Uber Việt Nam quảng cáo “Sài Gòn thất thủ”: Xử lý nghiêm
Sau khi Thanh tra Sở VHTT Hà Nội, TP.HCM có kết quả nếu Cty Uber VN vi phạm Luật quảng cáo thì sẽ xử lý nghiêm.
Vi phạm về thuần phong mỹ tục
Ngày 3/10, Cục Văn hóa cơ sở của Bộ VHTT-DL vừa phát công văn đề nghị thanh tra của 2 Sở Văn hóa- thể thao Hà Nội và TP.HCM kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo của Công ty Uber Việt Nam.
Trước thông tin trên, ngày 5/10, trao đổi với Đất Việt, bà Vũ Phạm Thanh Hương – Trưởng phòng quảng cáo, Cục văn hóa cơ sở VN cho biết: “Trong những ngày qua, chúng tôi theo dõi quảng cáo của Công ty Uber Việt Nam trên facebook và một số trang mạng, họ dùng cụm từ “Sài Gòn thất thủ nhưng Uber không thất thủ”, rồi đưa vào phục vụ khách hàng, trong khoảng thời gian Sài Gòn bị mưa ngập đường phố.
Chúng tôi thấy, thứ nhất, nội dung đưa thông tin dịch vụ đến khách hàng nhằm mục đích quảng cáo, nhưng nội dung quảng cáo lại dùng những từ ngữ không chính xác.
Ví dụ có thể đưa giá cả, chất lượng dịch vụ không sao, mà dùng cụm từ “Sài Gòn thất thủ nhưng Uber không thất thủ”, nó không phản ánh đúng bản chất dịch vụ.
Uber quảng cáo với cụm từ “Sài Gòn thất thủ nhưng Uber không thất thủ”
Video đang HOT
Thứ hai, cụm từ “Sài Gòn thất thủ” là cách gọi của báo chí phương Tây gắn với sự kiện lịch sử ngày 30/4/1975, khi chính quyền Việt Nam cộng hòa sụp đổ. Còn thời điểm hiện nay, TP.HCM là trung tâm kinh tế của Việt Nam, đang phát triển vững mạnh, đã đạt những thành tựu kinh tế nhất định.
Do vậy, việc sử dụng cụm từ này để quảng cáo cho dịch vụ của Uber khiến người tiếp nhận liên tưởng đến chiến tranh và gắn với sự suy thoái, sụp đổ của chính quyền trước đây là “không phù hợp” với thuần phong mỹ tục, vì phải đưa từ ngữ trong sáng, mang tính chất xây dựng cũng như phản ánh đúng bản chất hiện tượng xảy ra.
Cho nên, sau khi cân nhắc, Cục văn hóa cơ sở thấy việc dùng từ ngữ không phù hợp thuần phong mỹ tục VN nên các Sở phải kiểm tra, tôi biết các website mà Uber dùng để quảng cáo cũng chưa được cấp phép, nên cần ý kiến của Bộ TT-TT về việc cấp phép website”.
Tuy nhiên, theo bà Hương, mới phát hiện thấy ở Hà Nội, TPHCM có website hoạt động của Uber kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý.
Thanh tra Sở sẽ xử lý trực tiếp
Ở góc độ khác, bà Hương cho rằng, ban đầu Cục văn hóa cơ sở sẽ chỉ làm về quảng cáo, nếu nội dung họ đưa ra không dính đến thông tin cho khách hàng về giá dịch vụ, các tiện ích thì Cục không có quyền can thiệp.
Nhưng ở đây cụm từ đó gắn với dịch vụ, các thông tin, mời chào khách hàng, mà quảng cáo không chấp nhận nội dung thiếu yếu tố văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục VN.
“Giai đoạn hiện nay là giai đoạn đang có quá nhiều sự thay đổi mà chúng ta lại sử dụng cụm từ để chỉ sự thất thế của một chính quyền rồi áp dụng vào đây thì không thể chấp nhận.
Chúng tôi còn chưa vào khung vi phạm quốc gia mới chỉ là thiếu văn hóa. Chắc chắn sẽ phải xử lý, tránh các DN khác lợi dụng.
Thanh tra Sở Hà Nội, TPHCM nếu phát hiện có hiện tượng đó, thì sẽ xử lý luôn, áp dụng khung hình phạt của Nghị định 158 – Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, để xử lý hành vi đó.
Chúng tôi đã phân cấp cho thanh tra các Sở, được quyền xử lý các hành vi đó. Sau đó, rồi có báo cáo cụ thể về Bộ”, bà Hương nói rõ.
Trong khi đó, chia sẻ với Đất Việt, ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở Văn hóa thể thao Hà Nội cho biết: “Chúng tôi chưa nhận được công văn chỉ đạo của Cục Văn hóaCcơ sở, thế nhưng do thấy có phản ánh trên địa bàn có hiện tượng này, nên Sở đã cử thanh tra đi rà soát lại.
Hiện nay, các đoàn thanh tra chưa có báo cáo cụ thể về sự việc, nên tôi cũng chưa nắm được thông tin, nên không biết trên địa bàn Hà Nội có hay không”.
Theo Đất Việt
Tìm phương án mới chống ngập nước hầm sông Sài Gòn
Trong cuộc họp về ngập nước hầm sông Sài Gòn, đơn vị thiết kế hầm cho rằng cơn mưa chiều 26-9 có lượng mưa lớn và thời gian kéo dài kỷ lục so với thiết kế của đường hầm.
Sau mỗi trận mưa lớn, đường Nguyễn Hữu Cảnh lại ngập nặng, gây khó khăn cho người dân vào đường hầm sông Sài Gòn - Ảnh: LÊ PHAN
Lãnh đạo trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn cho biết đơn vị đã thống nhất với Ban quản lý đầu tư công trình giao thông đô thị TP.HCM (chủ đầu tư dự án) giao Công ty tư vấn thiết kế OC (Nhật Bản, đơn vị thiết kế hầm sông Sài Gòn) nghiên cứu phương án chống ngập nước cho đường hầm này.
Trước đó trong cơn mưa lớn chiều 26-9, đường hầm xảy ra ngập nước khoảng 10 cm.
Chủ đầu tư dự kiến giữa tháng 10-2016 sẽ có báo cáo gửi UBND TP về phương án mới để giải quyết căn cơ ngập nước trong trường hợp có cơn mưa bằng hoặc lớn hơn cơn mưa kỷ lục trên.
Trước đó Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn cho biết trong ngày 26-9, trong đường hầm bị ngập nước 10 cm, đơn vị đã tạm thời đóng cửa không cho xe máy chạy từ Q.1 sang Q.2 nhằm đảm bảo an toàn giao thông.
Cũng cơn mưa cùng ngày trên, hầm Tân Tạo (Q.Bình Tân) băng ngang quốc lộ 1 cũng bị ngập 30 cm. Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 cũng đóng cửa hầm và nhờ lực lượng phòng cháy chữa cháy đưa 3 máy bơm để bơm nước trong hầm này.
Theo Tuổi Trẻ
3 anh em sửa xe bị ngập miễn phí tại Sài Gòn Ba chàng trai sau khi tan ca làm đã xách đồ nghề sửa xe chạy tới điểm ngập trên đường Phan Huy Ích (quận Tân Bình) để thay bugi, sửa xe miễn phí cho người dân bị ngập nước. Chiều 3/10, sau cơn mưa lớn tuyến đường Phan Huy Ích nối giữa quận Tân Bình và quận Gò Vấp chìm sâu trong nước....