UBND TP Đà Nẵng sắp có Chủ tịch mới
Tại phiên họp bất thường sáng 26/1 sắp tới, HĐND TP sẽ bầu người giữ chức danh Chủ tịch UBND TP sau khi ông Văn Hữu Chiến nghỉ hưu từ ngày 1/1/2015. Dự kiến là ông Huỳnh Đức Thơ.
Chiều 22/1, ông Huỳnh Nghĩa, Phó chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng cho hay, Thương trưc HĐND TP vừa có thông bao triệu tập ky hop thư 12 (bât thương) cua HĐND TP khoa VIII, nhiêm ky 2011- 2016, vào sáng 26/1 nhăm quyêt đinh công tac nhân sư theo thâm quyên.
Ông Huỳnh Đức Thơ (phải) nhận hoa chúc mừng của ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, khi được bầu làm Phó chủ tịch UBND TP hồi tháng 4/2014.
Ông Huỳnh Nghĩa cho hay, tại kỳ họp bất thường sắp tới, các đại biểu HĐND TP Đà Nẵng sẽ tiến hành bầu người giữ chức danh Chủ tịch UBND thay thế ông Văn Hữu Chiến đã nghỉ hưu từ ngày 1/1/2015; đồng thời bầu bổ sung một ủy viên UBND TP.
Được biết, sau khi ông Văn Hữu Chiến nghỉ hưu theo chế độ, theo quy trình, Ban chấp hành Đảng bộ TP đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm và giới thiệu ông Huỳnh Đức Thơ (hiện là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP) làm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.
Video đang HOT
Ngay sau đó, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã gửi văn bản báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm để xin ý kiến Ban Bí thư. Đến nay Ban Bí thư đã chính thức có văn bản chấp thuận theo giới thiệu của Ban chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng. Đây là cơ sở để HĐND TP tiến hành kỳ họp bất thường sắp tới, bầu người giữ chức danh Chủ tịch UBND TP.
Ngoài ông Huỳnh Đức Thơ được dự kiến bầu làm Chủ tịch UBND TP, trong phiên họp bất thường sáng 26/1 tới, HĐND TP cũng sẽ bầu bổ sung một Ủy viên UBND TP. Dự kiến đó là Đại tá Trương Chí Lăng, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự TP.
Theo ông Huỳnh Nghĩa, trong gần 1 tháng qua, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Võ Duy Khương trực tiếp điều hành giải quyết công việc của UBND TP do khuyết chức danh Chủ tịch. Tuy nhiên hoạt động của UBND TP Đà Nẵng không vì thế mà bị ảnh hưởng.
Ông Huỳnh Đức Thơ sinh ngày 10/4/1962, trình độ chính trị cao cấp, thạc sĩ chuyên ngành khoa Quan hệ công chúng, cử nhân chuyên ngành Kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, được bầu làm Phó chủ tịch UBND TP tại kỳ họp thứ 9 (bất thường) HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII, nhiệm kỳ 2011 – 2016, tổ chức ngày 14/4/2014 (thay ông Nguyễn Xuân Anh được bầu làm Phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng). Trước đó, ông Huỳnh Đức Thơ là Giám đốc Sở KH-ĐT Đà Nẵng.
Theo_Zing News
Hà Nội: Xây dựng đề án miễn thu phí đến đền chùa lễ
- Trước thực trạng, nhiều đền, chùa, di tích lịch sử thu phí cả của người đi lễ, Ban Văn hóa xã hội, Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội vừa kiến nghị UBND TP cần xây dựng đề án miễn thu phí cho người dân đi lễ vào các ngày rằm, ngày mồng 1 hàng tháng...
Theo thống kê, trên địa bàn thành phố hiện có 10 di tích lịch sử - văn hóa đang thu phí tham quan, gồm: Đền Ngọc Sơn, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Khu di tích Cổ Loa, Đền Quán Thánh, Nhà tù Hỏa Lò, Chùa Hương, Làng cổ Đường Lâm, Chùa Thầy, chùa Tây Phương, Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long.
Mới đây, để đánh giá công tác thu phí này, Ban Văn hóa xã hội, Hội đồng Nhân dân TP (HĐND TP) Hà Nội vừa có đợt khảo sát tình hình thu, quản lý và sử dụng phí tham quan tại các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn và đã nêu ra một số bất cập cần sửa đổi.
Theo đánh giá của Ban Văn hóa xã hội - HĐND TP, các đơn vị được giao thu phí tham quan đã thực hiện nghiêm túc nghị quyết của HĐND TP, mức thu phí được thực hiện đúng quy định. Nguồn kinh phí tham quan được sử dụng để tu bổ, phục hồi di tích và chi cho công tác quản lý, nhờ đó các di tích có thu phí được bảo vệ tốt hơn, cảnh quan môi trường sạch sẽ, an ninh trật tự đảm bảo, lễ nghi trong di tích được bảo tồn.
Người dân đi lễ chùa. Ảnh: Internet.
Tuy nhiên, qua công tác thu phí còn nảy sinh nhiều bất cập, trong đó theo quy định của UBND TP thì thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên địa bàn Thành phố Hà Nội là khách tham quan nhưng các đơn vị thu phí tại di tích đã thu phí tất cả các đối tượng bao gồm cả người đi lễ.
Đáng chú ý, tại các quần thể di tích lớn tại Làng cổ Đường Lâm, người dân đi lễ Chùa Mía hoặc khách vào làng ngoài mục đích tham quan đã bị ảnh hưởng, phiền hà bởi việc thu phí.
"Thực trạng này đã phần nào hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt hàng ngày của người dân. Bên cạnh đó, việc thu phí đối với trẻ dưới 15 tuổi rất khó thực hiện vì phải xuất trình giấy tờ chứng minh độ tuổi...", Ban Văn hóa xã hội nhận định.
Trước những bất cập này, Ban Văn hóa xã hội - HĐND TP Hà Nội cho biết, đã đề xuất, kiến nghị UBND TP cần xây dựng Đề án trình HĐND TP điều chỉnh quy định về phí tham quan các di tích có cơ sở tôn giáo tín ngưỡng, trong đó nghiên cứu bổ sung quy định miễn thu phí cho người dân đi lễ vào các ngày rằm, ngày mồng 1 hàng tháng, ngày tết nguyên đán và các ngày lễ hội khác để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Đồng thời, thay quy định miễn phí cho trẻ em dưới 15 tuổi bằng chiều cao của trẻ.
Vạn Xuân
Theo_VnMedia
Hà Nội có thêm hai nữ Phó Bí thư Thành ủy Ngày 15/1, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 19 đã bầu bổ sung bà Ngô Thị Thanh Hằng và bà Nguyễn Thị Bích Ngọc làm Phó Bí thư Thành ủy khóa XV. Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 19 đã diễn ra trong ngày 15/1 với nội dung quan...