UBND tỉnh trì hoãn thực hiện chỉ đạo của Chính phủ
Trước những cách hành xử trái luật của UBND tỉnh Phú Yên đối với nhà đầu tư Hiệp Hòa Phát, Chính phủ tiếp tục có văn bản chỉ đạo tỉnh Phú Yên phải giải quyết dứt điểm khiếu nại của doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ đạo này đã bị tỉnh Phú Yên phớt lờ.
Buổi trao đổi giữa UBND tỉnh Phú Yên với Hội Luật gia VN hồi tháng 8.2013 về khiếu nại của Công ty Hiệp Hòa Phát – Ảnh: Đức Huy
Trái luật
Như Thanh Niên đã thông tin, từ ngày 26.11.2010, Ban Quản lý (BQL) Khu kinh tế Phú Yên đã cấp giấy chứng nhận đầu tư (CNĐT) cho Công ty CP Hiệp Hòa Phát (HHP) đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Hòa Tâm, quy mô gồm 3 khu chức năng chính là KCN Lọc hóa dầu, KCN đa ngành và khu cảng Bãi Gốc. Sau đó, HHP đã tích cực triển khai dự án theo đúng quy định, đã ký quỹ thực hiện dự án 10 tỉ đồng; tiến hành lựa chọn công ty tư vấn quốc tế để nghiên cứu và lập quy hoạch tỷ lệ 1/2.000; khảo sát địa hình, địa chất và thủy hải văn… Báo cáo quy hoạch KCN Hòa Tâm và cảng Bãi Gốc đã trình duyệt và đã được UBND tỉnh đồng ý thông qua về mặt nguyên tắc, sau đó chủ đầu tư đã hoàn tất và trình nộp theo đúng các quy định.
Tuy nhiên, trong thời gian HHP triển khai lập dự án, lãnh đạo tỉnh Phú Yên lại đàm phán riêng với Công ty TNHH dầu khí Vũng Rô (VRP) để chuyển dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô từ vị trí khác đến KCN Hòa Tâm. Trong đó VRP cam kết sẽ chuyển số tiền 5 triệu USD cho tỉnh ngay sau khi tỉnh đồng ý thỏa thuận di dời địa điểm này. Nếu VRP không triển khai thực hiện dự án Nhà máy lọc dầu Vũng Rô thì số tiền này được sung vào ngân sách. Để thực hiện được cam kết riêng này, UBND tỉnh Phú Yên đã đơn phương giảm diện tích KCN Hòa Tâm, bỏ toàn bộ khu cảng Bãi Gốc (diện tích tương ứng với phần cấp điều chỉnh cho dự án lọc dầu Vũng Rô).
Video đang HOT
HHP đã rất bức xúc khiếu nại. Các bộ liên quan sau khi xem xét vụ việc đã có quan điểm rất rõ ràng.
Bộ Kế hoạch – Đầu tư (KH-ĐT) mới đây đã có văn bản khẳng định: “Việc BQL Khu kinh tế Phú Yên tiến hành điều chỉnh giấy CNĐT theo yêu cầu của UBND tỉnh khi chưa có sự đồng thuận của chủ đầu tư KCN Hòa Tâm là chưa phù hợp với pháp luật đầu tư. Luật Đầu tư cũng như các văn bản hướng dẫn không quy định trường hợp cơ quan cấp giấy CNĐT được quyền tự động điều chỉnh giấy CNĐT mà chỉ quy định những trường hợp chấm dứt hoạt động đầu tư hoặc thu hồi giấy CNĐT do không thực hiện hoặc chậm tiến độ 12 tháng so với tiến độ ghi tại giấy CNĐT”. Bộ Tư pháp cũng nhận định: “Việc UBND tỉnh Phú Yên lấy lý do Công ty HHP chậm tiến độ thực hiện dự án 1 năm để đưa ra chủ trương điều chỉnh một phần diện tích đất thuộc địa điểm thực hiện dự án KCN Hòa Tâm là chưa thật phù hợp với quy định của luật Đầu tư. Pháp luật hiện hành không quy định về việc cơ quan cấp giấy CNĐT đơn phương quyết định điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư đã cấp. Do đó, UBND tỉnh Phú Yên cần giải trình rõ hơn về vấn đề này”.
Phớt lờ chỉ đạo
Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo UBND tỉnh Phú Yên tổ chức họp với các bộ ngành và các bên liên quan để giải quyết vụ việc, nhưng lãnh đạo tỉnh luôn tìm cách trì hoãn, không thực hiện đúng theo chỉ đạo. Sau khi Hội Luật gia VN nghiên cứu vụ việc, có báo cáo với Chính phủ về vấn đề này, tháng 10.2013, Bộ KH-ĐT một lần nữa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Phú Yên “rà soát lại quá trình điều chỉnh giấy CNĐT cho KCN Hòa Tâm, bảo đảm sự phù hợp với pháp luật đầu tư. Trường hợp chưa đúng, cần có biện pháp thương lượng, hòa giải và bồi thường những chi phí hợp pháp cho Công ty HHP như đã cam kết, tránh trường hợp khiếu nại kéo dài dẫn đến ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện Nhà máy lọc dầu Vũng Rô cũng như môi trường đầu tư chung”.
Cùng thời điểm trên, Bộ Tư pháp cũng có văn bản báo cáo Thủ tướng, cho rằng việc UBND tỉnh Phú Yên điều chỉnh một phần diện tích đất thuộc địa điểm thực hiện dự án KCN Hòa Tâm đã ghi trong giấy CNĐT cấp cho Công ty HHP sau đó giao cho nhà đầu tư khác có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà đầu tư trước đó và dẫn tới khiếu kiện. Do đó, UBND tỉnh Phú Yên cần trao đổi, làm rõ với nhà đầu tư để tránh trường hợp phát sinh khiếu kiện. Ngoài ra, Hội Luật gia VN sau khi nghiên cứu hồ sơ và làm việc trực tiếp với UBND tỉnh Phú Yên cũng đã có văn bản kiến nghị Chính phủ chủ trì giải quyết dứt điểm vụ việc này theo đúng quy định của pháp luật.
Trước những kiến nghị trên, ngày 1.11.2013, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, yêu cầu UBND tỉnh Phú Yên giải quyết dứt điểm phản ảnh, kiến nghị của Công ty HHP theo quy định của luật Đầu tư, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xử lý trong tháng 11.2013. Tuy nhiên, đã hơn 3 tháng trôi qua, đến nay UBND tỉnh Phú Yên vẫn chưa thực hiện chỉ đạo này.
Theo TNO
Kiểm tra vụ "gạo tết chưa đến tay người nghèo"
Thủ tướng yêu cầu tỉnh Phú Yên kiểm tra thông tin báo chí nêu tại tỉnh Phú Yên còn 444 tấn gạo hỗ trợ dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt năm 2014 chưa đến được tay hộ nghèo đói.
Báo chí phản ánh tại Phú Yên vẫn còn 444 tấn gạo tết chưa đến được tay người nghèo (Ảnh minh họa: Người đưa tin)
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc báo chí nêu gạo hỗ trợ không đến tay hộ nghèo đói ở tỉnh Phú Yên.
Cụ thể, ngày 7/2/2014, một số báo phản ánh thông tin tại tỉnh Phú Yên, vẫn còn 444 tấn gạo trong tổng số 676 tấn gạo do Chính phủ hỗ trợ dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt năm 2014 chưa đến được tay hộ nghèo đói.
Báo chí hôm 7/2 dẫn lời ông Nguyễn Văn Lãng - Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Phú Yên giải thích lý do "giữ" phần lớn số gạo cứu đói mà không cấp phát kịp thời cho hộ nghèo vui xuân đón tết. Ông nói "tỉnh phải lo cho dân khi đói giáp hạt!".
Ngành đã yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát, lập danh sách từng hộ nghèo đói để cấp phát số gạo còn lại nói trên cho dân vào cuối tháng 2/2014...
Báo chí cũng phản ánh, tỉnh Phú Yên không phải gánh chịu thiệt hại nặng trong đợt lũ lụt năm 2013. Thế nhưng, Phú Yên vẫn xin Chính phủ cấp hỗ trợ 676 tấn gạo cứu đói.
Ông Trần Thanh Bình - Trưởng phòng Bảo trợ xã hội Sở LĐTBXH tỉnh Phú Yên - phân bua trên một tờ báo, tăng trưởng là đánh giá chung, còn cụ thể ở một số địa phương người dân gặp nhiều khó khăn như hộ nghèo, hộ bị lũ lụt gây thiệt hại, bị mất mùa do hạn hán... nên vẫn cần được cứu đói. Trong đó, các vùng dân tộc thiểu số xin hỗ trợ nhiều nhất.
Trước thông tin trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Phú Yên khẩn trương kiểm tra, làm rõ vấn đề báo nêu trên, nếu đúng cần xử lý hành vi sai phạm theo quy định. Đồng thời thực hiện việc cấp phát gạo cứu đói theo đúng quyết định của Thủ tướng Chính phủ; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/2/2014.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trong tháng 2/2014, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình quản lý, cấp phát gạo cứu đói tại các địa phương.
Theo Khampha
Giá sữa lại tăng Bất chấp quy định về quản lý giá sữa của Bộ Tài chính, từ cuối năm 2013 đến đầu năm 2014 giá sữa bột dành cho trẻ em vẫn tiếp tục tăng và dự báo sắp tới nhiều sản phẩm sữa sẽ còn tăng giá nữa. Giá sữa sẽ tiếp tục tăng vì biến động nguyên liệu nhập khẩu - Ảnh: D.Đ.M Lại...