Úc siết chặt quy định với tôm nhập khẩu, doanh nghiệp Việt lo lắng
Đối với sản phẩm tôm chưa được làm chín, phía Úc yêu cầu phải qua khâu sơ chế rút bỏ chỉ lưng, quy định được áp dụng từ 1-7 tới
Thương vụ Việt Nam tại Úc ( Bộ Công Thương) cho biết Bộ Nông nghiệp, nguồn nước và Môi trường Úc vừa ban hành các điều kiện nhập khẩu mới đối với tôm và các sản phẩm từ tôm chưa được làm chín phục vụ tiêu dùng nhập khẩu vào Úc, áp dụng từ 1-7 tới.
Theo đó, tôm và các sản phẩm từ tôm chưa được làm chín sẽ phải được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận đã qua khâu sơ chế loại bỏ chỉ tôm là bộ phận tiêu hóa của tôm ít nhất là tới đoạn vỏ tôm cuối cùng. Các sản phẩm này sẽ tiếp tục được kiểm tra dấu niêm phong toàn bộ 100% các đơn hàng khi làm thủ tục thông quan tại Úc. Nếu không đáp ứng được các quy định, các sản phẩm nêu trên sẽ được hướng dẫn biện pháp khắc phục như làm chín, yêu cầu tái xuất, thậm chí là tiêu hủy.
Tôm chưa được làm chín xuất khẩu sang Úc phải được loại bỏ chỉ lưng
Lý do phía Úc áp dụng quy định mới vì cho rằng các điều kiện nhập khẩu hiện tại như yêu cầu bỏ đầu và vỏ tôm chưa kiểm soát được rủi ro của bệnh vi bào tử trùng ở tôm (viết tắt EHP) nhằm bảo đảm an toàn dịch học theo quy định của Úc. Do đó, yêu cầu mới được coi là biện pháp hiệu quả để giảm lượng bào tử EHP có thể tồn tại ở các cá thể tôm bị nhiễm bệnh.
Phía Úc cũng nêu rõ những thay đổi về điều kiện nhập khẩu này không áp dụng đối với các sản phẩm tôm đã được làm chín, chế biến sâu, tẩm bột, nghiền hoặc các sản phẩm tôm có nguồn gốc từ Úc đã chế biến tại cơ sở được phê duyệt.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giải thích thêm với quy định mới, các lô tôm chưa được làm chín xuất khẩu sang Úc phải được Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) chứng nhận đã qua khâu sơ chế loại bỏ chỉ tôm. Như vậy, doanh nghiệp sẽ không còn được xuất khẩu tôm sống còn chỉ lưng như trước mà chỉ được xuất khẩu tôm đã chẻ lưng (để loại bỏ chỉ lưng). Phần lớn tôm xuất khẩu sang Úc là loại chưa được làm chín nên quy định này sẽ ảnh hưởng nhiều đối với các doanh nghiệp bán hàng sang thị trường này.
Theo VASEP, xuất khẩu tôm sang thị trường Úc tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây, từ kim ngạch 113 triệu USD năm 2015 lên 127 triệu USD năm 2019. Úc hiện đứng thứ 7 về nhập khẩu tôm của Việt Nam, chiếm 3,8% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường. Tính đến ngày 15-4, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Úc đạt 29,6 triệu USD, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiệu ứng của dòng tiền mới
Đầu tư trên TTCK có thắng, có thua, nhưng việc có gần 40.000 tài khoản được mở mới trên TTCK chỉ trong tháng 4 vừa qua cho thấy, người dân Việt Nam rất quan tâm đến kênh đầu tư chứng khoán và nhạy bén với các cơ hội thị trường.
Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán MB (MBS) Trần Hải Hà trao đổi với Đầu tư Chứng khoán.
Đại dịch đã vẽ một nét mới tinh lên bức tranh 20 năm hoạt động của TTCK Việt Nam và điều bất ngờ là trong giai đoạn căng thẳng nhất, kênh chứng khoán lại thu hút thêm được nhiều nhà đầu tư mới tham gia nhất. Ông có lý giải gì về thực trạng này?
Video đang HOT
Cuối năm 2019, đầu năm 2020, tôi nhìn TTCK Việt Nam với cái nhìn rất lạc quan khi thấy rằng, thị trường năm nay có nhiều dư địa tăng trưởng.
Dư địa ấy đến từ kỳ vọng tăng trưởng cao của nền kinh tế, sự quan tâm của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, một khung pháp lý hoàn chỉnh cho TTCK sẽ được xây dựng trong năm này và cả yếu tố đón chờ một chu kỳ Đại hội Đảng mới vào năm 2021.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 xảy ra và lan rộng trên toàn cầu đã làm thay đổi nhiều thứ, cả cái tốt và cái xấu.
Chưa ai từng chứng kiến một đại dịch như vậy, nên có rất nhiều dự báo được đưa ra. TTCK toàn cầu trong đó có Việt Nam phải chịu ảnh hưởng rất mạnh trong tháng 3/2020 khi mà các góc nhìn về tương lai nền kinh tế thế giới, Việt Nam, đều tiêu cực hơn nhiều so với hồi cuối năm 2019.
Điểm tác động rõ nét của đại dịch là đến hiệu quả của các doanh nghiệp (DN) niêm yết.
Nhiều DN, nhất là khối ngành du dịch, hàng không, xuất, nhập khẩu..., khối DN vừa và nhỏ chịu ảnh hưởng nặng, khiến hoạt động kinh doanh ngưng trệ.
Khi nhìn thấy DN suy giảm hiệu quả, TTCK đã chuyển hóa rất nhanh, từ trên 960 điểm vào đầu năm 2020, rơi xuống mức 650 điểm vào nửa cuối tháng 3/2020.
Tuy nhiên, điều may mắn cho Việt Nam là Chính phủ quyết liệt và kiên định chỉ đạo xã hội thực hiện các giải pháp mạnh để bảo vệ sức khỏe và sinh mạng người dân, cùng với đó, truyền thông vào cuộc mạnh mẽ, khiến nhà đầu tư chuyển từ tâm lý lo sợ sang tin tưởng và kỳ vọng.
Lượng tài khoản mới mở trên TTCK tăng đột biến, mang theo dòng tiền mới và cả phong cách đầu tư mới đến thị trường.
Trong giai đoạn này, khối ngoại bán ròng rất mạnh, bán liền trên 40 phiên, nhưng dòng tiền nội đỡ được, thanh khoản bình quân của tháng 3 - 4 ngang với giai đoạn cuối năm 2019 cho thấy, người dân Việt Nam rất quan tâm đến TTCK và đây là kênh đầu tư có sức hấp dẫn riêng.
Chỉ cần có cơ hội là dòng tiền chảy mạnh, ở đây là cơ hội đón đầu sự phục hồi của các DN và nền kinh tế sau đại dịch.
Dòng tiền mới đã góp phần không nhỏ giúp TTCK tăng mạnh từ đáy 650 điểm lên trên 820 điểm vào đầu tháng 5/2020. Liệu có thể yên tâm là đáy của thị trường đã qua?
Tôi cho rằng, lúc này có thể tạm yên tâm về sự bền vững của TTCK Việt Nam trong năm nay, dựa trên 3 yếu tố.
Thứ nhất, nền tảng nhà đầu tư đang tốt lên. Đầu tư chứng khoán có thắng, có thua, nhưng lượng nhà đầu tư mới vào cuộc đang vừa tiếp sức, vừa góp phần thanh lọc một số nhà đầu tư cũ, tạo nên một nền tảng mới cho sức cầu trên thị trường.
Thứ hai, giá cổ phiếu cải thiện đã khiến lo ngại về sự đổ vỡ của hàng loạt DN, nhất là những DN có cầm cố, thế chấp cổ phiếu để vay vốn, hay những DN có vay nợ nước ngoài, vơi nhẹ, giúp tâm lý nhà đầu tư ở trạng thái cân bằng hơn trước rất nhiều.
Thứ ba, khối ngoại đã tạm dừng bán ròng cũng là một chỉ báo cho thấy, áp lực suy giảm thêm đã tạm dừng lại. Dù chưa thể khẳng định TTCK sẽ tiếp tục khởi sắc, nhưng có thể tạm yên tâm với bước đi vững vàng của thị trường.
Riêng với khối công ty chứng khoán, việc thanh khoản TTCK duy trì ở mức cao (5.000 - 6.000 tỷ đồng/phiên), thậm chí còn tạo dư địa tốt cho các hoạt động cung cấp và cải thiện dịch vụ.
Thị trường rơi sâu vừa qua khiến tự doanh của nhiều công ty chứng khoán bị ảnh hưởng, nhưng mảng dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, thì không công ty nào ghi nhận lỗ.
Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán MB (MBS) Trần Hải Hà
Trong cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ với các DN mới đây, rất nhiều kiến nghị của các thành phần kinh tế đã được nêu lên, với mong muốn có thêm sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách để vượt qua thách thức đại dịch. Các DN ngành chứng khoán có tiếng nói như thế nào về vấn đề này?
Đầu tháng 3/2020, trong cuộc họp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nhiều thành viên thị trường cùng Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán đã đề xuất các giải pháp hỗ trợ TTCK vượt qua khó khăn của đại dịch.
Sau đó, ngày 18/3/2020, Bộ Tài chính đã ra Thông tư 14/2020, sửa đổi Thông tư 127/2016/TT-BTC, chính thức giảm giá nhiều loại dịch vụ chứng khoán trên thị trường.
Chính sách này có tác động ngay và trực tiếp đến nhà đầu tư, mà một trong những điểm rõ nét là hiệu ứng mở tài khoản tham gia TTCK.
Về các kiến nghị khác, đặc biệt là việc nới dòng tín dụng từ ngân hàng vào TTCK; việc giảm thuế, giãn thuế VAT, thuế thu nhập DN cho công ty chứng khoán; giảm hoặc miễn thuế cổ tức, thuế giao dịch cho nhà đầu tư cá nhân, nếu được các cơ quan quản lý chấp thuận thực hiện trong thời gian tới, chắc chắn sẽ tiếp tục tạo ra những động lực quan trọng, hỗ trợ và thúc đẩy TTCK Việt Nam vững lên.
Năm 2020 là năm khung pháp lý mới được định hình để kịp hướng dẫn Luật Chứng khoán có hiệu lực từ 1/1/2021. Theo ông, quá trình làm luật cần tập trung vào những nội dung gì để giữ chân và gọi được dòng tiền mới vào thị trường?
Cần có nhiều giải pháp đồng bộ mới có thể giữ chân và gọi được dòng tiền mới vào thị trường. Riêng với quá trình làm luật, tôi cho rằng, cần nhất là sự đồng bộ của quy định pháp lý.
Tại cuộc họp của ngành chứng khoán bàn về nội dung nghị định quy định về quản trị công ty đại chúng (thay thế cho Nghị định 71/2015/NĐ-CP) mà tôi có tham dự mới đây, chúng tôi gặp phải một vấn đề khó xử.
Đó là, nghị định mới cần ra đời trong năm 2020 để kịp hướng dẫn Luật Chứng khoán, trong khi đó, dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng cũng có nhiều nội dung quy định về quản trị công ty.
Nghị định cần xây dựng như thế nào để đồng bộ hóa việc hướng dẫn các điều khoản của Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp đang xây dựng là một bài toán lớn.
Về phía thị trường, điều mong mỏi nhất là nghị định mới sẽ hướng các DN niêm yết, DN đại chúng nâng tầm chất lượng quản trị, bởi khi DN vững mảng này sẽ giảm thiểu khả năng đổ vỡ cho chính DN và cho TTCK, cải thiện niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường.
Đó là mục tiêu hướng đến của 1 văn bản, còn quá trình xây dựng nghị định này cũng như cả hệ thống văn bản pháp lý hướng dẫn Luật Chứng khoán thì điều mà các thành viên thị trường cần nhất chính là sự đồng bộ về nền tảng pháp lý.
Chỉ khi các văn bản pháp lý có sự thống nhất trên cùng 1 tư duy, cùng 1 nền tảng mới có thể tạo sân chơi minh bạch, niềm tin và sự bình đẳng cho tất cả các thành phần tham gia.
Được biết, MBS tròn 20 năm mở cửa hoạt động vào tháng 5/2020 với slogan được Công ty lan tỏa là "Cùng kiến tạo tương lai". Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về thông điệp này?
"Cùng kiến tạo", đó là một cụm từ chỉ hành động, trong đó chúng tôi là một chủ thể, các đối tác, nhà đầu tư, khách hàng cũng là chủ thể và chúng ta cùng gắn bó, hợp sức kiến tạo nên tương lai tốt đẹp hơn.
Tuổi 20 của MBS, chúng tôi kiên định với mục tiêu Top 5 công ty chứng khoán hàng đầu trên TTCK Việt Nam, tiếp tục thực thi chiến lược cung cấp tất cả các dịch vụ chứng khoán, trong đó phát triển mạnh hai thế mạnh cốt lõi là môi giới và ngân hàng đầu tư. Tôi tin rằng, dư địa thị trường còn lớn và MBS có nhiều lợi thế trong việc mở rộng khai thác khách hàng.
Từ năm 2019, bối cảnh cạnh tranh TTCK Việt Nam có nhiều nét mới khi khối công ty chứng khoán nước ngoài tham gia ngày một nhiều và cách thức cạnh tranh cũng khác trước nhiều.
Cạnh tranh của khối CTCK ngoại bằng giảm phí, giảm lãi suất có thể khiến lợi nhuận biên của ngành giảm xuống, nhưng tôi lại tin rằng, việc này sẽ khiến nhà đầu tư được lợi và chọn kênh đầu tư chứng khoán ngày một nhiều hơn.
Hiện nay, TTCK Việt Nam mới có 2,3 triệu tài khoản, trong khi tầng lớp trung lưu và giàu có ở Việt Nam ngày một nhiều lên theo sự phát triển chung của nền kinh tế. Nếu Chính phủ tiếp tục hỗ trợ TTCK bằng các giải pháp thiết thực, cùng với việc nền tảng pháp lý được hoàn thiện theo hướng tốt lên, số nhà đầu tư tham gia TTCK là 5-10 triệu người là hoàn toàn có thể.
Khi đó, bức tranh TTCK Việt Nam sẽ khác, rộng mở và nhiều tiềm năng hơn. Khối các CTCK nội có những lợi thế am hiểu thị trường, am hiểu DN và nhà đầu tư, sẽ có sức bật mạnh hơn khi thị trường bước sang nền tảng mới.
Kiến nghị về thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ thư tín dụng của tổ chức tín dụng Hiệp hội Ngân hàng Viêt Nam vừa có công văn gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vê thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với nghiệp vụ phát hành thư tín dụng (L/C) cua cac tô chưc tin dung (TCTD). Cu thê, Hiêp hôi Ngân hang Viêt Nam kiên nghi Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Thuế hướng...