Uber thua trong cuộc chiến pháp lý tại Anh
Theo phán quyết của Tòa án Tối cao Anh, một nhóm lái xe của hãng xe công nghệ Uber được hưởng các quyền của người lao động, chứ không phải là cộng tác viên theo hợp đồng.
Biểu tượng Uber tại trụ sở ở San Francisco, California, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Các lái xe của Uber hiện được coi là lao động tự do, tức là theo luật họ chỉ được bảo vệ ở mức tối thiểu. Trong nhiều năm qua, công ty có trụ sở tại Thung lũng Silicon đã tìm cách duy trì quy chế này qua các tiến trình pháp lý.
Ngày 19/2, Thẩm phán George Leggatt nêu rõ Tòa án Tối cao Anh bác bỏ kháng cáo của Uber, đồng thời nhấn mạnh phán quyết nhằm bảo vệ “những cá nhân dễ bị tổn thương có ít hoặc không có tiếng nói về lương và các điều kiện làm việc của họ”. Theo đó, tòa đã giữ nguyên phán quyết mà các tòa án cấp dưới lần lượt đưa ra vào các năm 2016, 2017 và 2018. Phán quyết này ủng hộ nhóm 20 lái xe Uber khẳng định họ được hưởng quyền lợi của nhân viên như nghỉ có hưởng lương, được nghỉ giải lao….
Trong phản ứng của mình, đại diện Uber khẳng định: “Chúng tôi tôn trọng phán quyết của tòa vốn tập trung vào một số ít lái xe từng sử dụng ứng dụng Uber vào năm 2016. Chúng tôi cam kết nỗ lực hơn nữa và sẽ tham khảo ý kiến các lái xe đang hoạt động tại Anh để hiểu được những mong muốn thay đổi của họ”.
Uber lưu ý phán quyết của tòa không áp dụng đối với toàn bộ 60.000 lái xe tại Anh, trong đó có 45.000 người tại London. Với số nhân lực này, London trở thành một trong những thị trường quan trọng nhất của Uber trên phạm vi toàn cầu.
Trong nền kinh tế gig (nền kinh tế của những công việc tạm thời, ngắn hạn), các lao động có xu hướng làm việc ngắn hạn cho nhiều công ty cùng lúc mà không có hợp đồng chính thức hoặc không đảm bảo giờ giấc. Các nghiệp đoàn chỉ trích nền kinh tế này mang tính bóc lột, trong khi các doanh nghiệp nói rằng nhiều lao động trong nền kinh tế này có thời gian linh hoạt. Phán quyết trên có thể ảnh hưởng đến nhiều nền tảng trực tuyến khác đang tham gia nền kinh tế gig tại Anh.
Người già gốc Á ở Mỹ liên tiếp bị tấn công
Nhiều vụ hành hung người già gốc Á, gồm ít nhất 3 vụ ở Bay Area, California, gây lo ngại về tình trạng phân biệt chủng tộc do Covid-19.
Video đang HOT
Tại cuộc họp báo ở khu Chinatown, thành phố Oakland hôm 8/2, công tố viên hạt Alameda Nancy O'Malley tuyên bố thành lập một đơn vị phản ứng đặc biệt nhằm vào tội phạm chống người gốc Á, đặc biệt là người cao tuổi.
"Sự gia tăng nhanh chóng các hành vi phạm tội nhằm vào những thành viên của cộng đồng gốc Á, nhất là người Mỹ gốc Hoa, sống và làm việc ở hạt Alameda, là không thể tha thứ", bà nói.
Đơn vị mới được thành lập sau hai vụ tấn công gần giống nhau ở phía bắc California tuần trước cùng một loạt vụ ở khu phố người Hoa tại Oakland.Tại San Francisco, Vicha Ratanapakdee, một cụ ông 84 tuổi người Thái Lan, đã thiệt mạng sau khi bị tấn công bất ngờ lúc đi bộ thể dục buổi sáng ngày 28/1. Một thanh niên 19 tuổi đã bị bắt với cáo buộc giết người và ngược đãi người già.
Ở phố người Hoa của Oakland gần đó, cảnh sát cho hay một kẻ lạ mặt cũng xô ngã và làm bị thương một cụ ông 91 tuổi, một người đàn ông 60 tuổi và một phụ nữ 55 tuổi vào trưa 31/1.
"Không riêng khu Chinatown hay cộng đồng gốc Á, chúng tôi nhận thấy tình trạng tội phạm gia tăng khắp thành phố và cả nước, nhưng hành vi phạm tội chống người gốc Á gia tăng đặc biệt trong vài tuần qua", bà O'Malley nói.
Một người đàn ông 28 tuổi đã bị truy tố 3 trọng tội trong các vụ tấn công trên. Kẻ này đã bị đưa vào trại tâm thần ngày 1/2 vì một vụ hành hung khác.
Các sự việc trên dường như không liên quan trực tiếp với nhau và không có bằng chứng gì về động cơ của các hung thủ. Tuy nhiên, chúng làm gia tăng lo ngại vốn đã tồn tại bấy lâu về làn sóng bài châu Á kể từ khi Covid-19 khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc.
"Thật đau lòng và không may, đây là một xu hướng mà chúng ta đã chứng kiến trong năm qua liên quan đến bạo lực chống người châu Á và phần lớn nó xuất phát từ những luận điệu mà chúng ta đã thấy liên quan đến Covid-19", John C. Yang, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của tổ chức quyền dân sự Người Mỹ gốc Á Advance Justice, nói.
Làn sóng bài Á phần nào xuất phát từ cựu tổng thống Donald Trump, người nhiều lần gọi nCoV là "virus Trung Quốc", bất chấp Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt tên cho dịch bệnh này là Covid-19.
Thực tế, một lượng lớn người Mỹ gốc Á cho biết họ đã hứng chịu tình trạng phân biệt chủng tộc và bài xích liên quan đến đại dịch. Hiện chưa có dữ liệu thống nhất về tội phạm chống người châu Á liên quan đến Covid-19. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Pew từ tháng 6 năm ngoái cho thấy 1/3 người Mỹ gốc Á bị chế giễu hoặc đùa cợt mang tính phân biệt chủng tộc kể từ khi đại dịch bắt đầu, trong khi 26% nói rằng họ sợ ai đó có thể tấn công mình.
Các vụ tấn công nhằm vào những người Mỹ gốc Á lớn tuổi ở Bay Area, California, đã làm nổi lên những vấn đề âm ỉ từ lâu.
Một video đang được chia sẻ rộng rãi từ nhà hoạt động gốc Việt Amanda Nguyễn nhấn mạnh nhiều sự việc mà cô cho là sự phân biệt chủng tộc với người gốc Á. Cuối tuần qua, các diễn viên Daniel Wu và Daniel Dae Kim đã cùng nhau treo thưởng 25.000 USD cho ai cung cấp thông tin dẫn tới bắt giữ nghi phạm trong các vụ tấn công ở Oakland.
Wu, người lớn lên tại Bay Area, tuyên bố anh đưa ra giải thưởng này nhằm thu hút sự quan tâm của cả nước đến tình cảnh của người Mỹ gốc Á.
"Chúng tôi đang bị nhắm đến như những mục tiêu dễ dàng", anh nói. "Nhưng ở quy mô lớn hơn, những lời lẽ phân biệt chủng tộc từ đại dịch đã nhằm vào chúng tôi như là 'lý do gây ra Covid-19', và vì vậy người châu Á trên toàn thế giới đã trở thành mục tiêu của những lời gièm pha chủng tộc, bị tấn công, bị phỉ báng".
Diễn viên Daniel Wu trong cuộc họp báo ở khu Chinatown của Oakland hôm 8/2. Ảnh: KGO .
Công tố viên O'Malley thừa nhận giọng điệu bài Á gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
"Những việc như gọi đây là virus Trung Quốc làm gia tăng thù hận, căm ghét, đôi khi chỉ là lời nói nhưng nhiều lần là hành vi tấn công hoặc các loại tội phạm", bà nói.
Des To, chủ hàng bánh Alice Street Bakery ở khu Chinatown tại Oakland, cho hay những vụ tấn công gần đây ở khu cô sống cũng có thể liên quan đến Tết Nguyên đán.
"Họ biết sắp đến Tết và mọi người sẽ ra ngoài mua sắm, mang theo nhiều tiền mặt, vì thế tôi tin hàng năm thường sẽ có nhiều vụ cướp vào dịp này", cô nói. "Nhưng năm nay thực sự tình hình tồi tệ hơn".
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã chọn một cách tiếp cận khác biệt với người tiền nhiệm để giải quyết vấn đề này. Trong tuần đầu tiên làm việc, ông đã ký một biên bản ghi nhớ hành pháp thừa nhận rằng "những lời lẽ quá khích và bài ngoại khiến những cá nhân, gia đình, cộng đồng và doanh nghiệp người Mỹ gốc Á và quốc đảo Thái Bình Dương (AAPI) ) gặp rủi ro".
Bản ghi nhớ chỉ đạo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh xem xét ban hành hướng dẫn Covid-19 để nâng cao khả năng tiếp cận ngôn ngữ và sự nhạy cảm đối với cộng đồng AAPI.
Phóng viên Weijia Jiang của CBS News đã hỏi thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 8/2 rằng liệu chính quyền Biden có thực hiện các bước tiếp theo để giải quyết vấn đề này không và liệu Tổng thống đã xem video các vụ tấn công nhắm vào người già gốc Á hay chưa.
"Tôi không biết ông ấy đã xem các video chưa, nhưng ông ấy lo ngại về sự phân biệt đối xử, các hành động chống lại cộng đồng người Mỹ gốc Á, đó là lý do ông ấy ký sắc lệnh hành pháp và thẳng thắn nói rõ rằng các cuộc tấn công dưới bất kỳ hình thức nào đều không thể chấp nhận được và chúng ta cần hợp tác để giải quyết chúng", bà nói. "Nhưng rõ ràng ông ấy đã đưa ra sắc lệnh trên rất sớm vì cảm thấy việc đưa ra một chỉ thị là rất quan trọng".
Biểu tình phản đối Twitter khóa tài khoản Trump Nhóm biểu tình kêu gọi tụ tập trước trụ sở Twitter tại San Francisco để phản đối việc khóa tài khoản Trump, nhưng chỉ có vài người tham gia. Diễn đàn cực hữu TheDonald.win cuối tuần trước đăng lời kêu gọi các nhà hoạt động ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump tập hợp để biểu tình ngoài trụ sở Twitter, nơi đang...