Ức chế vì chị, em chồng suốt ngày vòi vĩnh xin tiền
Mỗi lần đọc tin nhắn chị em nhà chồng gửi lên mà tôi không kìm nén được cơn bực bội. Trên màn hình điện thoại là dòng tin nhắn nhảy nhót như trêu ngươi tôi: “Thím đi mua hộ cháu mấy hộp sữa ngoại nhé! Ở Hà Nội mới có sữa xịn chứ ở đây toàn hàng giả, hàng nhái. Anh chị không yên tâm”…
Yêu anh, quyết định lấy anh, tôi cũng lường trước được những khó khăn, vất vả ngay sau lần đầu tiên về ra mắt mẹ anh. Quê anh ở một huyện miền núi nghèo của tỉnh Nghệ An. Tuy quê nghèo nhưng điều kiện kinh tế gia đình anh cũng thuộc vào diện dư dả so với những người dân quanh vùng. Cũng vì thế, cả 3 anh chị em của anh đều được ăn học tới nơi tới chốn. Chị gái anh giờ đang làm giáo viên một trường THCS ở ngay thị trấn gần nhà còn em gái anh cũng đã đi làm kế toán tại một công ty. Điều kì lạ là, dù có công ăn việc làm đàng hoàng và có thu nhập không đến nỗi nào nhưng chị em anh lại có sở thích “xin xỏ”, “nhờ vả”… Điều đó làm cho tôi cảm thấy cực kì khó chịu.
Nhà tôi chỉ có hai chị em gái, chị gái lấy chồng ngay gần nhà nên sau khi kết hôn, anh ở rể nhà tôi. Cũng vì không phải “gánh” thêm tiền thuê nhà trọ cùng hàng trăm khoản chi lớn nhỏ phát sinh khác mà vợ chồng tôi có đồng ra, đồng vào, có phần “rủng rỉnh” hơn nhiều cặp vợ chồng trẻ khác. Chồng tôi là một người đàn ông rất yêu vợ và có trách nhiệm với gia đình.
Ở nhà vợ, mỗi tháng, anh đều chủ động dành ra một khoản nhất định cho những chi dùng trong cuộc sống để đóng góp tiền chợ búa với bố mẹ tôi. Đồng thời, chúng tôi cũng dành một khoản gửi về quê biếu mẹ anh. Với số tiền hơn 3 triệu đồng hàng tháng, tôi nghĩ với mức chi tiêu ở quê là dư dả cho cuộc sống. Số còn lại, chúng tôi tích cóp để lo cho 2 con nhỏ sau này.
Sẽ không có gì để than phiền nếu chồng tôi không có tính “cả nể” với chị, em gái của mình. Chúng tôi lấy nhau được 1 năm thì em gái anh cũng lên xe hoa về nhà chồng. Ngày cưới em, vợ chồng tôi phải lo từ mâm cỗ, tiền phông bạt bàn ghế đến của hồi môn cho em. Vừa chân ướt chân ráo quay về Thủ đô, em gái anh đã nhắn tin nhõng nhẽo với anh trai: “Em vẫn chưa có xe máy, anh nhanh gửi tiền về để em mua xe đi làm nhé”. Máu nóng của tôi bốc lên tận đỉnh đầu. Tiền cưới xin của em anh, chúng tôi còn phải vay thêm cả của bố mẹ đẻ tôi đã lo cho đủ, vậy mà em anh còn chưa hài lòng. Nó nghĩ anh nó đi nhặt được tiền sao? Nhắn tin lại cho cô em chồng, tôi chỉ nhận được những câu nói hỗn hào, xấc xược: “Chị muốn anh ấy giữ hết tiền cho nhà chị chứ gì? Tôi xin anh tôi chứ không xin chị”… Sau ngày ấy, vợ chồng tôi giận nhau và tôi cũng thầm nhủ sẽ không bao giờ đặt chân về nhà anh nếu em anh không xin lỗi tôi tử tế.
Những lần sau, tôi biết, đều đặn hàng tháng, em anh vẫn luôn kiếm lý do nọ, cái cớ kia để lúc thì gọi điện, khi thì nhắn tin vòi vĩnh anh trai gửi tiền để mua sắm, ăn chơi. Đã vậy, cứ dăm bữa nửa tháng, chị gái anh lại nhờ vả chú thím nào là mua hộp sữa, đồ chơi, quần áo cho cháu vì “đồ ở thành phố tốt hơn, đảm bảo hơn”. Tuyệt nhiên, chưa khi nào chị hỏi được một câu: “Chú thím mua hết bao nhiêu để chị gửi”. Chẳng lẽ, mua cho cháu, tôi lại đòi tiền chị?
Không dám nói gay gắt với chồng nhưng nhiều lần tôi nhỏ to nhắc nhở anh phải có thái độ rõ ràng với chị và em gái. Đành rằng nếu chị và em khó khăn, chúng tôi vui vẻ, sẵn sàng giúp đỡ, đằng này họ đâu đến nỗi úi xùi. Ai cũng ở nhà cao, cửa rộng, công việc đàng hoàng trong khi chồng tôi vẫn còn sống nhờ gia đình nhà vợ, vẫn còn nhờ bố mẹ tôi gánh vác một phần chi phí sinh hoạt. Vợ chồng tôi cũng đâu phải ông to, bà lớn gì để có thể “bao” được cả gia đình nhà anh?
Video đang HOT
Lần nào tôi nói, anh cũng chỉ ậm ừ cho qua chuyện rồi đâu lại vào đấy. Trước đây, mỗi tháng, chúng tôi đều để dành ra một khoản tiết kiệm hàng tháng nhất định nhưng 2 tháng nay, anh nói công ty không có thu nhập tăng thêm nên lương tháng nào hết tháng ấy, không có dư dả được đồng nào. Nhưng tôi biết, mới hôm qua thôi, anh vẫn giấu tôi chuyển khoản cho em gái 5 triệu đồng để nó mua điện thoại mới.
Cách đây mấy ngày, chị dâu anh lại gọi điện nhắc nhở: “Tết năm nay, chú thím phải cho thằng Sóc về quê ăn Tết đấy nhé. Năm nay, họ ăn Tết to lắm nên chú thím nhớ mua đầy đủ bánh kẹo, thực phẩm về quê…”. Chưa dừng lại ở đó, chị lại nhắn tin nhắc mua bao nhiêu phần quà để mẹ đi Tết người này, người khác. Tôi nghe mà hoa mắt, chóng mặt.
Tôi phải làm sao với cái kiểu thích “đóng cửa đi ăn mày” của chị, em nhà chồng? Thu nhập của anh không cố định nên tôi không có cách nào quản lý được nhưng cứ tiếp tục “cung phụng” họ như thế này, tôi thấy mệt mỏi và ức chế lắm!
Theo Emdep
Bí ẩn ô cửa sổ phòng ngủ không bao giờ khép của vợ
Tôi hỏi em: 'Em không sợ có người lạ leo vào đe dọa à?'. Vợ tôi bảo: 'Thằng trộm nào leo vào em cho nó vài cục gạch'.
Lâu nay dù đi xa và 1 tháng chỉ về thăm vợ một vài ngày, nói thật là thằng đàn ông yêu vợ, tôi không mấy an tâm. Mặc dù tôi biết vợ tôi cực kỳ chung thủy, không có chuyện nghĩ tới người đàn ông khác. Nhưng ở đời, ai biết đâu được đấy. Đàn bà có khi sa ngã chỉ vì phút yếu lòng.
Tôi và vợ lấy nhau mới chỉ được 8 tháng nay, cũng là chừng ấy tháng vợ chồng tôi phải sống xa nhau. Tôi làm công trình nên công việc cứ nay đây mai đó. Vợ tôi là kế toán một công ty. Vì vợ chồng không được gần gũi nhau nhiều nên đến giờ chúng tôi vẫn chưa có tin vui.
Tôi cũng một mặt vừa mong vợ có bầu bí cho em đỡ buồn khi một mình ở nhà. Mặt khác, tôi cũng mong chưa có tin vui vì sợ vợ vất vả. Song dù ở xa nhau như thế, vợ tôi chưa một lần kêu than và kêu buồn tủi. Chắc cô ấy muốn tôi yên tâm khi công tác xa nhà.
Cứ mỗi lúc có chồng về nhà, vợ tôi lại vui hẳn lên. Mỗi lúc như vậy, em vẫn thường cố gắng dành rất nhiều thời gian bên chồng. Tôi cũng quấn quýt vợ không rời. Những lúc ấy, ngoài dành thời gian cho nhau, tôi thường đưa cô ấy về ngoại, đi mua sắm hoặc thực hiện chuyến đi chơi trong ngày.
Ảnh minh họa
Nhưng có một điều làm tôi để ý vợ đã từ lâu. Đó là mỗi lần tôi về bất chợt, tôi đều thấy chiếc cửa sổ ở phòng ngủ của vợ chồng tôi không bao giờ khép. Thậm chí vào cả ngày mưa gió, tôi cũng không thấy em đóng. Vì có một lần, tôi về nhà bất chợt đúng hôm trời mưa gió, tôi lấy tay đóng cửa sổ lại vì sợ lạnh và mưa hắt vào phòng. Nhưng em nói cứ mở cửa ra cho thoáng.
Một lần khác, tôi về nhà, dù đã vào buổi đêm nhưng tôi vẫn thấy vợ ngủ mà không đóng cửa sổ. Trong khi cửa sổ nhà tôi chỉ là tấm cửa kính mà không có chấn song.
Tôi hỏi em: 'Sao ngủ mà không đóng cửa sổ vào? Em không sợ có người lạ leo vào đe dọa à?'. Vợ tôi cười lớn bảo: 'Nhà em đây thì em còn sợ gì ai? Thằng trộm nào leo vào em cho nó vài cục gạch luôn'.
Nghĩ là thói quen của vợ nên tôi cũng không suy nghĩ nhiều. Hơn nữa, tôi cũng nghĩ em muốn để cửa sổ mở cho thoáng vì nhà tôi nhà ống nên khá bí bách.
Cho tới một ngày gần đây, khi cơ quan tôi được nghỉ vài ngày, tôi nhanh chóng lên xe phi về với vợ. Vì muốn em bất ngờ nên tôi không báo trước. Lúc tôi về đến nhà thì trời đã sập tối. Về đến sân, tôi thấy xe máy của vợ đã đi làm về và đang để ngoài sân. Nghĩ em ở trong bếp nên tôi vào bếp đầu tiên. Song chẳng thấy bóng dáng vợ tôi ở đó. Phòng khách cũng không có. Biết chắc vợ đang ở trên tầng, tôi nhẹ nhàng bước tới phòng của hai vợ chồng. Thì ra, vợ tôi đang mải miết cho một con mèo hoang ăn bằng một chiếc đĩa bé xíu bằng những lời nói cưng nựng hết sức đáng yêu.
Thấy có tiếng động, chú mèo dừng ăn nhảy vội qua cửa sổ và đi mất dần. Còn vợ tôi vừa bất ngờ vừa mừng vui khi thấy chồng về. Cô ấy cũng tiến tới phía tôi thanh minh rằng đó chính là lý do cô ấy luôn không bao giờ muốn đóng cửa sổ phòng. Bởi vì thi thoảng chú mèo hoang kia sẽ lại đến đây và cô ấy sẽ cho chú mèo ăn.
Ảnh minh họa
Rồi vợ tôi cũng nói rằng, cô ấy thương chú mèo kia vì thấy có bóng dáng của chính bản thân mình. Rồi vợ tôi tiết lộ rằng, bao lâu nay vợ tôi mất bố mất mẹ từ nhỏ.
Người mà cô ấy đang gọi là bố mẹ là vợ chồng người dì nhà cô ấy nuôi cô ấy từ khi đỏ hỏn. Bố mẹ em đã chết trong một tai nạn giao thông khi em vừa mới được 2 tháng tuổi. Và sau biến cố này, em được dì nhận nuôi và làm khai sinh là con của dì luôn.
Bao năm nay, chú dì luôn yêu thương em như con cái trong nhà. Đến nỗi em cứ tưởng em là con đẻ của chú dì nữa. Em cũng chỉ biết được sự thật này sau ngày cưới. Vì chú dì bảo, em đã trưởng thành nên em cũng cần được biết.
Mấy tháng nay, em cũng đã định chia sẻ với tôi bí mật này. Nhưng em nghĩ, điều này cũng không cần thiết. Bởi thế, em quyết im lặng không nói. Do đó, một hôm trời mưa, em thấy chú mèo hoang kia cứ lảng vảng bên cửa sổ em đã chú ý đến nó. Và rồi, nó đột nhiên ngã ngay trước cửa sổ phòng vì đói. Em vội vàng lấy khúc cá và ít cơm cho nó ăn. Nào ngờ từ đó đến nay thi thoảng nó vẫn đáo qua thăm cô chủ tốt bụng.
Có chú mèo hay đến, đó là lý do em thường mở cửa sổ ngóng trông nó. Vì những lúc không có tôi về, chú mèo hoang như người bạn thân thiết bầu bạn với em.
Nghe vợ kể về quá khứ và bí mật về chú mèo hoang cùng chiếc cửa sổ không bao giờ khép khiến tôi trào nước mắt. Thật sự, tôi thương vợ tôi rất nhiều. Nhất định, tôi sẽ tìm mọi cách để chuyển công tác về gần bên vợ...
Theo Tinngan
"Nhẹ thôi em, đừng làm anh đau..." Về tới nhà anh chu môi múa mỏ định ôm hôn chị. Khi chưa kịp làm gì thì chị đã tiến tới "hành hung" anh khiến anh choáng váng. Lúc đó anh chỉ biết thốt lên: "Nhẹ thôi em, đừng làm anh đau". Người ta bảo anh là kẻ sợ vợ vì anh ấy luôn nghe lời vợ răm rắp. Nhưng với anh...