UBND xã Cần Kiệm cưỡng chế đất trái pháp luật
Chưa hết oan ức vì quyết định thu hồi Giấy chứng nhận QSDĐ của UBND huyện Thạch Thất, gia đình ông Kiều Quang Đoàn lại thêm phần bức xúc vì UBND xã Cần Kiệm cưỡng chế đất ngày 20/6/2013 khi chưa có quyết định của cơ quan chức năng.
ẢNH MINH HỌA
Nhận được đơn khiếu nại của ông Kiều Quang Đoàn, ngày 4/7/2013, báo Dân trí có bài viết “ Mất đất oan ức vì quyết định khuất tất của UBND huyện Thạch Thất“. Bài báo được đông đảo bạn đọc quan tâm, nhiều điều khuất tất được vạch trần nhưng điều kỳ lạ cho đến nay, UBND huyện Thạch Thất và UBND xã Cần Kiệm vẫn “bặt vô âm tín” chưa có bất kỳ thông báo gì tới gia đình ông Đoàn.
Nhận được quyết định thu hồi đất, ông Kiều Quang Đoàn đã gửi đơn đến UBND huyện đề nghị xem xét lại vụ việc theo Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai sửa đổi bổ sung năm 2003, cùng các Nghị định và Thông tư của nhà nước. Tuy nhiên, UBND huyện Thạch Thất vẫn “bỏ ngoài tai”.
Trong khi đó, hồ sơ thửa đất mà ông Đoàn đang sử dùng đều thể hiện rõ ông Đoàn là chủ sở hữu hợp pháp. Năm 1991, ông Kiều Văn Can (bố ông Kiều Quang Đoàn) và hơn 30 hộ gia đình khác tại thôn Yên Lạc, xã Cần Kiệm được chính quyền địa phương bán cho mỗi hộ gia đình 1 suất đất giãn dân làm đất ở.
Theo văn bản gia đình cung cấp, hộ gia đình ông Kiều Quang Đoàn được giao thửa đất số 32B tờ bản đồ số 04. Phía Đông giáp đường liên xóm; phía Tây giáp đất ông Xuyền; phía Nam giáp đất ông Tám; phía Bắc giáp đất canh tác của Hợp tác xã.
Ngày 28/7/2008, thửa đất nhà ông Kiều Quang Đoàn được ông Trần Đức Nguyên – Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất ký cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Từ khi được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ đến năm 2010, gia đình ông Đoàn vẫn sử dụng ổn định, tuân thủ đầy đủ quy định về thuế của nhà nước.
Vụ việc này bắt đầu phát sinh khi gia đình liền kề là ông Xuyền mượn lối đi nhà ông Đoàn để di chuyển vật liệu xây dựng nhà, nhưng sau khi hoàn thành ông Xuyền đã không trả lại mà tự ý xẻ rãnh, bó cổng trên phần đất đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho gia đình ông Kiều Quang Đoàn. Vì vậy. gia đình ông Đoàn đến UBND xã Cần Kiệm trình báo.
Kỳ lạ, trong cuộc vận động gia đình ông Kiều Quang Đoàn tự giải tỏa, ông Kiều Văn Lượng – Chủ tịch UBND xã Cần Kiệm lại phải “nhờ” và “xin” gia đình ông Đoàn thực hiện.
Nỗi bức xúc của gia đình lên tới đỉnh điểm, khi UBND xã Cần Kiệm đã huy động hơn 100 cán bộ dân phòng và các lực lượng tham gia cưỡng chế đất của gia đình ông Kiều Quang Đoàn khi chưa có quyết định của cơ quan chức năng. Lực lượng cưỡng chế phá hàng rào, cùng các loại hoa màu trên mảnh đất nhà ông Đoàn đã, đang khai thác sử dụng ổn định hơn 20 năm nay.
Video đang HOT
Khi UBND xã Cần Kiệm cưỡng chế, gia đình ông Đoàn yêu cầu được xem quyết định cưỡng chế đất của cơ quan chức năng, nhưng UBND xã không đưa ra được bất kỳ quyết định nào.
Trước những hành động thiếu căn cứ pháp lý, thiếu trách nhiệm, xâm phạm quyền và lợi ích công dân của UBND xã Cần Kiệm, ông Đoàn tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến Dân trí. Tại đây, đã có lần ông Đoàn chia sẻ về vụ việc của gia đình trong nước mắt.
Ông Đoàn chia sẻ: “Gia đình tôi rất bức xúc bởi vì bao nhiêu mồ hôi công sức dồn tiền dồn của vào mua được mảnh đất để xây dựng nhà ở, đến bây giờ chính quyền lại dùng quyền lực hủy Giấy chứng nhận QSDĐ để thu hồi phần đất của gia đình”.
Vụ việc trên đã kéo dài gần 3 năm từ cuối năm 2010 đến nay, đã khiến cả gia đình ông Đoàn phải rơi vào cảnh lo lắng, bất an trước nỗi lo mất trắng miếng đất của gia đình.
Trước sự việc trên, Báo Dân trí đề nghị UBND TP. Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất khẩn trương vào cuộc làm sáng tỏ vụ việc trên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình ông Kiều Quang Đoàn; đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm các cán bộ xã Cần Kiệm mắc sai phạm dẫn đến vụ cưỡng chế trái pháp luật trên.
Theo Dantri
Trải lòng của nữ sinh miền núi lạc mẹ trước kỳ thi ĐH
Bị mắng xối xả vì "tội" đi lạc khiến hàng chục con người lao tâm khổ tứ đi tìm, Đỗ Thị Kim Ngân chỉ cúi gằm mặt không nói gì. Về nhà trọ, cô bé mới tâm sự với mẹ lí do em vội vã bắt taxi về Thái Nguyên.
Sự việc hai mẹ con cô Phan Thị Mừng, Đỗ Thị Kim Ngân lạc nhau khi lên Hà Nội dự thi đại học được rất nhiều người quan tâm, giúp đỡ. Chỉ trong vòng chưa đầy một ngày, hai mẹ con đã tìm thấy nhau dù không có số điện thoại liên lạc.
Hạnh phúc vì tìm thấy con nhưng cô Mừng và những người có liên quan, giúp đỡ quá trình tìm kiếm em Ngân đều trách cô bé sao dám "làm liều" như vậy. Trước sự khiển trách của mọi người, Ngân giữ im lặng, cúi gằm mặt lầm lì. Về tới nhà trọ, cô bé mới kể lại cho mẹ nghe tâm sự của mình.
Hai mẹ con cả đời chưa "xuống núi"
Lại nói hoàn cảnh của mẹ con cô Phan Thị Mừng, trú tại xóm Hang Leo, xã Yên Lạc, huyện Phú Lương, Thái Nguyên. Gia đình cô Mừng hiện đang sống tại một trong những xã nghèo nhất, xa xôi nhất của huyện Phú Lương.
Các phương tiện truyền tin tại đây kém phổ biến tới mức người dân sống quanh năm không mấy khi dùng tới điện thoại. Cơ quan công an tại Hà Nội cũng rất khó khăn để bắt liên lạc được với địa phương kiểm tra tình hình sau khi nhận được tin báo em Ngân lên xe về Thái Nguyên.
Ngay cả chiếc điện thoại bị mất của mẹ con em Ngân cũng chỉ mới được mua trước khi xuống Hà Nội đi thi, do đó, không ai trong hai người nhớ số liên lạc của bố ở nhà.
Giờ này, điện thoại không còn, hai mẹ con cô Mừng chép lại số của chú Đỗ Văn Hiền - bố Ngân vào giấy, định bụng sẽ mượn hoặc thuê máy gọi về báo tình hình.
Nhà cô Mừng có 5 người. Chồng cô đi làm thuê cho một xưởng cơ khí ở Hà Nội. Con gái lớn đã đi lấy chồng. Con trai thứ cũng đi làm thuê cho xưởng cơ khí tại Bắc Kạn. Ở nhà chỉ còn lại cô Mừng và con gái út là em Ngân. Ngày ngày hai mẹ con vừa chăm bẵm cho vườn chè gia đình, vừa đốc thúc việc học của Ngân.
"Ở trường cô giáo nó khen nó học giỏi văn nên tôi cũng thấy mừng, cố gắng lo cho con gái có tương lai sáng sủa hơn", cô Mừng giãi bày
Vào mùa ôn thi, một mình cô Mừng lo việc làm nông, dành thời gian cho em Ngân tập trung ôn luyện. Trước ngày thi, cô gọi chồng từ Hà Nội về trông nhà, lo việc đồng áng, để cô đưa em Ngân đi thi.
"Đàn ông đưa con gái đi bất tiện. Cô đi cùng nó còn ở chung được, rồi giặt giũ cho nó cái quần cái áo", người mẹ miền núi chia sẻ.
Đưa Ngân đi thi đại học là lần đầu tiên hai mẹ con cô Mừng đi xa, xuống Hà Nội. Không gian chật chội, đường xá đông đúc của Thủ đô khiến hai mẹ con choáng ngợp.
Tưởng mẹ bị bắt cóc
Em Đỗ Thị Kim Ngân im lặng ngồi cạnh mẹ hồi lâu. Đến khi các bạn TNV, người giúp đỡ hai mẹ con ra về, em mới trải lòng với mẹ.
"Tối hôm qua, mấy bác đi cùng mẹ đều về đây cả mà không thấy mẹ đâu. Con đi tìm ở quán ăn như hướng họ chỉ nhưng không thấy mẹ. Con chạy ra trường thi tìm cũng không thấy đâu. Con lại quay về phòng trọ, bác chủ nhà và mọi người cứ bảo con yên tâm mẹ sẽ về nhưng con không tin. Con sợ người xấu bắt cóc mẹ hoặc mẹ bị làm sao rồi".
Nghĩ vậy nên Ngân vội vã gói ghém hành lý. Ngay trong buổi tối hôm đó định về quê gọi bố lên Hà Nội tìm mẹ (vì không biết số điện thoại bố nên phải về tận nơi). Nhưng Ngân bị bác chủ nhà trọ và những người thuê trọ cản lại. Cô bé còn cãi lại mọi người, nhất quyết đòi đi tìm mẹ.
"Mẹ đâu có biết đường, mẹ chỉ nhớ con thi ĐH KHXH&NV, mẹ đi bộ loanh quanh, vừa đi vừa hỏi người dân họ chỉ ra trường", cô Mừng phân trần.
Hai mẹ con cô Mừng ở quê ra, cũng xem ti vi rồi nghe người ta chuyện trò nhiều việc bán người sang Trung Quốc, rồi các tệ nạn xã hội ở thành phố lớn nên không dám tin ai. Vừa bước chân tới Hà Nội đã bị mất điện thoại nên càng lo lắng không yên.
"Mới tới cổng trường thi đã được bác chủ nhà trọ chào mời, đón về đây ở nên em không tin tưởng lắm. Mọi người lại còn cản em đi tìm mẹ. Có phải bỏ thi để tìm mẹ, em cũng đi tìm", em Ngân xúc động nói.
Tối ngày 6/7, Ngân cũng nghe lời mọi người khuyên, ra đồn công an trình báo tìm người thân. Nhưng tới sáng sớm ngày 7/7, vẫn không thấy mẹ về, Ngân quyết gạt mọi sự ngăn cản để về quê gọi bố lên Hà Nội tìm mẹ.
Xác định trong túi chỉ có mấy chục nghìn đồng trả tiền xe ôm, Ngân vẫn liều ra bến xe. Mặc dù cô bé trong bụng rất run, chưa biết làm thế nào.
Tới bến xe Mỹ Đình cô bé biết rằng phải bắt 3 chuyến xe khách mới về tới nhà, mất thời gian chờ đợi dai dẳng và nếu không có tiền cũng không ai cho đi. Đúng lúc Ngân đang nghĩ cách thì có một chiếc taxi chào mời, cô bé liều mình leo lên xe.
"Phải tìm mẹ thật nhanh, con chỉ nghĩ vậy thôi", Ngân thú thật. Vậy là cô bé không xu dính túi dám leo lên taxi đi từ Hà Nội về Thái Nguyên. Mọi diễn biến tiếp theo của sự việc như Dân trí đã cập nhật.
"Đến lúc này con mới tin bác chủ nhà trọ là người tốt. Qua đây em xin cảm ơn mọi người đã giúp đỡ mẹ con em và bác chủ nhà trọ đã cho mẹ con cháu ở miễn phí", Ngân bày tỏ.
Theo Dantri
Bị cưỡng chế sai luật, 2 hộ dân được bồi thường gần 1,4 tỉ đồng Ngày 28.6, ông Huỳnh Hữu Đức (51 tuổi) và ông Lâm Ương (55 tuổi, cùng ngụ P.8, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng), cho biết vừa được bồi thường tổng số tiền gần 1,4 tỉ đồng do bị cưỡng chế sai luật cách đây gần 20 năm. Trong đó, ông Đức được bồi thường trên 770 triệu đồng; ông Ương được bồi thường trên...