UBND TP Hà Nội bị chủ đầu tư dự án cống hóa mương Nghĩa Đô kiện ra tòa
Tối 12-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo UBND quận Cầu Giấy cho biết do không đồng ý với quyết định thu hồi đất tại dự án cống mương Nghĩa Đô, chủ đầu tư đã khởi kiện UBND TP Hà Nội ra Tòa án nhân dân TP Hà Nội.
Một cơ sở kinh doanh trên dự án cống hóa mương Nghĩa Đô – Ảnh: QUANG THẾ
“UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND quận Cầu Giấy làm việc với chủ đầu tư. Tuy nhiên chủ đầu tư vẫn tiếp tục kiến nghị và đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân TP Hà Nội, tòa án đã thụ lý”, vị này cho biết thêm.
Theo tìm hiểu, năm 2007 Công ty cổ phần Đầu tư xây lắp thương mại dịch vụ được UBND TP Hà Nội quyết định cho thuê 14.140m2 đất tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy để thực hiện dự án cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô kết hợp bãi đỗ xe và công trình phụ trợ.
Trong đó 2 lô đất được quy hoạch là vườn hoa, cây xanh nhưng không được chủ đầu tư sử dụng đúng mục đích mà làm sân bê tông, cho thuê sử dụng kinh doanh.
Video đang HOT
Đầu tháng 8-2017, UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo khắc phục các sai phạm trong quá trình tại dự án trên, yêu cầu chủ đầu tư phải sử dụng đúng mục đích. Ngày 30-8-2018, UBND TP Hà Nội đã có quyết định 4545 về việc thu hồi đối với tổng lô đất nói trên.
Lý do Hà Nội đưa ra là do không phù hợp với điều 97 Luật đất đai 2003. UBND TP Hà Nội giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Xây dựng, UBND quận Cầu Giấy lập phương án dự kiến bồi thường cho chủ đầu tư với số tiền khoảng 63 tỉ đồng.
Trước đó, như đã đưa tin, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã có 3 lần chỉ đạo về việc vi phạm trong lấy mặt bằng, sử dụng sai mục đích tại hai dự án cống hóa mương thoát nước Phan Kế Bính (Q.Ba Đình) và Nghĩa Đô (Q.Cầu Giấy).
Được biết mương thoát nước là đất xây dựng công trình công cộng thuộc trường hợp Nhà nước giao để quản lý, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
'Không để ai trục lợi chính sách từ sân bay Long Thành'
Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ làm sân bay Long Thành, không để ai trục lợi chính sách.
Chiều 15/7, làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sân bay Long Thành, ông Vũ Hồng Thanh đánh giá cao những cố gắng mà tỉnh đã làm trong thời gian qua.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, để xây dựng sân bay Long Thành, nhà nước phải thu hồi hơn 5.000 ha đất của 18 tổ chức và gần 5.300 hộ gia đình (khoảng 16.000 nhân khẩu) với tổng chi phí dự án khoảng 23.000 tỷ đồng.
Trong giai đoạn một giải phóng 1.800 ha, Đồng Nai đã thu hồi 1.180 ha của Tổng Công ty cao su Đồng Nai. Trong khoảng 630 ha của 1.000 hộ dân, tỉnh đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho gần 270 hộ (90 ha) với số tiền hơn 430 tỷ đồng. Các hộ khác, tỉnh đang thực hiện áp giá, lập phương án bồi thường, dự kiến cuối tháng 9 hoàn thành đền bù, hỗ trợ. Trong quý 4 có thể bàn giao tất cả mặt bằng giai đoạn một (hơn 1.800 ha) cho chủ đầu tư.
Về Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn, sau hơn 2 tháng khởi công đã hoàn thành 50% khối lượng công việc. Các nhà thầu đang huy động máy móc, nhân lực làm việc 3 ca trên công trường, phấn đấu tháng 10 bàn giao đất cho người dân xây dựng nhà ở.
Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn đang được gấp rút hoàn thành. Ảnh: Phước Tuấn.
Trả lời đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội về việc giải ngân chậm, ông Cao Tiến Dũng (Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai) cho biết, dù Nghị quyết Quốc hội cho làm dự án nhưng đến tháng 11/2018 tỉnh mới được giao thực hiện 5 dự án thành phần gồm: giải phóng mặt bằng, làm các thủ tục cho hai khu tái định cư, đào tạo nghề...
Trong đó, có hồ sơ làm theo Luật Xây dựng, có hồ sơ làm theo Luật Đất đai nên tỉnh phải tính toán đền bù, làm hạ tầng để "ráp" lại đồng bộ nhằm kịp thời gian đã ấn định. Riêng việc làm thủ tục hồ sơ bồi thường, hợp đồng đã mất hết một năm rưỡi.
"Đến năm 2020 mới đền bù, làm tái định cư. Khi có khối lượng thật thì mới giải ngân được 10% số tiền trung ương rót xuống. Nếu nói Đồng Nai ôm tiền không giải ngân thì oan cho tỉnh", ông Dũng nêu quan điểm.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, giải phóng mặt bằng là khâu "xương xẩu" nhất nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. UBND tỉnh Đồng Nai là chủ đầu tư nên trách nhiệm càng cao, công việc ngổn ngang không hề đơn giản. Tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ hơn nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng, không để ai trục lợi chính sách.
Ngoài ra, ông Thanh yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai cần giải quyết kịp thời các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Lãnh đạo tỉnh phải nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân vùng dự án, chỗ ở tái định cư phải tốt. Bộ Giao thông Vận tải đẩy nhanh công tác chuẩn bị, để khi Đồng Nai bàn giao mặt bằng thì khởi công xây sân bay, tránh để trống đất.
Dự án sân bay quốc tế Long Thành được xây theo tiêu chuẩn cảng hàng không đạt cấp 4F, có công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm sau khi hoàn tất ba giai đoạn vào năm 2050. Tổng mức đầu tư 336.630 tỷ đồng (tương đương 16 tỷ USD).
Tháng 11/2019, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn một. Tuy nhiên vốn là của nhà đầu tư, Chính phủ không bảo lãnh. Tổng mức đầu tư dự kiến giai đoạn một gần 111.690 tỷ đồng (khoảng 4,77 tỷ USD).
Định giá đất sát giá thị trường: Để ngân sách không thiệt? Theo chuyên gia, sự tôn trọng phải thể hiện bằng sự can thiệp phù hợp, đúng mức giới hạn của yếu tố quyền lực... Diễn đàn khoa học Khuyến nghị một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Đất đai 2013 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức ngày 8/7 nhận được...