Úc “quan ngại sâu sắc” về những diễn biến trên Biển Đông
Ngày 14/5, Bộ Ngoại giao Úc đã ra tuyên bố hoan nghênh và chia sẻ sự “quan ngại sâu sắc” của những tuyên bố do ASEAN lần thứ 24 đưa ra về những diễn biến hiện nay trên Biển Đông.
Tàu Trung Quốc sẵn sàng đâm va vào tàu Việt Nam
Trong tuyên bố được đăng tải trên trang web của mình vào ngày 14/5, Bộ Ngoại giao Úc cho biết Úc “hoan nghênh những tuyên bố liên quan đến tình hình trên Biển Đông được đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra từ 10-11/5″.
“Chúng tôi chia sẻ những quan ngại sâu sắc của ASEAN về những diễn biến gần đây đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”.
Úc cho biết mặc dù không đứng về phía bên nào trong các cuộc tranh chấp trên Biển Đông, nhưng Úc “có lợi ích hợp pháp trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật quốc tế, thương mại không bị cản trở và tự do hàng hải”.
Úc cũng kêu gọi các bên kiềm chế, tránh có “những hành động khiêu khích có thể làm leo thang tình hình và có những bước đi làm giảm căng thẳng”.
Video đang HOT
Đặc biệt, Úc kêu gọi các chính phủ liên quan “làm rõ các tuyên bố chủ quyền” và “thực thi quyền trên biển” “theo đúng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển (UNCLOS)”.
Úc cũng khuyến khích Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN sớm đạt được tiến triển trong Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Giàn khoan là một phần của “chuỗi hành động quy mô lớn hơn” của Trung Quốc
Tuyên bố của Úc được đưa ra khi Mỹ ngày 14/5 tiếp tục tái khẳng định hành động đơn phương đưa giàn khoan Hải Dương-981 và đội tàu hộ tống hùng hậu của Trung Quốc vào vùng biển của Việt Nam là “khiêu khích”.
“Chúng tôi xin nhắc lại, đây là hành động đơn phương nằm trong một chuỗi hành động quy mô lớn hơn của Trung Quốc, nhằm tuyên bố chủ quyền với các vùng biển tranh chấp, và theo quan điểm của chúng tôi là gây tổn hại đến hòa bình và ổn định trong khu vực”, bà Psaki, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, nói.
“Chúng tôi cho rằng, bất kỳ thành viên nào của cộng đồng quốc tế cũng có quyền bày tỏ mối quan ngại về vấn đề này, dù chúng tôi không đứng về bên nào”, bà Psaki trả lời khi được hỏi về việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Mỹ có “những hành động và phát ngôn sai trái” về căng thẳng trên biển Đông.
Trong khi đó, tờ Bloomberg ngày 14/5 dẫn lời giáo sư của Học viện Quốc phòng Úc Carl Thayer cho rằng những leo thang mới nhất trên Biển Đông phản ánh “việc sử dụng chưa từng có tiền lệ sức mạnh kinh tế và quân sự nhằm thúc đẩy những kế hoạch chủ quyền” của Trung Quốc.
“Giờ đây Trung Quốc sẽ đơn phương khẳng định đặc quyền đặc lợi của mình”, giáo sư Thayer cho hay và ông nhận định nếu căng thẳng diễn ra liên tục sẽ dẫn đến một “vụ việc lớn hoặc nổ súng bất ngờ”.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Phát hiện tín hiệu của máy bay Malaysia ở ngoài khơi Úc
Hãng thông tấn Bloomberg hôm 15/3 đưa tin, tín hiệu vệ tinh cuối cùng của máy bay bị mất tích suốt một tuần qua của Malaysia đã được phát hiện ở tận ngoài khơi nước Úc, trên Ấn Độ Dương, rất xa các khu vực tìm kiếm hiện nay.
Dẫn một nguồn tin giấu tên thân cận với cuộc điều tra máy bay mất tích, Bloomberg cho hay, đường bay từ Malaysia tới vùng biển ngoài khơi Úc, trên Ấn Độ Dương, dài tới 3.000 dặm (gần 5.000km), đúng bằng đoạn đường dài nhất mà chiếc Boeing Co. 777-200 có thể bay với số nhiên liệu được cung cấp.
Cũng theo nguồn tin này, máy bay MH370 có thể đã bay vượt qua vị trí cuối cùng được biết khoảng 1.600km, ở phía tây Perth, và vị trí đó có thể cũng không phải là vị trí "đáp" của máy bay.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak dự kiến sẽ có cuộc họp báo vào 1h chiều nay tại Kuala Lumpur, cuộc họp báo đầu tiên của ông kể từ khi máy bay MH370 mất tích cùng 239 người trên khoang.
Bloomberg cũng dẫn lời ông Peter Gibson, phát ngôn viên Cơ quan an toàn hàng không dân sự Úc, cho hay ông chưa biết về thông tin mới cho rằng MH370 đã xuất hiện ở gần Perth và Giới chức an toàn hàng hải Úc sẵn sàng tìm kiếm nếu máy bay thực sự ở khu vực.
Bloomberg dẫn lời một quan chức trong chính phủ Mỹ thân cận với cuộc điều tra cho hay, các nhà điều tra cũng phát hiện có ai đó trong buồng lái chiếc Boeing Co. 777-200 đã lập trình cho máy bay bay ra khỏi đường đi đã định tới Bắc Kinh sau khi tắt thiết bị nhận biết máy bay trên radar.
Trong khi đó, Tân Hoa xã dẫn lời một quan chức Malaysia cho biết các nhà điều tra đã kết luận máy bay mất tích đã bị không tặc, nhưng động cơ không tặc chưa được rõ.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Thành phố đi đầu chống biến đổi khí hậu Là một thành phố có tới hơn 800km đường bờ biển, New York nằm trong diện bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu, nhất là hiện tượng nước biển dâng. Thế nên từ lâu New York đã xác định phải hành động chống lại sự nóng lên toàn cầu, và thực tế thành phố được ví như "thủ đô của thế...