như vậy xuất hiện trên các phương tiện truyền thông thế giới sau khi Nga và Việt Nam ký kết thỏa thuận liên chính phủ về đơn giản hóa thủ tục cho tàu chiến Nga vào vịnh Cam Ranh - một trong những cảng nước sâu tốt nhất trên thế giới. Bình luận...