Úc: ‘Quái thú ma’ chưa từng biết, to và hung bạo như khủng long bạo chúa
Một quái thú khổng lồ, siêu tốc đã gây kinh hoàng khắp vùng đất nay là nước Úc, trước cả khi khủng long bạo chúa thống trị Bắc Mỹ cổ đại.
Các dấu chân hóa thạch được tìm thấy tại khu vực gọi là Rosewood, thuộc Queensland, Úc, đã tái hiện lại một cuộc rượt đuổi cổ đại mà một trong 2 kẻ đang chạy là một quái thú kỷ Phấn Trắng chưa từng được ghi nhận trong lịch sử cổ sinh vật học.
Cận cảnh “quái thú ma” nước Úc được các nhà khoa học phục dựng lại chỉ từ dấu chân – ảnh: Anthony Romilio
Những hóa thạch này đã được tìm thấy từ 90 năm trước, nhưng phải đến gần đây, với những kỹ thuật đủ hiện đại, người ta mới có thể phục dựng lại chủ nhân của các dấu vết. Đó là một công cuộc khó khăn bởi dấu chân chỉ như một “bóng ma” của con vật, còn thân hình thật sự của chúng thì không được tìm thấy.
Video đang HOT
Công trình đứng đầu bởi tiến sĩ Anthony Romilio và tiến sĩ Steven W. Salisbury từĐại học Queensland. Theo đó, dấu chân của con vật lớn hơn – một khủng long ăn thịt – dài tới 80 cm và đang chạy với tốc độ lên đến 35 km/giờ. Để so sánh, con người chúng ta có thể chạy nước rút với tốc độ trung bình chỉ 24 km/giờ.
Sinh vật lạ lùng đã “sống dậy” từ dấu chân tìm thấy tận 90 năm trước – ảnh: Anthony Romilio
Tốc độ này cho thấy sinh vật là một kẻ săn mồi đáng gờm. Các bước tái hiện khác đã cho thấy đó là một sinh vật có đôi chân sau chắc khỏe, chân trước nhỏ, tức thân mình tương đương với một con khủng long bạo chúa T-rex. Nó có chiều cao khoảng 3 mét, chạy bằng 2 chân.
Đáng chú ý, kết quả kiểm nghiệm cho thấy “quái thú” này đã lên đến 160 triệu tuổi, già hơn hàng chục triệu năm so với con khủng long bạo chúa đầu tiên.
Hóa thạch này được phát hiện bởi những người khai thác than của thế kỷ 20. Hóa thạch dấu chân là rất đặc biệt đối với giới cổ sinh vật học, bởi vẫn đủ để tìm hiểu sơ bộ về vẻ ngoài của con vật, đồng thời còn là dạng hóa thạch duy nhất cho thấy rõ cách con vật di chuyển.
Phát hiện hóa thạch trứng ở Nam Cực là của rắn biển khổng lồ
Gần đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Texas đã xác định hóa thạch trứng được tìm thấy ở Nam Cực là của một loài bò sát khổng lồ từng sống cùng thời với khủng long.
Hóa thạch trứng này được phát hiện đầu tiên bởi các nhà khoa học Chile ở Nam Cực vào năm 2011. Được biết, quả trứng có kích thước 28x18cm này đã làm dấy lên sự tò mò của các chuyên gia. Rất nhiều suy đoán đã được đưa ra và mãi đến năm 2018, giới nghiên cứu mới tuyên bố đó là trứng của những động vật khổng lồ như khủng long.
Thông qua các phân tích hóa học khác nhau, các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas tại thời điểm này đã kết luận rằng hóa thạch này là của một loài rắn biển hoặc thằn lằn đã tuyệt chủng khoảng 66 triệu năm trước.
"Đây là quả trứng hóa thạch đầu tiên được tìm thấy ở châu Nam Cực và là loại trứng vỏ mềm lớn nhất từng được phát hiện", ông Lucas Legendre, chuyên gia ngành cổ sinh vật học của Đại học Texas, tác giả chính của nghiên cứu, nhận định.
các nhà khoa học cho rằng đây là trứng của một loài bò sát khổng lồ.
Vỏ của quả trứng rất mỏng và có độ khoáng hóa kém, kích thước của quả trứng phải là của một con vật ngang với khủng long lớn, nhưng nó hoàn toàn không giống khủng long, nó giống với trứng của thằn lằn và rắn", ông Legendre nói thêm.
Vậy, quả trứng này là của loại động vật nào? Nhóm nghiên cứu cho rằng đây có thể là trứng của loài quái vật biển khổng lồ Mosasaur. Đây là một loài bò sát biển ăn thịt sống trong thời kỳ cuối Kỷ Phấn trắng và là một loài bò sát biển lớn cao tới 15 m.
Được biết, sau khi bất ngờ về hình dáng của nó, họ đặt tên cho hóa thạch là "The Thing" - dựa trên bộ phim khoa học viễn tưởng kinh dị ra rạp năm 1982.
Khám phá bí ẩn của loài linh cẩu thời tiền sử, chúng đã từng sinh sống cả ở Bắc Cực Ngày nay linh cẩu được xem là loài động vật đặc hữu của Châu Phi, nhưng trong quá khứ chúng đã từng phân bố rộng khắp và thậm chí chúng còn sinh sống ở cả Bắc Cực. Linh cẩu là một trong những loài thú ăn thịt mang tính biểu tượng ở Châu Phi ngày nay. Chúng có vẻ ngoài khá xấu xí...