UBND thành phố Hà Nội sẽ trình Chính phủ về Dự án đường Vành đai 4 trước ngày 25/12
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 341/TB-VPCP ngày 20/12/2021 kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp xem xét việc thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội.
Đường Vanh đai 3. Ảnh minh họa: Trung Nguyên/Báo Tin tức
Thông báo nêu rõ, Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội (Dự án) đã có trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021. Việc triển khai Dự án nhằm mục tiêu cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, phấn đấu đến năm 2030 cả nước có khoảng 5.000 km đường cao tốc.
Để bảo đảm tiến độ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án vào kỳ họp tháng 5/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu UBND thành phố Hà Nội tiếp thu các ý kiến, làm việc với các địa phương có liên quan để điều chỉnh phạm vi, quy mô đầu tư các dự án thành phần; trong đó tỉ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP không quá 50% tổng mức đầu tư theo đúng quy định. Các địa phương cần có nghị quyết của HĐND hoặc văn bản của thường trực HĐND về việc chấp thuận triển khai Dự án (trường hợp thường trực HĐND có văn bản, trước khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi phải có nghị quyết của HĐND).
Trước ngày 25/12/2021, UBND thành phố Hà Nội có Tờ trình Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổ chức thẩm định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thành các thủ tục thẩm định sau khi có Tờ trình của UBND thành phố Hà Nội, bảo đảm tiến độ trình Bộ Chính trị, Quốc hội; trong đó có ý kiến đề xuất cơ quan trình Bộ Chính trị, cơ quan trình Quốc hội.
Video đang HOT
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội có chiều dài 111,2 km. Điểm đầu nằm trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), điểm cuối nằm trên đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).
Dự án qua địa phận 3 tỉnh, thành phố, cụ thể: đi qua 7 quận, huyện của Hà Nội là Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông; đi qua 4 huyện của Hưng Yên: Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm; qua địa phận tỉnh Bắc Ninh (huyện Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình và thành phố Bắc Ninh).
Hơn 5.800 tỷ đồng xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị
Quy mô dự án Cảng hàng không Quảng Trị theo quy hoạch cấp sân bay 4C và sân bay quân sự cấp II. Công suất theo quy hoạch là một triệu hành khách/năm và 3.100 tấn hàng hóa/năm.
Ngày 20/12, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định 2148 về chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không (CHK) Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị theo phương thức đối tác công tư (PPP).
CHK Quảng Trị được xây dựng tại các xã Gio Quang, xã Gio Hải và xã Gio Mai, huyện Gio Linh với mục tiêu đáp ứng nhu cầu vận tải đường hàng không ngày càng tăng cao, góp phần thúc đẩy phát triển chính trị, kinh tế, xã hội.
Ngoài ra, CHK Quảng Trị còn để đảm bảo tính cơ động cao trong việc phòng thủ, cũng như trong công tác cứu hộ, cứu nạn; đảm bảo quốc phòng - an ninh của khu vực Trung bộ nói chung và của tỉnh Quảng Trị nói riêng; phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển giao thông vận tải.
Việc xây dựng cảng hàng không sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương (Ảnh: Tiến Tuấn).
Quy mô dự án theo quy hoạch cấp sân bay 4C (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp II. Công suất theo quy hoạch là 1 triệu hành khách/năm và 3.100 tấn hàng hóa/năm. Loại tàu bay khai thác code C hoặc tương đương. CHK có 5 vị trí đỗ tàu bay code C (có khả năng đỗ tàu bay code E).
Quy mô đầu tư CHK Quảng Trị được chia làm hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn một là xây dựng các công trình cơ bản của CHK Quảng Trị đạt tiêu chuẩn CHK cấp 4C và sân bay quân sự cấp II theo quy hoạch và đạt công suất theo dự báo khai thác của CHK đạt khoảng 2,2 triệu hành khách/năm vào năm 2046 và khoảng 5.600 tấn hàng hóa vào năm 2042.
Giai đoạn hai là đầu tư hạ tầng khu phục vụ mặt đất tại cảng hàng không năm 2029; mở rộng nhà ga hành khách năm 2047 đảm bảo khai thác đến 5 triệu hành khách; mở rộng nhà ga hàng hóa đợt 1 năm 2043 với công suất khai thác khoảng 13.700 tấn/năm, đợt 2 năm 2059 với công suất khai thác khoảng 25.500 tấn/năm. Đồng thời, xây dựng các văn phòng cơ quan nhà nước và các công trình dịch vụ hàng không và phi hàng không phù hợp với quy hoạch.
Tổng mức đầu tư dự kiến cho cả hai giai đoạn là 5.822,9 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn một là 2.913,6 tỷ đồng, bao gồm vốn do nhà đầu tư huy động là 2.680,5 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu là 380 tỷ đồng, vốn vay tín dụng là 2.300,5 tỷ đồng) và vốn ngân sách trung ương hỗ trợ để thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư là 233,103 tỷ đồng.
Giai đoạn hai có tổng mức đầu tư là 2.909,3 tỷ đồng. Trong đó, vốn nhà đầu tư là 2.829,6 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu là 1.080,1 tỷ đồng, vốn vay tín dụng là 1.749,5 tỷ đồng) và vốn ngân sách nhà nước là 79,7 tỷ đồng.
Dự kiến thời gian thực hiện dự án là 50 năm. Thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn là 47 năm 4 tháng.
Nóng: Bão RAI vào biển Đông thành bão số 9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo khẩn Chiều nay (17/12), bão RAI đã đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong năm 2021. Trước diễn biến phức tạp của bão, chiều nay, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã họp trực tuyến kết nối với 28 tỉnh, thành phố để bàn phương án ứng phó. Bão RAI đã vào biển Đông, thành bão số 9 Theo Trung...