Úc áp đặt trừng phạt với Nga
Ngoại trưởng Úc- Marise Payne ngày 18.3 thông báo nước này áp đặt trừng phạt tài chính và cấm đi lại nhằm đáp trả những hoạt động xâm phạm Ukraine của Nga.
EU, Mỹ, Canada và mới nhất là Úc áp đặt trừng phạt mới đúng dịp kỷ niệm 5 năm Nga sáp nhập Crimea – Ảnh: Reuters
Bà Payne viết trong thông cáo: “Cùng với Mỹ, Anh, Canada và nhiều thành viên Liên minh châu Âu (EU) khác, chúng tôi ủng hộ chủ quyền cũng như toàn vẹn lãnh thổ Ukraine”.
“Hôm nay tôi công bố lệnh trừng phạt tài chính lẫn cấm đi lại nhằm vào 7 cá nhân Nga do họ có vai trò trong hành động ngăn chặn, bắt giữ tàu hải quân Ukraine đang di chuyển qua eo biển Kerch. Úc lo ngại trước vụ việc khiến căng thẳng trên biển Azov leo thang (tháng 11.2018) này”, thông cáo viết.
Video đang HOT
Úc lên án vụ bắt giữ và kêu gọi Nga thả ngay tàu cùng thủy thủ Ukraine, đồng thời cho phép tàu thuyền quốc tế qua eo biển Kerch cũng như biển Azov một cách tự do và không bị cản trở.
Vụ bắt giữ tàu Ukraine trên eo biển Kerch khiến quan hệ Nga – phương Tây thêm căng thẳng - Ảnh: TASS
Quốc gia châu Đại Dương cũng không công nhận bất cứ nỗ lực tìm cách hợp pháp hóa chuyện sáp nhập Crimea hoặc ly khai hai vùng Donetsk với Luhansk khỏi Ukraine, theo Ngoại trưởng Payne.
Vì vậy nước này cũng áp đặt biện pháp trừng phạt tương tự đối với 3 “nhà lãnh đạo” của các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk.
EU, Mỹ, Canada ba ngày trước cũng đồng loạt ban hành trừng phạt mới nhắm đến một số quan chức/doanh nghiệp nhà nước Nga. Các quốc gia này hành động đúng dịp kỷ niệm 5 năm Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Cẩm Bình (theo UNIAN)
Theo Motthegioi.vn
Liên minh châu Âu một lần nữa từ chối công nhận kết quả trưng cầu dân ý ở Crimea
Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành một tuyên bố liên quan đến kỷ niệm 5 năm trưng cầu dân ý ở Crimea, tái khẳng định cam kết của mình đối với chính sách không công nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý và áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt đối với Liên bang Nga.
Một góc bán đảo Crimea. Ảnh: Sputnik
"EU vẫn cam kết thực hiện đầy đủ chính sách không công nhận của mình, bao gồm các biện pháp hạn chế. EU một lần nữa kêu gọi các quốc gia thành viên Liên hợp quốc xem xét áp dụng các biện pháp không công nhận tương tự theo Nghị quyết Đại hội đồng 68/262", - trích tuyên bố của người đứng đầu chính sách ngoại giao châu Âu Federica.
Tuyên bố cũng nói rằng EU coi những sự kiện này là "một thách thức trực tiếp đối với an ninh quốc tế", điều này "dẫn đến sự gia tăng nguy hiểm căng thẳng ở eo biển Kerch và biển Azov".
EU một lần nữa kêu gọi Liên bang Nga trả lại tự do một cách "vô điều kiện và không trì hoãn thêm" cho các thủy thủ Ukraine bị giam giữ, cũng như "đảm bảo việc đi lại tự do và không bị cản trở của tất cả các tàu qua Eo biển Kerch đến Biển Azov".
Úc từ chối cho tỷ phú Trung Quốc nhập quốc tịch Truyền thông Úc ngày 6.2 đưa tin giới chức nước này vừa bác đơn xin trở thành công dân, đồng thời hủy bỏ cả quyền thường trú dài hạn của tỷ phú Hoàng Hướng Mặc. Doanh nhân Hoàng Hướng Mặc - Ảnh: The Australian Đơn xin bị bác dựa trên cơ sở xem xét đến nhân cách tỷ phú Hoàng, cùng lo ngại...